Header Ads

  • Breaking News

    7 vấn nạn tại TQ sau 70 năm ĐCSTQ cầm quyền


    Kỷ niệm 70 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành chính quyền, truyền thông Hồng Kông có bài viết chỉ ra, ĐCSTQ dùng phương thức “hy sinh người dân, chèn ép nhân quyền, huỷ hoại sinh thái” để phát triển kinh tế, đã khiến cho quốc gia này xuất hiện ít nhất 7 vấn nạn.
    ĐCSTQ dùng phương thức “hy sinh bách tính, chèn ép nhân quyền, huỷ hoại sinh thái” để phát triển kinh tế, đã dẫn đến ít nhất 7 hiện tượng kinh tế đáng sợ. (Ảnh minh hoạ từ Shutterstock)

    Từ tháng 9 tới nay, để chào mừng 70 năm giành chính quyền, ĐCSTQ liên tiếp tổ chức các hoạt động diễn tập duyệt binh tại Thiên An Môn. Hoạt động này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân. Ngày 24/9, tờ Apple Daily tại Hồng Kông đăng liên tiếp 2 bài viết, tiết lộ về hiện tượng rối loạn kinh tế của ĐCSTQ hiện nay.

    Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, nhưng cái giá phải trả cho điều đó chính là hy sinh môi trường, sức khoẻ và hạnh phúc của người dân. Đồng thời tình hình nhân quyền tại Trung Quốc cũng vô cùng tệ hại, ví dụ như “Sự kiện 709” (bắt bớ các luật sư nhân quyền trên toàn quốc), trại giáo dục cải tạo Tân Cương, kiểm soát ngôn luận, đàn áp tôn giáo, v.v.

    Nhà bình luận Lưu Duệ Thiệu phân tích, kinh tế Trung Quốc sau 70 năm ĐCSTQ giành chính quyền, 30 năm đầu rơi vào đấu đá chính trị, 40 năm sau mới phát triển nhanh chóng. Nhưng kinh tế phát triển nhanh chóng lại dẫn đến chênh lệch giàu nghèo ngày càng rõ rệt, bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân cũng không được đảm bảo.

    Nghệ sĩ Hoa Dũng, người từng ghi chép lại sự kiện Bắc Kinh xua đuổi “lao động cấp thấp” cho biết, lao động nhập cư đóng vai trò quan trọng trong 40 năm cải cách mở cửa, nhưng các chính sách của ĐCSTQ lại lấy việc hy sinh lợi ích của người dân làm tiền đề, Bắc Kinh xua đuổi “lao động cấp thấp” chính là một ví dụ điển hình. Khi đó, hàng chục nghìn người tại Bắc Kinh đã bị đuổi ra đường trong cái lạnh giá của mùa đông.

    Nguyên San San, vợ của Luật sư Nhân quyền Tạ Yên Ích bị bắt trong “Sự kiện 709” nói, người Trung Quốc Đại lục không có nhân quyền. Thời điểm kỷ niệm ĐCSTQ giành chính quyền 70 năm sắp đến, số người trong giới Luật sư nhân quyền Đại lục bị giám sát, bị mất tích, bị đi du lịch rất nhiều. ĐCSTQ tuyên truyền cần “trị quốc dựa trên pháp luật”, nhưng ngay cả giới hạn nhân quyền thấp nhất cũng không có, họ dùng thủ đoạn lưu manh để xâm hại quyền lợi của người dân.

    ĐCSTQ lựa chọn mô thức phát triển kinh tế bằng cách hy sinh lợi ích người dân, tự nhiên cũng dẫn đến các hiện tượng kinh tế bất ổn.

    Vấn đề an toàn thực phẩm

    Bài viết tiết lộ, ví dụ như Đại lục xảy ra sự cố an toàn thực phẩm, sữa độc, dầu ăn là loại dầu thải, bột làm nạc thịt, rượu giả. Trong đó, sự kiện sữa bột nhiễm Melamine năm 2008, khiến cho gần 40.000 trẻ em trên khắp Trung Quốc bị ảnh hưởng, bị mắc sỏi thận, ít nhất 4 trẻ tử vong.
    Vấn đề an toàn lao động gây nhiều thảm hoạ

    Do coi nhẹ an toàn lao động, Trung Quốc Đại lục cũng nhiều lần xuất hiện thảm hoạ công nghiệp.

    Ví dụ tháng 3/2019, sự kiện nổ nhà máy hoá chất Thiên Gia Nghi ở huyện Hướng Thuỷ thành phố Diêm Thành tỉnh Giang Tô, khiến ít nhất 64 người tử vong. Năm 2015, công ty Thuỵ Hải Thiên Tân vi phạm hoạt động kinh doanh, xử lý không thích đáng sản phẩm hoá học khiến cho nhà máy hoá chất phát nổ, vụ việc này khiến ít nhất 165 người tử vong, trong đó có 75 nhân viên cứu hoả.

    Năm 2011, vụ tai nạn tàu cao tốc Ôn Châu khiến ít nhất 40 người tử vong. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là do vấn đề thiết kế của Trung tâm chỉ huy tàu ở ga phía Nam Ôn Châu, còn chính quyền thì lại dùng phương thức đào hố lớn nhanh chóng chôn tàu để dập tắt dư luận.
    Ô nhiễm không khí nghiêm trọng

    Ô nhiễm không khí thậm chí còn lan sang cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Seoul cho biết, một nửa nguồn gốc khói bụi đến từ Trung Quốc. Gần 10 năm nay, mỗi khi đến mùa đông, khu vực như Đồng bằng Trường Giang đều xuất hiện sương mù dày đặc. Năm 2013, chỉ số PM 2.5 ở Đồng bằng Trường Giang đạt mức 943 µg/m3, gấp hơn 10 lần so với tiêu chuẩn 75 µg/m3 tại Đại lục.

    Do không khí ô nhiễm, ngày càng nhiều người bị mắc ung thư phổi, mỗi năm có khoảng 787.000 ca ung thư phổi mới, và khoảng 631.000 người tử vong vì ung thư phổi. Thậm chí có chuyên gia còn dự báo, đến năm 2025, số người mắc ung thư phổi tại Trung Quốc có thể lên đến 1 triệu người, rất nhiều người vì thế mà tháo chạy khỏi Trung Quốc.


    Do nước thải trong sản xuất công nghiệp không được xử lý, khiến cho nước trên 7 hệ thống sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, Châu Giang, có khoảng 1/4 chất lượng nước kém và không thể cung cấp tưới tiêu. Mặc dù lượng tài nguyên nước tại Trung Quốc chiếm vị trí thứ 6 trên thế giới, nhưng lại là một trong số 20 quốc gia thiếu nước.

    Vì theo đuổi lợi ích, nhiều công trình thuỷ lợi chất lượng kém, nên khi có lũ lụt đến thì không thể nào phát huy tác dụng. Ví dụ, trận lụt năm 1998 đã hoành hành ở hơn một nửa Trung Quốc, khiến 4.150 người tử vong, thiệt hại kinh tế lên đến 255,1 tỷ Nhân dân tệ.

    >>Nước: Tử huyệt của Trung Quốc
    Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn

    Năm ngoái, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc cho biết, hệ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp của một đất nước) của Trung Quốc là 0,45. Trong đó dân số nghèo nhất chiếm 20% tổng dân số Trung Quốc, tỷ lệ thu nhập và tiêu dùng của nhóm người này chỉ có 4,7%. Dân số giàu nhất chiếm 20% tổng dân số Trung Quốc, tỷ lệ thu nhập và chi tiêu của họ lên đến 50%.

    Trong khi đó, những người giàu phần lớn là thông qua việc mua tài sản quốc hữu với giá thấp, từ đó mà giàu lên nhanh chóng chỉ sau một đêm, và thứ hy sinh là lợi ích của người dân ở tầng cơ sở.

    Đánh cắp công nghệ của nước khác

    Nhãn mác “Made in China” có mặt khắp thế giới, điều này không phải đại diện cho chất lượng, mà là giá rẻ. Do nhiều năm qua không chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ, văn hoá sản phẩm ăn cắp bản quyền và hàng nhái tại Trung Quốc đâu đâu cũng thấy. Do đó, “Made in China” bị xem thường trên thị trường quốc tế, Trung Quốc bị coi là “đất nước hàng nhái”.

    Mỹ cũng có nhiều vụ kiện liên quan đến việc người Trung Quốc đánh cắp công nghệ. Năm 2018, một bản báo cáo nghiên cứu được Nhà Trắng công bố đã dự tính, doanh nghiệp Trung Quốc giả mạo hàng hoá, sao chép phần mềm và đánh cắp bí mật thương mại khiến cho nước Mỹ tổn thất mỗi năm từ 250 tỉ đến 600 tỷ USD. Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ ước tính, chi phí nghiên cứu mỗi năm của Mỹ trung bình vào khoảng 445 tỷ USD.



    Bài viết lấy loài Hổ Hoa Nam làm ví dụ, thời đầu khi ĐCSTQ giành chính quyền, loài này có 4.000 con, đến năm 1976 chỉ còn lại 200 con Năm 1994, con Hổ Hoa Nam hoang dã cuối cùng còn sót lại cũng bị giết chết. Những con hổ bị giết chết này phần lớn được dùng để bào chế thuốc Trung y.

    Lại ví dụ như cá heo, trước năm 1990, Đại lục có khoảng 3.600 con, hiện nay chỉ còn lại khoảng 1.000 con, số lượng còn ít hơn cả gấu trúc.

    Ngoài những hiện tượng mà bài viết của Apple Daily đề cập, năm 2018, sự kiện vắc xin độc cũng khiến xã hội Trung Quốc vô cùng quan tâm. Có trẻ em tử vong, bị liệt, bị tàn tật vì vắc xin rởm, vắc xin quá hạn. Ngoài lo lắng cho sức khoẻ của trẻ nhỏ bị tổn hại, cơn tức giận của người dân cũng hướng đến ĐCSTQ.

    Trên cửa nhà vệ sinh của một bệnh viện nhi ở Bắc Kinh có viết: “Sau vụ sữa nhiễm độc, nay lại xuất hiện vắc xin giả; không khí độc, thực phẩm độc, người dân khám bệnh mà nước mắt lưng tròng; chế độ độc, chính phủ độc…”

    Huệ Anh

    Không có nhận xét nào