Header Ads

  • Breaking News

    Dự án thua lỗ vì vướng tranh chấp hợp đồng EPC: Lỗi do đâu?

    Tổng thầu EPC (viết tắt của Engineering, Procurement and Construction) là tổng thầu thực hiện hợp đồng EPC đảm nhiệm tất cả các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư. Thường hợp đồng EPC của mỗi dự án sẽ có những ràng buộc khác nhau tuy nhiên tựu trung là đơn vị tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm đến cuối các dự án đã được giao.
    Tại sao nhà thầu “làm khó” chủ đầu tư ?

    Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
    Chuyên gia kinh tế tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho RFA biết nhận định của ông xung quanh vấn đề này, ông nói:

    “Hợp đồng EPC là hợp đồng giao khoán về Tổng thầu toàn bộ công trình và bàn giao. Vì vậy hợp đồng này rất là cẩn trọng giữa chủ đầu tư và bên thực hiện đầu tư này nếu như hợp đồng sơ xuất thì bên phía chủ đầu tư sẽ chịu các thiệt thòi do những sơ hở trong hợp đồng đó tạo ra. Thì người được giao đầu tư, giao khoán đầu tư sẽ bàn giao công trình trọn gói để có thể sử dụng được ngay. Nếu công trình đó không đáp ứng được chất lượng thì đó là một vấn đề việc đã rồi sẽ rất khó xử lý.”

    Ngoài ra, tiến sĩ Lê Đăng Doanh còn cho hay, theo các hợp đồng EPC sẽ có những quy định rất là nghiêm ngặt, rõ ràng và những chất lượng của công trình, thời gian bàn giao, quá trình giám sát cũng như hội đồng nghiệm thu và nếu như các yêu cầu đó không được thực hiện thì bên chủ đầu tư sẽ không chấp nhận hợp đồng này.

    Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – người từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng nhận định về những vướng mắc của Việt Nam, đặc biệt dự án Cát Linh-Hà Đông và các dự án thua lỗ của Bộ Công thương do vướng tranh chấp trong các hợp đồng EPC là: chắc chắn trong các hợp đồng vay vốn có quá nhiều sơ hở. Bà giải thích thêm:

    “Thông thường những dự án này là Việt Nam vay vốn của Trung Quốc mà theo hợp đồng vay vốn thì họ sẽ chỉ định thầu nên thành ra tổng thầu EPC là do họ chỉ định, như trường hợp đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một công ty chưa bao giờ có kinh nghiệm làm cả coi như họ cho luôn công ty của họ lấy VN làm nơi để thử nghiệm thử xem có làm được không, trình độ kém thì nó kéo dài trong bao lâu, hồ sơ chứng từ cũng không đầy đủ rồi đủ các thứ trò xảy ra, vốn thì lại đội lên mà đội lên thì lại vay thêm của Trung Quốc thành ra cứ bị ở thế phụ thuộc vào họ hoài. H (tổng thầu TQ-pv) dùng hết cách này cách kia để mà họ ép them, mà càng kéo dài càng tăng vốn thì họ càng có lợi. Tôi chắc rằng trong hợp đồng ký kết Việt Nam có nhiều sơ hở. Đó là, trong đó không có điều (khoản-pv) mà thường trong các hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau bao giờ cũng là thưởng và phạt, nếu làm tốt, đạt chất lượng vượt thời gian, tiết kiệm thì được thưởng còn nếu kéo dài, chất lượng kém thì bị phạt. Mà VN không những không phạt được Trung Quốc mà còn tự mình chịu để cho họ phạt bằng cách tăng vốn lên rồi kéo dài thời gian, nên tôi nghĩ hợp đồng đó có rất nhiều thứ sơ hở.”

    Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan còn cho rằng, những người làm ở Bộ GTVT đã làm rất nhiều dự án, kể cả việc vay vốn ODA với ngân hàng thế giới và nhiều đối tác khác, nhưng vẫn không học được kinh nghiệm để ứng dụng trong hợp đồng với Trung Quốc, là điều thật sự không hiểu nổi. 

    Luật ràng buộc không chặt

    Như vậy quy định pháp luật Việt Nam có các điều kiện ràng buộc pháp lý như thế nào trong các hợp đồng tổng thầu EPC nếu các tổng thầu không thực hiện theo đúng cam kết ban đầu? Và, kẻ hở pháp lý nào là lý do khiến tổng thầu EPC có thể “làm luật” với đối tác Việt Nam.

    Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích về vấn đề này:

    “Chắn chắn trong các gói thầu và các hợp đồng đấu thầu đó đều có những quy định trong trường hợp nhà thầu không đạt được tiêu chí, không đạt được thời gian hoàn thiện, chất lượng không được bảo đảm… thì thường thường trong những cái hợp đồng thầu thì đều có những cái quy định nhưng vấn đề là khi sự cố xảy ra như đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì một nhà thầu đấu thầu mà họ không giữ được cam kết thực hiện gói thầu đó theo đúng thời hạn hợp đồng, chất lượng… thì thường trong hợp đồng đều có những quy định để xử lý…” Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, hợp đồng là một chuyện nhưng chính phủ có dựa vào đó để xử lý tổng thầu hay không thì không ai biết được...

    Nhận định thêm về khía cạnh này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, thông thường trong luật kinh doanh giữa các doanh nghiệp đều dựa trên luật pháp chung của Việt Nam và nếu là đối tác bên ngoài thì dựa theo luật quốc tế hoặc luật nào mà hai bên đã lựa chọn và áp dụng. Bà đưa ra ví dụ:

    “VN hợp tác với các nước Châu Âu như Anh thì phải dựa theo luật pháp Anh nên trước khi ký họ phải tìm hiểu xem luật pháp Anh quy định về những công việc, các loại sản phẩm sẽ có những quy định như thế nào để có cơ sở đến khi kiện tụng nhau thì đem ra xử theo luật đã chọn và áp dụng. Bản thân hợp đồng được coi như là một văn bản pháp luật giữa hai bên nếu hợp đồng càng ký chặt ch, quy thật rõ trách nhiệm hai bên, nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau thì căn cứ hợp đồng giải quyết được. Nhưng ở đây không biết được giữa VN và TQ ký luật nào, được áp dụng nếu vấn đề xảy ra thì áp dụng theo luật của nước nào, bản thân hợp đồng không chặt chthì khó có thể kiện nhau được.VN thua thiệt mà không kiện được. Vi phạm hợp đồng là vi phạm luật rồi nên bất cứ trọng tài nào sẽ căn cứ vào việc hai bên đã ký kết với nhau.”

    Bà Lan cho biết thêm, bản thân phía VN khi giao việc cho những người đàm phán ký kết hợp đồng đã không chọn được người có khả năng. Bên cạnh đó, những người giám sát cũng buông lỏng hoặc trình độ kém nên không đủ khả năng dám sát nổi các tổng thầu EPC...

    Bài học kinh nghiệm…?


    Dư luận xã hội quan tâm đặt vấn đề cho rằng, từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến 7/12 dự án thua lỗ của Bộ Công thương đều liên quan đến tổng thầu EPC, liệu rằng qua các bài học đó Chính phủ Việt Nam có rút ra được kinh nghiệm để hoàn thiện nhiều dự án khác trong tương lai hay không?

    Giáo sư Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định, về kinh nghiệm ông tin rằng chính phủ đã nhận ra được trong việc xóa đấu thầu đường cao tốc Bắc Nam và đó là biểu hiện của sự rút kinh nghiệm. Nhưng, ông nói tiếp:

    “Tôi cho rằng đây không còn là kinh nghiệm nữa mà cần xem rõ trách nhiệm của ai để rơi vào tình trạng như thế này, giả sử nếu nó đặc biệt thì cũng cần xem xét rất cẩn thận khi quyết định một dự án dạng như thế này. Tất nhiên nó cũng là kinh nghiệm để quyết liệt hơn, rõ ràng hơn, mạch lạc hơn và đảm bảo quyền lợi, lợi ích của Việt Nam trong tương lai nếu còn thực hiện những dự án như thế này.”

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, chính phủ Việt Nam đã có cái nhìn tích cực hơn trong việc sửa đổi luật đấu thầu “…và tới đây chắc chắn sẽ còn sửa nữa, hay luật PPP (luật đầu tư theo phương thức đối tác công- tư) đang được dự thảo trình quốc hội thì cũng sẽ siết chặt lại các quy định của nhiều dự án hợp tác công tư kể cả bên ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước có sự giám sát chặt chđể tránh được các tình huống vtham nhũng hối lộ…về nhiều vấn đề khác. Nhưng sửa luật là một chuyện, cái chính là nâng cao năng lực, trách nhiệm của những người liên quan quyết định các dự án đó. Còn không những câu chuyện này sẽ còn diễn ra hoài.”

    Ngày 31/10/2019, truyền thông trong nước dẫn tin từ Bộ Công thương cho rằng, trong số 7 dự án thua lỗ yếu kém của ngành đang vướng tranh chấp đối với hợp đồng EPC, một số đã phải cậy nhờ trọng tài quốc tế phân xử.
    (RFA) 

    Không có nhận xét nào