Header Ads

  • Breaking News

    Phương Thơ - Lại nói về câu chuyện điện năng ở VN

    VN đang thiếu điện và còn thiếu trầm trọng, nhưng khốn nỗi quốc gia này đang rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn về đầu tư xây cất điện năng. Nghĩa có chuyện bi kịch là ở VN bây giờ làm điện năng lượng mặt trời cũng bị người dân phản đối, làm nhiệt điện còn bị phản đối dữ dội hơn, rồi làm điện hạt nhân cũng bị phản đối không kém các các phản đối các loại điện kia, và cuối cùng làm thủy điện còn gây phẫn nộ mạnh nhất trong dân chúng là thủy điện nó thường gây tai họa lớn nhất về sinh mạng, tài sản cho con người vì bão lụt, đập thủy điện bị vỡ,….

    Điện tăng giá 7,5%, EVN nói chưa tính đủ

    Tôi thì mỉa mai hay nói VN là quốc gia thất bại được che dấu bởi sùng bái bóng đá, và sự sùng bái cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 mà nó đang diễn ra hàng ngày rất tai họa. Chuyện bi hài nữa là VN đã và đang còn thiếu điện mà còn thiếu cả chuyên gia đào tạo về điện (kỹ sư địa chất, kỹ sư điện, kết cấu, cơ học,...), nhưng thừa thãi kỹ năng làm điện tử, điện thoại, tin học phần mềm, 4.0 và nhất là thừa thãi quá nhiều những kẻ giáo điều về cái gọi là khoa học "nghiên cứu Chủ nghĩa Marx-Lenin". Thậm chí ông Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho rằng "Soi sáng Cách mạng 4.0 bằng tư tưởng của Karl Heinrich Marx (Các Mác). Đó là tai họa cho đất nước, khi mà cái cần cho VN đang rất thiếu làm khoa học về điện năng.

    Đối với trong phân tích ngành điện của các tập đoàn điện lực lớn nhất thế giới và tất cả các tập đoàn điện lực các nước thì hãy nhớ rằng lĩnh vực điện năng là sống còn đối với một quốc gia, và là thước đó giá trị giàu nghèo. Và cũng hãy nhớ rằng vì điện năng nó liên quan đến an ninh sống còn của quốc gia thì hầu hết các nước thì lĩnh vực điện đều do nhà nước sở hữu cổ phần đóng vai trò chính, gọi là công ty quốc doanh, ví dụ ngay cả tập đoàn điện lực Hàn Quốc là Korea Electric Power Corporation, nó niêm yết chứng khoán chủ lực trên sàn NYSE, và KRX thì chính phủ Hàn Quốc đại diện cho các tổ chức quốc doanh nắm giữ cổ phần chiếm ít nhất trên 51%. Nghĩa là nó thông qua tài trợ của ngân hàng quốc doanh nhà nước là Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (Korea Development Bank của chính phủ Hàn Quốc quản lý ), rồi Chính phủ trung ương Hàn Quốc, các quỹ hưu trí Hàn Quốc nắm giữ cổ phần,….các cổ phần còn lại do các quỹ đầu tư, các ngân hàng quốc tế nước ngoài ắm giữ,….đó là một ví dụ về ngành điện năng,….

    Quay trở lại hồ sơ điện năng thì thước đó các hộ gia đình tiêu dùng điện năng là nếu các hộ gia đình nào hay bình quân trên đầu người của quốc gia nào dùng nhiều điện năng nhất nó thường cho thấy quốc gia đó đang có nhiều người giàu nhất, có thu nhập cao hơn các nước có mức bình quân đầu người tiêu dùng điện năng ít (ta loại bỏ cách dùng điện năng lạc hậu ngốn nhiều điện). Ta nhắc lại là nếu so sánh một hộ gia đình hay một doanh nghiệp ở các nước công nghiệp tiên tiến như ở Mỹ, Nhật, Âu châu họ dùng máy móc thiết bị công nghiệp hay đèn thắp sáng tiên tiến tiết kiệm năng lượng mà nếu họ tiêu dùng điện năng cao hơn bình quân cùng so sánh với nước VN, TQ cùng lĩnh vực tiêu thụ điện năng (tính luôn cho các nước này dùng thiết bị tiêu thụ điện kém cỏi ngốn điện nhiều) thì nếu ta thấy mức tiêu dùng điện ở Mỹ, Nhật, Âu châu đang nhiều hơn các nước TQ, VN về so sánh đó thì ta đi đến kết luận là vế các nước Mỹ, Âu châu, Nhật họ đang giàu hơn, và đang sản xuất nhiều hơn cùng lĩnh vực, cũng như chi tiêu nhiều hơn (tất nhiên ta không so sánh hết cả cái đất nước TQ to lớn ngốn điện nhiều, vì so sánh đó là khập khiễng),…

    Hãy nói về điện lực VN, đó là VN là quốc gia bị phản đối thủy điện, nhiệt điện nhiều nhất hiện nay, vì nó đang gây ra tai họa cho quốc gia này thì tôi mỉa mai là cái dân VN cái gì cũng phản đối thì lấy đâu ra điện để thắp sáng, sản xuất, không đầu tư thêm điện thì lấy đâu ra điện tăng theo dân số,…chẳng lẽ phản đối dùng điện ủng hộ dùng đèn dầu, đèn cầy, nến à,….

    Thực tế người dân VN phản đối là đúng chứ không có sai, mà cái sai của VN về đầu tư điện là liên quan đến quá nhiều công nghệ thiết bị của TQ, kể cả công nghệ điện của thủy điên có thời Liên Xô,….đó là tai họa cho VN. Vì hãy nhớ rằng VN phát triển ồ ạt nhiệt điện quy hoạch bừa bãi trong những năm qua như thể quốc gia này vô chính phủ không ai kiểm soát, đó là tai họa và còn hậu họa. Vì người ta chỉ đi chăm lo cái chuyện chống tham nhũng, đốt củi, rồi làm mấy cái thứ linh tinh là họ không lo chuyện dám sát đầu tư kinh tế thực tế đang diễn ra để ngăn chặn nó.

    Thực tế hãy nhớ rằng, nếu VN biết quy hoạch chăm lo đầu tư cho chiến lược phát triển nhà máy điện thủy điện của họ trong những thập kỷ Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng cầm quyền ở VN thì bây giờ VN không đến nỗi tệ để thiếu điện. Cái chuyện tập đoàn điện lực EVN đầu tư dàn trải phá hoại kinh tế mà người ta còn cổ súy khuyến khích thì ta không nói nó nữa mà ta hãy nói về điện là thủy điện.

    Đó là VN là quốc gia có nhiều biển, sông ngòi, ao hồ trên diện tích và dân số, nghĩa là làm thủy điện biết quy hoạch như xây cất Nhà máy thủy điện Sơn La mấy thập kỷ trước,….vì thủy điện là rất rẻ về chi phí đầu tư và rất có lợi mà nhiều người hay đổ lỗi cho nó kém cỏi là sai lầm. Thủy điện nếu biết đầu tưu và điều tiết nó thì nó còn hữu ích có thể kiểm soát lũ lụt, cung cấp nước tưới và sản xuất thủy điện,….

    Vì hãy nhớ rằng trên thế giới hầu hết các nước tiên tiến vẫn ưa chuộng đầu tư vào thủy điện làm điện, vì nó khá sạch và tiết kiệm. Và cũng nhớ rằng tất cả các nhà máy phát điện có công suất to lớn nhất thế giới nó đến từ nhà máy thủy điện mà ra. Và trên thế giới nếu tính 5 cái nhà máy phát điện lớn nhất thế giới thì nó đều liên quan đến nhà máy thủy điện. Đó là dẫn đầu xếp hạng 1 là Đập Tam Hiệp (bên Tàu), số 2 là Đập Itaipu (Brazil), số 3 là Đập Xiluodu (TQ), số 4 là Đập Guri (Venezuela trên sông Caroni), số 5 là Đập Tucuruí (Brazil). Hạng 6 thì chỉ thuộc về nhà máy phát điện nguyên tử Kashiwazaki-Kariwa của Nhật thôi.

    Nghĩa là tầm quan trọng của thủy điện trong sản xuất điện năng rất lớn và đừng nghĩ là chỉ có nước lạc hậu mới hay dùng thủy điện là xây các đập nước, đó là sai làm nghiêm trọng, vì ngay cả nước Mỹ cũng có những đập nước thủy điện lâu đời và rất hữu ích. Mỹ có cái đập nước thủy điện Grand Coulee Dam (trên sông Columbia ở bangWashington); Bath County Pumped Storage Station (Virginia); Chief Joseph Dam (trên sông Columbia); Nhà máy điện Robert Moses Niagara (Lewiston, New York); Đập John Day (sông Columbia); Đập Hoover (sông Colorado),…nghĩa là Mỹ có cả trăm cái đập nước mà trong số đó có những đập nước có công suất phát điện lớn hơn cả nhà máy phát điện nguyên tử,….

    Nói về Thủy điện có lẽ có hai quốc gia dẫn đầu khai thác loại điện năng này, đó là Brazil và TQ, vì Brazil nổi tiếng có nhiều sông ngòi nên họ tận dụng tối đa về điện năng rẻ này. TQ cũng thế. Tuy nhiên ở VN họ hay tư duy là hễ nghe tới thủy điện thì họ nghĩ rằng chỉ có công nghệ TQ và người TQ mới là kinh nghiệm nhất mà VN học tập của họ thì lầm lẫn tai hại là các đập thủy điện của TQ nó không do TQ làm chủ công nghệ hay làm chủ thiết kế thi công xây lấy mà nó do các nước ngoài làm như Canada, Mỹ, Pháp, UK,....vì TQ xây dựng rất kém cũng như về máy móc cơ khí cũng rất kém kể cả nhiệt điện là TQ họ nhập thiết bị máy móc tiên tiến ở nước ngoài như các động cơ tuabin chứ những thứ cũ kỹ của TQ làm thì TQ bán hay đầu tư sang VN,….

    Đa số các nhà máy phát điện lớn nhất thế giới và lớn nhất quốc gia nó đều do nhà máy thủy điện dẫn đầu tạo ra công suất lớn nhất. Ví dụ ngay cả nước Nga cũng có nhà máy thủy điện Aushiger nó mới là nhà máy phát điện lớn nhất của Nga và của Liên Xô,…Nga dư dầu khí, khí đốt, than đá, nhưng nước Nga cũng dùng thủy điện rất lớn chứ không giỡn chơi. Đó là nước Nga thừa kinh nghiệm làm điện (nhiệt điện than đá, khí đốt), điện hạt nhân), nhưng họ vẫn chuộng thủy điện miễn phí và rẻ mà còn điều tiết được nước sông hồ, tưới tiêu,….

    Những nước Châu Âu tiên tiến như nước Bỉ thì có cả chục cái nhà máy thủy điện, cụ thể như Nhà máy thủy điện Coo-Trois-Ponts, và năng lực tạo ra điện còn lớn hơn cả Nhà máy điện hạt nhân Doel, tổ máy số 3 ở Bỉ.

    Ở Canada thì rất có kinh nghiệm về làm thủy điện, vì các công ty Canada hay tham gia tư vấn thiết kế, xây cất thủy điện cho TQ xưa kia. Các nhà máy thủy điện ở Canada đông như quân Nguyên và năng lực tạo ra điện từ thủy điện lớn gấp hơn nhiều điện hạt nhân, mặc dù danh hiệu nhà máy phát điện điện lớn nhất ở Canada nó thuộc về nhà máy điện hạt nhân Bruce, nhưng bên dưới nó là hai nhà máy điện bằng thủy điện xếp hạng 2 hạng 3 to lớn nhất Canada là nhà máy thủy điện Robert-Bourass, Churchill,…và cả mấy chục cái nhà máy thủy điện với những cái đập nước khá đẹp mắt và an toàn.

    Kết luận của tôi đầy sự mỉa mai là VN là quốc gia dư thừa về sông ngòi để làm điện như thủy điện, và dư thừa nguồn cung than để làm nhiệt điện chạy than, nhưng nó lại đang rất khó tin là VN đang thiếu mọi thứ về nó thì thật quái đản không thể tin nổi. Vì nếu như thiếu luôn mấy thứ đó thì không biết họ làm điện bằng thứ gì hay là đi mua điện của thiên hạ.

    Phương Thơ tên thật Betsy Graseck – hiện là chuyên gia cao cấp của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley có trụ sở chính tại New York; một trong những thể chế tài chính lớn nhất của thể giới. Phương Thơ phụ trách giảng dạy CFA charterholder, Chartered Market Technician (CMT)… có khả năng nói viết thông thạo Pháp, Nhật và Việt Nam


    Phương Thơ
    Blog Phương Thơ

    Không có nhận xét nào