Header Ads

  • Breaking News

    Khi “mặt nạ” trên người Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó BTG Trung ương, rơi xuống… (Kỳ 2)

    Từ sau đại hội 11, khi ngồi ghế Thủ tướng nhiệm kỳ 2, Ba Dũng đã bị các đồng chí của mình liên tục tấn công. Ở Hội nghị Trung ương 4, khoá 11, trở đi, tần suất tấn công càng ác liệt.
    Ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó BTG Trung ương
    Dù “thoát nạn” ở Hội nghị Trung ương 6, Ba Dũng vẫn cảm thấy mệt mỏi. Gần đến Hội nghị Trung ương 13, hàng loạt đơn thư tố cáo của các cựu cán bộ cấp cao như: Phan Diễn, Nguyễn Đức Bình, Lê Xuân Tùng (cựu Ủy viên Bộ Chính trị) và Trịnh Văn Lâu (tức ông Tư Cẩn, cựu Ủy viên Trung ương, phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Đảng),… gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ủy viên Trung ương tố cáo và yêu cầu xác minh về những sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về vấn đề liên quan đến con cái, anh chị em và các mối quan hệ khác.

    Các đơn thư còn tỏ rõ quan điểm, cần phải ngăn chặn Nguyễn Tấn Dũng tái cử, ngăn chặn “nhóm lợi ích”, “tham nhũng”, “cơ hội và phe nhóm chính trị”, để “bảo vệ sự tồn vong” của đảng. Chịu không nổi trước “seri đòn” tấn công, nhận thấy sự khốc liệt và nguy hiểm đến gia đình, Ba Dũng đã thông báo rút lui khỏi chính trường.

    Bộ Chính trị chấp nhận đơn và không đưa Ba Dũng vào “danh sách tái cử”, đồng thời công bố với BCH Trung ương tại Hội nghị 13, vào ngày 12/12/2015.

    Là Ủy viên Trung ương, lại là Phó Ban Tuyên giáo, Vũ Ngọc Hoàng lẽ ra hiểu rất rõ Quyết định 244 năm 2014. Ở điều 13 “Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư”, khoản 3, quy định:

    – Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị. Có nghĩa rằng, các Ủy viên Trung ương không có quyền đề cử Ba Dũng vào danh sách và Nguyễn Tấn Dũng bị buộc phải làm đơn xin rút.

    Thế nhưng, khi Đại hội 12 đang diễn ra, Vũ Ngọc Hoàng đã tung hoả mù, “đánh lận” khi thông tin với báo chí rằng: “Người ta làm đơn xin rút là không còn tâm huyết nữa. Với tôi, tôi sẽ gạch tên họ ngay“.

    Trong thời gian diễn ra ĐH 12, cùng với Võ Tiến Trung, Ủy viên Trung ương, GĐ Học viện Quốc phòng; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký MTTQ Trung ương; Vũ Ngọc Hoàng đã trở thành “tâm điểm” của báo chí. Cả ba là “kênh” phát ra thông tin những luận bàn ở Hội nghị Trung ương 12, 13, 14 và cả các cuộc họp trù bị. Số lượng uỷ viên, dôi dư ra sao? Quy trình ứng cử, bầu cử thế nào? Ai đi, ai ở, ai xin rút lui?… đều chờ từ các ông phát ngôn. Điều dễ nhận thấy, là cả ba ông đều đứng về phía ông Trọng để định hướng thông tin.

    Ông Nguyễn Tấn Dũng “giã từ sân cỏ”. Ông Nguyễn Phú Trọng nở nụ cười rạng rỡ. Vũ Trọng Kim nghỉ hưu, vẫn được cơ cấu một suất đại biểu Quốc hội khoá 14. Vũ Ngọc Hoàng nghỉ hưu, được tham gia Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2016-2021.

    Với vai trò thành viên HĐLL Trung ương, Vũ Ngọc Hoàng đăng đàn báo chí, viết nhiều về Tư bản thân hữu, về CNXH, về lý luận Mác – Lê… Tóm lại, Vũ Ngọc Hoàng luôn chứng minh, thể hiện mình là một nhà Macxit chân chính, một đảng viên Cộng sản trong sạch, vô sản và một nhà nước XHCN “muôn năm” sẽ là đỉnh cao sáng chói loà trên hành tinh này.

    Nhưng sự thật hoàn toàn khác xa những gì mà các đồng chí của Vũ Ngọc Hoàng và dân chúng biết đến. Hãy nghe thông tin từ Kiểm toán Nhà nước đã công bố:

    – Ngày 25/2/2013, Công ty Kỳ Hà-Chu Lai Quảng Nam có Tờ trình số 43/TTr-Cty về việc xây dựng trụ sở và nộp tiền sử dụng đất gửi lãnh đạo Quảng Nam.

    – Ngày 6/3/2013, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 777/UBND-KTTH, cho phép Công ty Kỳ Hà – Chu Lai được xây dựng trụ sở làm việc tại lô A51 và A52, khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ.

    Sau đó UBND TP. Tam Kỳ đã giao thửa đất có diện tích 1.261 m2 (lô A51 và A52) cho Công ty Kỳ Hà – Chu Lai không đấu giá, vi phạm pháp luật.

    Khi chưa có quyết định giao đất, cũng không xây dựng trụ sở Công ty như trong đơn mua đất trước đây. Ngược lại, công ty Kỳ Hà – Chu Lai sang ngay cho bà Nguyễn Thị Ánh vào ngày 25/4/2016.

    – Hợp đồng chuyển nhượng này do công chứng viên Lê Đạo, Phòng công chứng Phú Linh, Phú Ninh ký chứng thực. Nội dung công chứng dựa vào Công văn số 261 ngày 18/1/2016 do Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký.

    Như vậy, Lê Đạo – cựu Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam và Chủ tịch Đinh Văn Thu đã “bật đèn xanh” cho gia đình Vũ Ngọc Hoàng thâu tóm “đất vàng”.

    Khu đất ba mặt tiền và cận cảnh toà biệt thự của ngài Phó ban Tuyên giáo. Photo Courtesy
    – Bà Nguyễn Thị Ánh, vợ của cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Vũ Ngọc Hoàng đã nộp số tiền 4 tỷ 161 triệu đồng, bằng đúng với giá đất mà Công ty Kỳ Hà – Chu Lai mua năm 2013. Tiếp theo, UBND TP Tam Kỳ đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ký hiệu: CC875418 và CC875419 đối với hai thửa đất ký hiệu: A51 và A52.

    Hai lô đất A51 và A52 nằm trên 3 mặt tiền đường Bạch Đằng – Dã Tượng – Huyền Trân Công Chúa, hướng nhìn ra dòng sông thơ mộng Bàn Thạch, ngó về núi An Hà vùng Đông Tam Phú. Lô A51 và A52 được xem là hai lô đất có vị trí đẹp nhất, giá trị nhất của khu phố mới Tân Thạnh; được giới kinh doanh bất động sản đánh giá, định giá thị trường khoảng 15 – 20 tỷ. Diện tích lô A51 là 737m2 và lô A52 là 524m2, trong khi những hộ dân bị giải toả chỉ được tái định cư 1 lô diện tích 100 m2.

    Khi trả lời báo chí, lúc đầu, Vũ Ngọc Hoàng nói “Tôi không biết, cái đó vợ mua“. Sau đó, ông ta nói lại thành: “Công ty bán thì tôi mua thôi, còn tôi không chiếm dụng của Nhà nước và Nhà nước cũng không bán gì cho tôi“.

    Hỏi ông chủ tịch Đinh Văn Thu, ông ta lấp lửng: “Đang chờ báo cáo, thanh tra làm rõ“.

    Thông cáo báo chí của UBND Quảng Nam
    Tối 21/5, UBND tỉnh Quảng Nam ra thông cáo báo chí về việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về các sai phạm đất đai tại tỉnh này trong giai đoạn 2011-2017. Trong đó yêu cầu “dừng thông tin về 2 lô đất”. Đúng là kiểu bịt mồm dư luận.

    Hồng Hà

    (Tiếng Dân)

    Không có nhận xét nào