Header Ads

  • Breaking News

    PetroVietnam rung chuyển khi quy mô làm ăn thua lỗ ở nước ngoài bị phát hiện

    Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch PetroVietnam đã bị kết án 31 năm tù hồi năm 2018. Nguồn: AP
    Bộ Công an đang xem xét ai chịu trách nhiệm cho khoản thua lỗ $900 triệu

    HÀ NỘI – Áp lực đang đè nặng lên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, công ty dầu khí quốc doanh, sau khi một báo cáo của chính phủ tiết lộ những tổn thất rất lớn đối với các dự án đầu tư ở nước ngoài.

    Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, PetroVietnam, tên công ty được mọi người biết đến, đã đóng băng hoặc không thể thu hồi khoản đầu tư vào 11 trong số 13 dự án ở nước ngoài, truyền thông trong nước đưa tin.

    Khoản lỗ từ các dự án đầu tư, ước tính lên tới gần 900 triệu Mỹ kim.

    Không rõ chính phủ sẽ đổ lỗi cho việc quản lý sai lầm về tài chính là bao nhiêu. Giám đốc điều hành PetroVietnam là ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đã tuyên bố từ chức, và Bộ Công an đã mở cuộc điều tra riêng.

    Năm 2009, Sơn trở thành Giám đốc Điều hành của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), một đơn vị khai thác dầu và được bổ nhiệm làm Gim đốc Điều hành của công ty mẹ (PVN) vào năm 2016.

    Các thất bại trong các dự án thăm dò và khai thác ở nước ngoài, hầu hết xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, ông Sơn phải chịu trách nhiệm.

    Dự án của công ty ở Venezuela dự kiến ​​sẽ ghi nhận một trong những khoản lỗ lớn nhất của công ty, bắt đầu từ năm 2010. Liên doanh trị giá 12,6 tỷ Mỹ kim, dự kiến ​​sẽ sản xuất 200.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Nhưng nền kinh tế không ổn định và lạm phát không phanh của Venezuela đã lấy mất khoản lợi nhuận của dự án. Ước tính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thua lỗ gần 500 triệu đô la cho dự án đó.

    Báo cáo cho thấy, các dự án ở Peru, Malaysia, Myanmar và Iran đã bị đình chỉ, vì chúng không mang lại kết quả như mong đợi. Hầu hết các dự án đã thất bại, Bộ Công an kết luận.

    Bộ Công an đang điều tra xem một số quỹ bị biến mất có nằm trong túi của các quan chức PetroVietnam hay không, theo một nguồn tin từ một nhà ngoại giao. Nguồn tin này nói: “Mọi người lo lắng vì chưa biết cuộc điều tra sẽ đi xa đến đâu”.

    Năm 2017, Đinh La Thăng, cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và là cựu Bộ trưởng Giao thông, đã bị bắt vì làm cho công ty thua lỗ khoảng 36 triệu Mỹ kim trong thời gian ông ta làm sếp của công ty dầu khí. Thăng đã bị kết án 31 năm tù hồi tháng 1 năm 2018, rõ ràng là do vai trò của anh ta trong vụ thua lỗ của công ty, mặc dù một số người nói rằng thật ra anh ta bị bỏ tù vì tham nhũng.
    Thăng thân với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là đối thủ của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hiện tại, Nguyễn Phú Trọng. Một số chuyên gia cho rằng, vụ bắt giữ Thăng là một phần của cuộc đấu tranh quyền lực diễn ra khi ông Trọng trở thành Chủ tịch nước hồi tháng 10 năm ngoái.

    Quyền lực chính trị ở Việt Nam đang ngày càng nằm trong tay ông Trọng. Các công ty nhà nước tránh đưa ra những quyết định quan trọng vì sợ bị buộc tội đưa ra các quyết định kinh doanh tồi. Đại diện một công ty thương mại Nhật Bản cho biết, với một chính phủ ngày càng lo sợ rủi ro hơn, “tất cả các loại thủ tục hành chính đều chậm tiến độ một chút“.

    Lời tiên đoán tràn lan rằng, ông Trọng sẽ vẫn nắm quyền sau khi nhiệm kỳ hiện tại của ông ta kết thúc vào đầu năm 2021, khiến các quan chức chính phủ và lãnh đạo các doanh nghiệp phải thận trọng.
     
    Tomoya Onishi
     

    Dịch giả: Trúc Lam

    (Tiếng Dân) 

    Không có nhận xét nào