Header Ads

  • Breaking News

    Cái giá phải trả nếu chấp nhận độc tài toàn trị

    “Quan nhất thời, dân vạn đại” nghĩa là quan chức nắm quyền chỉ là nhất thời, nhân dân với mãi mãi. Hay nói rộng hơn, triều đại nào rồi cũng kết thúc, chỉ có quốc gia là tồn tại mãi. Ngày xưa, mỗi triều đại phong kiến tồn tại đến hàng trăm năm, nó cột chặt vận mệnh đất nước với số phận triều đại đó. Triều đình thịnh, đất nước hùng mạnh; triều đình suy đất nước cũng suy theo. Vậy rõ ràng, với sự cột chặt số phận vào một triều đại thì phong kiến như vậy nó cứ đưa đất nước thịnh phút chốc rồi kéo đất nước suy yếu triền miên. Điều này nó làm cho mọi quốc gia thời xưa cứ tiến bao nhiêu rồi cuối cùng cũng lùi bấy nhiêu. Kết quả hàng ngàn năm các triều đại phong kiến nối tiếp nhau cai trị, xã hội loài người vẫn không hề phát triển.

    Cái giá phải trả nếu chấp nhận độc tài toàn trị

    Trong thời kỳ hiện đại, một triều đại có thể được tạm hiểu là chu kỳ nắm quyền của đảng cầm quyền. Ở tại những quốc gia đa nguyên đa đảng, thì đảng cầm quyền có chu kỳ nắm quyền tầm 5 năm (Hoa Kỳ chỉ có 4 năm) một khoản thời gian đủ để nhân dân kiểm chứng năng lực của đảng đó như thế nào? Nếu có năng lực tốt, tức kéo được sự phát triển đất nước đi lên thì dân sẽ bỏ phiếu để chọn đảng này tiếp tục cống hiến cho đất nước. Đến khi đảng này suy, lá phiếu người dân sẽ truất phế vai trò lãnh đạo của đảng này và thay bằng đảng khác để xứng đáng hơn.


    Sự luân phiên lãnh đạo đất nước trong một nền chính trị đa đảng, về bản chất nó đã cắt đi sự gắn chặt số phận đất nước vào một đảng phái. Nó tận dụng những cái ưu của đảng phái trong một giai đoạn ngắn mà đất nước cần, cho nên những quốc gia dân chủ họ luôn tiến và bỏ ngày một xa những quốc gia độc tài. Đa đảng trong một môi trường dân chủ là vậy, là lấy cái tinh túy của đảng phái để đất nước phát triển. Con số tăng trưởng kinh tế không nói lên nhiều, mà chất lượng một nền chính trị mới quyết định sự thịnh suy của một quốc gia. Lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân Việt Nam, ĐCSVN đã dùng những chỉ số tăng trưởng kinh tế để khỏa lấp một nền chính trị mang tính phá hoại của ĐCS.

     Như đã nói, một triều đại phong kiến nó cột chặt số phận đất nước với nó đã làm cho hàng chục thế hệ sống như con vật, từ khi sinh ra đời đến khi về với đất đều sống trong bể khổ, bất an, mất tự do, thiếu thốn, và sợ hãi thường trực. Cuộc sống của nhân dân một nước vào lúc triều đại suy, thực chất nó như con vật nuôi nhốt chờ giết thịt chứ không bằng con vật hoang dã. Triều đình Hậu Lê (1428-1789) kéo dài đến 361 năm, nhưng thời kỳ thực sự thịnh thì bao lâu? Đất nước bắt đầu hồi phục sau chiến tranh dưới thời vua khai quốc Lê Thái Tổ, sau đó cực thịnh vào đời vua Lê Thánh Tông (1442-1497), và thành quả của Lê Thánh Tông để lại thì triều Hậu Lê này còn thịnh đến 30 năm sau khi vua lê Thánh Tông qua đời. Như vậy dưới triều đại Lê Sơ (tức Hậu Lê), Việt Nam có tổng cộng tầm 100 năm phát triển và thịnh vượng, còn sau đó là 260 năm là đất nước lầm than, chiến tranh loạn lạc. Lấy triều Hậu Lê để làm ví dụ, vì Hậu Lê là triều đại trị vì lâu nhất Việt Nam. Còn với những những triều đại khác, thời kỳ thịnh vượng không lâu đến như vậy.


    Vậy qua đây chúng ta thấy nổi lên điều gì? Hầu hết mọi triều đại phong kiến, dù cho thịnh nhất thì thời gian đất nước hưng thịnh chỉ chiếm chừng từ 1/3 đến 1/4 tuổi thọ của triều đại đó mà thôi. Đấy là cái điểm yếu chết người của một triều đại phong kiến chuyên chế. Bản chất của phong kiến nó là độc tài toàn trị, nó gắn chặt số phận đất nước với một triều đại, và chính như vậy, Champa đã bị xóa xổ và các tộc người Chăm cũng đã gần như diệt vong. Triều đại suy, nếu cột chặt số phận quốc gia vào triều đại đó, rất có thể đất nước đó cũng mất theo. Và đất nước Việt Nam trong đó có 100 triệu dân hiện nay đang bị cột chặt số phận mình vào tảng đá khổng lồ mang tên ĐCS. Không ai không thấy ĐCSVN hiện nay đang chìm và kéo theo số phận Việt Nam.


    Chỉ có con đường dân chủ hóa đất nước thì mới đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững. Cái ưu việt của một thể chế dân chủ là luân phiên lãnh đạo. Sự trả giá nếu có của một đất nước chỉ gói gọn trong một nhiệm kỳ cầm quyền của đảng đó mà thôi, không thể có chuyện đất nước lâm vào cảnh lầm than đến gần 3 thế kỷ như thời Hậu Lê được. ĐCS đã cầm quyền đã 74 năm mà chưa một lần làm cho đất nước hưng thịnh như những triều đại phong kiến trong quá khứ, thì nó đã đi đến hồi thối nát rồi. Điều này cũng có nghĩa là, dưới triều đại CS, VN không có lấy một năm nào gọi là thịnh vượng cả. Sẽ không có sự bứt phá nào của đất nước trong triều đại CS này, đất nước sẽ từ từ lún xuống đáy của thế giới để rồi phải trả bằng một cái giá rất đắc – mất nước. Vì với CS, đất nước là thứ hoàn toàn có thể đem bán.


    - Đỗ Ngà -

    Không có nhận xét nào