Header Ads

  • Breaking News

    Dòng sông Mekong cạn nước làm dấy lên lo ngại từ Trung quốc


    MKR-(Reuters ) Vào thời điểm này hàng năm, mực nước sông Mê Kông đã tăng lên đều đặn với những cơn mưa gió mùa, mang lại cho ngư dân các nguồn thủy sản béo bở.
     Dòng sông Mekong cạn nước làm dấy lên lo ngại từ Trung quốc

    Thay vào đó, mực nước sông Mekong năm nay ở Thái Lan đã giảm hơn bất kỳ lúc nào và sản lượng cá rất thấp.

    Các nhà khoa học và người dân sống dọc bờ sông Mekong lo ngại ảnh hưởng của đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều năm đã bị làm trầm trọng thêm hơn bởi các đập ở thượng nguồn, gia tăng triển vọng không thể thay đổi đảo ngược với dòng sông hỗ trợ một trong những vùng trồng lúa quan trọng nhất Đông Nam Á.

    Trung quốc hứa sẽ xả nhiều nước ở các đập hơn để giảm bớt cơn khủng hoảng chỉ làm dấy lên lo ngại về chu kỳ dòng chảy tự nhiên của dòng sông, và các cộng đồng phụ thuộc vào nó trong nhiều thế hệ, đã bị phá vỡ mãi mãi.

    "Bây giờ Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát nguồn nước", Premrudee Deoruong nhóm giám sát đầu tư Lào, một nhóm môi trường tại Lào cho biết.


    "Từ giờ trở đi, mối quan tâm sẽ là nước được kiểm soát bởi những người xây dựng đập."


    Ở tỉnh Nakhon Phanom phía đông bắc Thái Lan, nơi dòng sông tạo nên biên giới với Lào, hiện nay chảy chậm, độ sâu đo được của sông Mê Kông đã giảm xuống dưới 1,5 mét trong tuần này. Độ sâu trung bình ở đó trong cùng thời gian trong các năm là 8 mét.


    "Những gì tôi đã thấy trong năm nay đã chưa bao giờ xảy ra trước đây", Sun Prompakdee, người đã câu cá ở làng Ban Nong Chan trong hầu hết 60 năm cuộc đời của ông nói. "Bây giờ chúng tôi chỉ nhận được những con cá nhỏ, không có cá lớn khi mức nước thấp đến mức này."

    Sự sụp giảm nghiêm trọng mực nước một phần là do hạn hán, với lượng mưa trong 60 ngày qua, thấp hơn 40% so với bình thường trong thời gian này trong năm.

    + Không đúng thời điểm

    Nhưng đó cũng là do các đập ở thượng nguồn đã ngưng xả nước ngay khi cần thiết nhất. Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng (Jinghong) của Trung Quốc cho biết vào đầu tháng 7, nó đã giảm hơn một nửa tốc độ dòng chảy dòng Mê Kông để "bảo trì lưới điện" m ở Trung Quốc sông được gọi là sông Lan thương.

    Tiếp theo, đập Xayaburi mới, được xây dựng bởi một công ty Thái Lan tại Lào để cung cấp điện cho Thái Lan, cũng đã bắt đầu chạy thử vào ngày 15 tháng 7.

    Nhà nghiên cứu Brian Eyler, tác giả của cuốn "Những ngày cuối cùng của Sông Mê Kông vĩ đại cho biết: "Điều này nói lên những khó khăn của việc khởi động và vận hành các dự án lớn trong một hệ thống dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tự nhiên theo mùa vụ cũng như đang chuyển sang giai đoạn có các tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

    Đây là cơn ác mộng đáng sợ của các quốc gia ở hạ lưu, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nơi hàng chục triệu người sông dựa vào một dòng sông đã sinh ra các vương quốc cổ đại của khu vực.

    Đối mặt với tình trạng thiếu nước ở các thành phố và cánh đồng, Thái Lan đã yêu cầu nông dân ngừng trồng thêm lúa.

    Bộ Ngoại giao Thái Lan nói với Reuters rằng họ đã mời Đại sứ Trung Quốc "thảo luận về cách giải quyết cuộc khủng hoảng sông Mê Kông về biến đổi khí hậu và hạn hán".

    + Lời hứa từ Trung quốc

    Đại sứ quán Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận về cuộc họp về tình trạng thiếu nước. Chỉ hai tuần trước cuộc khủng hoảng, đại sứ quán đã đưa ra một tuyên bố hứa hẹn Trung quốc sẽ chăm sóc dòng sông với nội dung "thể hiện sự gắn kết tự nhiên trong sự hỗ trợ lẫn nhau".

    Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying nói: "Tôi biết rằng Trung Quốc đã liên hệ chặt chẽ với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông, liên quan đến hợp tác trên sông Mê Kông".

    + Thái Lan cũng yêu cầu Lào xả nước đập Xayaburi.

    Cả Trung Quốc và Lào đều đã đồng ý xả nước để giải quyết tình trạng thiếu nước ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết. Kể từ đó, mực nước tại Nakhon Phanom đã bắt đầu tăng.


    Nhưng các nhà môi trường cho biết tình trạng thiếu nước đột ngột là một dấu hiệu cảnh báo cho tương lai của sông Mê Kông và hệ động thực vật của nó, bao gồm cả loài Cá da trơn khổng lồ đang bị đe dọa.

    11 đập Mê Kông của Trung Quốc với khả năng tạo ra hơn 21.300 MW điện cho các nước láng giềng bị thiếu hụt.

    8 đập khác được đề xuất cho lưu vực sông - sông chính và các nhánh của nó - có thể tăng thêm công suất gần 6.000 MW, theo Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington.

    Các đập ở Lào nhỏ hơn nhiều và hiện tại 64 đập tạo ra ít hơn 5.700 MW, nhưng có 63 đang được xây dựng và đề xuất thêm hơn 300 đập khác để công suất điện từ một phần của lưu vực sông Mê Kông sẽ vượt qua cả Trung Quốc.

    "Người ta đang sử dụng dòng sông chỉ cho một nhu cầu sử dụng - thủy điện - và những người dùng khác đang bị thiệt thòi", Pianyh Deetes thuộc nhóm International Rivers nói.


    Việc Trung Quốc nói rằng các con đập có thể giúp điều chỉnh mực nước trên sông Mê Kông, cung cấp thêm nước vào mùa khô và lưu trữ trong gió mùa, thật sự đáng lo ngại, cô nói.

    Cuộc sống của dòng sông đã thích nghi trong việc những cơn lũ lụt trong mùa mưa gió mùa mang lại phù sa và cho phép cá di cư và một mùa khô để đất phô bày ra cho chim có thể sinh sản.


    Cố gắng quản lý dòng chảy của dòng sông thông qua các kế hoạch xả nước từ các con đập có thể dẫn đến sự dao động không thể đoán trước, có thể đột ngột cuốn trôi thuyền hoặc gia súc.


    Các ngư dân tại Nakhon Phanom hiện nay đã bắt đầu sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ hơn và dây mảnh hơn để bắt cá nhỏ hơn. Họ ít đi đánh cá và kiếm được ít tiền hơn rất nhiều.


    "Tôi ước mô hình dòng sông chảy theo mùa sẽ quay trở lại để cá có thể đẻ trứng như trước đây", ngư dân Chai Haikamsri, 47 tuổi, nói.


    "Tôi ước các con đập sẽ không tàn phá nhiều hơn nữa."
     
    By Panu Wongcha-um


    Châu Trần

    Mekongrice

    Không có nhận xét nào