Header Ads

  • Breaking News

    Cử Bộ trưởng Quốc phòng tới Shangri-La, Trung Quốc muốn nói gì?

    Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, Thượng Tướng Ngụy Phượng Hòa tại Trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội ngày 27/5/2019.
    Đi thoi Shangri-La, mt din đàn quan trng v quc phòng và an ninh trong khu vc, s din ra vào đu tháng 6 ti Singapore. Sau nhiu năm vng bóng, ln này Trung Quc quyết đnh gi B trưởng Quc phòng Ngu Phượng Hoà đến đi thoi thay vì các đi din cp thp hơn như các năm trước. Tham d đi thoi ln này cũng có quyn B trưởng Quc phòng M Patrick Shanahan. Trung Quc và M s nói gì ti đi thoi ln này? vì sao Trung Quc phi gi B trưởng Quc phòng ti đi thoi năm nay? Ngay trước khi đi thoi din ra, B trưởng Ngu Phượng Hoà cũng có chuyến thăm Vit Nam, điu này có ý nghĩa ra sao? Đ tr li các câu hi này, chúng tôi có cuc phng vn vi ông Lê Hng Hip, nghiên cu viên chính thuc  Vin nghiên cu Đông Nam Á Singapore.

    RFA: Thưa ông, theo ông, ti sao trong đi thoi ln này Trung Quc li gi B trưởng Quc phòng ti trong khi nhng năm trước nước này ch gi các quan chc cp thp hơn?

    Lê Hồng Hiệp: Chúng ta biết là kể từ khi Đối thoại Shangri-La được thành lập và thường xuyên tổ chức ở Singapore thì Trung Quốc trước đây cũng thường gửi quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng sang. Cụ thể là các Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc trước đây cũng từng dự các đối thoại Shangri-La. Tuy nhiên khoảng 6-7 năm nay Trung Quốc thường gửi các quan chức quốc phòng cấp thấp hơn. Lý do chính là vì tại các cuộc Đối thoại Shangri-La trước đây, phái đoàn Trung Quốc thường bị chỉ trích rất nhiều. Các phát biểu và bình luận thường nhắm vào Trung Quốc. Tôi nghĩ là Trung Quốc cảm thấy không thoải mái, khó chịu và chính vì vậy mà họ cũng không muốn gửi các Bộ Trưởng Quốc phòng của họ tới Shangri-La. Một lý do khác là bản thân Trung Quốc cũng muốn tạo ra các diễn đàn thay thế để cạnh tranh với diễn đàn Shangri-La. Cụ thể gần đây là Diễn đàn Hương Sơn được tổ chức vào tháng 10 hàng năm, nhằm tạo ra một diễn đàn thay thế, cạnh tranh với Shangri-La, cũng như để đề cao tiếng nói và ảnh hưởng của Trung Quốc. Đó là những lý do mà Trung Quốc trong vòng 6 - 7 năm qua không gửi Bộ trưởng Quốc phòng tới Shangri-La. Tuy nhiên trong năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hoà sẽ sang dự. Tôi nghĩ có một số lý do đặc biệt liên quan đến bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang lên cao. Trung Quốc đang có cảm giác bị Mỹ tấn công về mặt thương mại và công nghệ. Các hoạt động của Trung Quốc, đặc biệt ở khu vực Biển Đông, cũng gặp một số thách thức, đặc biệt từ phía Hoa Kỳ. Chính vì vậy, tôi cho rằng Trung Quốc có thể cảm thấy cần phải cử Bộ trưởng Quốc phòng tới Shangri-La để gửi đi các thông điệp để bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc.

    RFA: Các thông tin trước hội nghị cho biết quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ nói về Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mới của Mỹ tại Đối thoại lần này. Theo ông, Chiến lược mới của Mỹ sẽ có gì mới?

    Lê Hồng Hiệp: Tôi chưa có thông tin về nội dung chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới của Mỹ. Tuy nhiên chúng ta biết là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã được Mỹ đưa ra trong vài năm vừa qua trong Chiến lược An ninh Quốc gia của họ. Tuy nhiên nhiều nước còn hơi nghi ngại và chưa ủng hộ hoàn toàn chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương của Mỹ. Đó là vì nội hàm của tầm nhìn này cũng như cách thức Mỹ muốn các quốc gia khác tham dự vào chính sách này như thế nào vẫn chưa rõ ràng. Chính vì vậy, tôi nghĩ là Mỹ cảm thấy cần phải làm rõ hơn tầm nhìn này để thu hút sự ủng hộ của nhiều quốc gia hơn. Có lẽ chúng ta cần phải đợi bài phát biểu của ông Patrick Shanahan để biết rõ hơn là nội hàm của chiến lược này của Mỹ sẽ như thế nào.

    RFA: Theo ông thì Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ có thái độ thế nào với Mỹ tại Đối thoại lần này?

    Lê Hồng Hiệp: Tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ không dễ dàng nhượng bộ. Các đối đầu giữa hai nước đang dâng cao nhưng vẫn đang ở giai đoạn ban đầu. Các tuyên bố từ phía nội bộ Trung Quốc cho thấy là họ ít nhất sẽ cố gắng không thể hiện là họ bị khuất phục bởi Mỹ. Chính vì vậy tôi nghĩ là tại đối thoại lần này Trung Quốc có thể vẫn sử dụng lời lẽ cứng rắn và ít nhất là bảo vệ ccc lập trường của họ từ trước tới nay, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề quốc phòng là chủ đề chính của Đối thoại Shangri-La hàng năm, tôi nghĩ cuộc gặp giữa hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc lần này có thể sẽ đề cập đến các vấn đề khác ngoài quốc phòng. Khi chiến tranh thương mại và công nghệ đang dâng cao, tôi nghĩ bản thân Trung Quốc có thể muốn sử dụng việc tham dự Shangri-La lần này để gửi đi các thông điệp khác bên ngoài vấn đề quốc phòng. Các vấn đề khác chúng ta vẫn phải chờ xem thái độ của Trung Quốc thế nào. Tôi cho rằng một mặt họ vẫn giữ lập trường cứng rắn của mình, nhưng mặt khác cũng tạo ra hình ảnh là Trung Quốc muốn giảm căng thẳng hoặc ít nhất là cũng không muốn leo thang căng thẳng, hoặc tạo ra hình ảnh một Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ và các quốc gia phương Tây để thúc đẩy các lợi ích chung của thế giới. Tóm lại các thông điệp mà ông Ngụy Phượng Hòa phát ra lần này sẽ nhấn mạnh các đóng góp tích cực của phía Trung Quốc, bên ngoài yếu tố quốc phòng là chủ đề của Đối thoại Shangri-La.

    RFA: Thời gian gần đây Mỹ đã gia tăng các hoạt động Tự do Hàng hải ở Biển Đông. Chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, Mỹ đã có đến 4 chuyến tuần tra trong chương trình này ở Biển Đông, chưa kể cuộc tập trận chung với Philippines. Theo ông, tại sao Mỹ lại gia tăng các hoạt động này vào thời gian gần đây như vậy?

    Lê Hồng Hiệp: Tôi nghĩ rằng Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc ở Biển Đông là nằm trong chiến lược tổng thể của họ trong việc gây sức ép đối với Trung Quốc để kiềm chế các ảnh hưởng của Trung Quốc ở trong khu vực và trên thế giới. Trong số các ảnh hưởng đó ngoài yếu tố thương mại, công nghệ còn có yếu tố quân sự. Chúng ta biết là việc Trung Quốc khuếch trương sức mạnh ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đã gây ra các mối đe dọa rất đáng kể đối với vị thế về quốc phòng của Mỹ trong khu vực. Nó gây ra mối đe dọa đối với khả năng kiểm soát các tuyến đường biển trọng yếu ở Biển Đông của Hoa Kỳ cũng như của các đồng minh của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ sức ép gia tăng vừa qua của Mỹ trên Biển Đông chống lại Trung Quốc cũng phù hợp với việc leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ở các khía cạnh như thương mại và công nghệ. Tuy nhiên, chúng ta thấy là các sức ép về quân sự có thể sẽ khó phát huy hiệu quả hơn vì có liên quan đến nhiều rủi ro hơn, vì có thể dẫn đến các xung đột, các cuộc chạm trán. Hơn nữa, các tác động tới nội bộ Trung Quốc có thể cũng không được cảm nhận rõ rệt như là trong các vấn đề thương mại hay công nghệ như chúng ta đã thấy. Chính vì vậy mà những sức ép của Hoa Kỳ có thể cần phải có thời gian nhiều hơn để phát huy tác dụng. Trung Quốc cũng chưa có lý do để có thể nhanh chóng có các điều chỉnh để đáp ứng các đòi hỏi của phía Hoa Kỳ. Tôi cho rằng tình huống đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông sẽ kéo dài hơn và tiếp tục tồn tại cho dù là giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được các thỏa hiệp về công nghệ và thương mại trong thời gian tới.

    RFA: Theo ông thì việc Hoa Kỳ gia tăng các hoạt động như vậy có tác dụng gì với Trung Quốc không?

    Lê Hồng Hiệp: Cho tới hiện tại thì Trung Quốc đã gần như hoàn tất các việc đó, ví dụ như xây dựng xong 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa và việc lắp đặt các trang thiết bị bao gồm trang thiết bị quốc phòng gần như hoàn thành. Chính vì vậy mà các chuyến tuần tra của Mỹ ở Biển Đông không có nhiều tác dụng để đảo ngược được tình thế đó. Nói chung là Trung Quốc đã tạo ra được sự đã rồi. Các hành động của Mỹ chỉ có tác dụng răn đe Trung Quốc chứ không buộc được Trung Quốc đảo ngược những gì họ đã làm trong thời gian tới.

    RFA: Ngay trước Đối thoại Shangri-La, vào lúc quan hệ Mỹ Trung căng thẳng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã sang thăm Việt Nam. Theo ông điều này có ý nghĩa gì với hai nước?

    Lê Hồng Hiệp: Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng thì Trung Quốc cần sự ủng hộ hay ít nhất là thái độ trung lập của các quốc gia khác để họ không ngả về phía Mỹ để chống lại Trung Quốc. Tôi nghĩ từ quan điểm của Bắc Kinh thì Việt Nam có thể là đối tác tương đối quan trọng trong tính toán này của họ. Chính vì vậy Trung Quốc vẫn muốn duy trì và phát triển các mối quan hệ với Việt Nam, trong đó có các quan hệ quốc phòng. Từ góc nhìn của Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc dâng cao thì Việt Nam cũng muốn duy trì vị thế độc lập và không muốn bị cuốn theo cuộc cạnh tranh đó. Việt Nam cũng muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc để giữ hòa bình, ổn định, nhất là trên Biển Đông, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Vì vậy tôi nghĩ Việt Nam cũng hoan nghênh các giao thiệp với Trung Quốc, bao gồm giao thiệp với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, và chuyến thăm của ông Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa cũng nằm trong các tính toán đó của Việt Nam.

    RFA: Xin cảm ơn ông đã dành cho Đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn
     
    (RFA) 

    Không có nhận xét nào