Header Ads

  • Breaking News

    Hạ Văn - Chính giới Mỹ thay đổi gọi ông Tập Cận Bình là “Tổng Bí thư Tập”

    Ngày 3/9, ông Tập Cận Bình có bài phát biểu tại Trường Đảng Trung ương, khi nói về giáo dục cho các quan chức trung niên và thanh niên tăng cường “bản lĩnh đấu tranh”, cần “cỏ lay lá động biết hươu đi qua, gió hễ nổi lên là biết có hổ sắp tới, nhìn thấy chiếc lá thay đổi màu sắc là biết mùa thu đến. Nhìn mầm biết cây: nhìn thấy mầm mống sự việc, thì có thể biết được thực chất và xu hướng phát triển của nó.”

    Chính giới Mỹ thay đổi gọi ông Tập Cận Bình là “Tổng Bí thư Tập”
    Trí Thức VN xin giới thiệu bài phân tích chính trị Trung Quốc từ blog của Hạ Văn đến Quý độc giả.
    tập cận bình

    Cuối thu của Trung Nam Hải đã đến

    Trong thời điểm hiện nay, sức mạnh chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang mở rộng mỗi ngày, vấn đề kinh tế trong nước Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, điềm báo trước của dịch bệnh lớn cũng giống như đám mây đen đang kéo đến, đối với Trung Nam Hải mà nói, đã không chỉ là “nhìn thấy một chiếc lá đổi màu” mà là “nhìn thấy hàng vạn chiếc lá đổi màu”, Trung Nam Hải giống như cảnh tiêu điều cuối thu, tiếp theo sẽ là mùa đông xơ xác.

    Lần này, Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông nhanh chóng được Quốc hội Mỹ thông qua, cả Thượng viện và Hạ viện chỉ có một phiếu chống, đây là điều vô cùng hiếm gặp. Nó cũng cho thấy, nhận thức của tầng quyết sách của Mỹ đối với ĐCSTQ đã có chuyển biến căn bản.

    Kiểu nhận thức của Mỹ rằng Bắc Kinh chỉ là một con gấu vô hại, sự ảo tưởng về ĐCSTQ trong quá khứ, hiện nay đã biến mất. Hiện tại Chính phủ và người dân Mỹ đã phổ biến nhận thức rằng, quyền lực của Trung Quốc không phải nằm ở nhân dân, cơ bản cũng không phải là nước cộng hòa gì đó, Trung Quốc hiện tại hoàn toàn là một Trung Quốc chuyên chế cộng sản (Communist China).

    Tư tưởng chủ lưu của một quốc gia sẽ quyết định định hướng chính sách của quốc gia đó, sự thay đổi về tư tưởng nhận thức của Mỹ, có “lực sát thương” đối với ĐCSTQ từ gốc rễ, nó vượt xa khỏi chính sách cụ thể nào đó, và Bắc Kinh rất khó có thể dùng “thủ pháp” nào đó để xoay chuyển, bởi vì loại nhận thức này là phù hợp với bản chất chân thực của ĐCSTQ.

    Thay đổi từ cách gọi “Chủ tịch Tập” thành “Tổng Bí thư Tập”

    Một biểu hiện cụ thể chính là gần đây trong chính giới Mỹ, một số nhân vật có tiếng nói đã bắt đầu thay đổi cách xưng hô chức vụ với ông Tập Cận Bình, họ không còn gọi ông Tập Cận Bình là Chủ tịch Tập (President Xi) nữa, mà đổi thành gọi Tổng Bí thư Tập (General Secretary Xi).

    Ngày 22/10, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, người có sức ảnh hưởng quan trọng tại Mỹ đã công bố sách mới “Trump và Trung Quốc: Nhìn thẳng vào mối đe dọa lớn nhất của Mỹ”. Trong cuốn sách này, ông nói trước đó người Mỹ gọi ông Tập Cận Bình là “Chủ tịch” là một sai lầm, ông Tập cần được gọi là “Tổng Bí thư”, chức vụ đầu tiên của ông ấy là Tổng Bí thư ĐCSTQ, sau đó là Chủ tịch Ủy ban Quân sự của đảng, Giải phóng quân không thuộc quốc gia, mà thuộc ĐCSTQ, trong chức vụ của ông Tập Cận Bình, chức Chủ tịch nước đứng cuối cùng. Ông Newt Gingrich cho rằng, gọi ông Tập Cận Bình là “Tổng Bí thư” sẽ giúp cho đại chúng Mỹ dễ hiểu về thể chế độc tài của ĐCSTQ tại Trung Quốc.

    Dường như có sự hưởng ứng lời kiến nghị của ông Newt Gingrich, ngày 30/10, trong một bài phát biểu tại Học viện Hudson, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bắt đầu thay đổi cách gọi ông Tập Cận Bình thành “Tổng Bí thư Tập”.

    Ngày 19/11, khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, có 2 Thượng nghị sĩ cũng bắt đầu dùng cách gọi Tổng Bí thư Tập trong phát biểu của mình.

    Trong bài phát biểu, Thượng nghị sĩ Tom Cotton đến từ Bang Arkansas có nói, Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông thực ra chính là vấn đề liên quan đến cam kết, đưa ra cam kết và thực hiện cam kết. Nhưng điều không may là, ĐCSTQ xưa nay vẫn quen đưa ra rất nhiều cam kết nhưng lại không thực hiện; năm 1984, ĐCSTQ cam kết sẽ giữ nguyên “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết sẽ đảm bảo người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục hưởng tự do vốn có. Nhưng hiện nay ĐCSTQ lại đang phá hoại cam kết của họ đối với Hồng Kông, đối với thế giới; Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông đồng nghĩa Mỹ cuối cùng buộc ĐCSTQ thực hiện cam kết, hoặc nếu ĐCSTQ phá vỡ cam kết, thì sẽ để họ phải chịu trách nhiệm.

    Cuối bài phát biểu, ông Tom Cotton cảnh báo rằng hiện nay Bắc Kinh có một lựa chọn, chính là thực hiện cam kết của mình hay là cho người Mỹ và thế giới thêm một lý do nữa để coi ĐCSTQ là một chính quyền phi pháp, do đó mong Tổng Bí thư Tập hãy đưa ra lựa chọn thông minh.

    Thượng nghị sĩ Rick Scott đến từ Florida nói, chúng ta không cách nào giữ im lặng, Tổng Bí thư Tập của ĐCSTQ đang cố trở thành chúa tể của thế giới, hiện nay là Hồng Kông, sau đó chính là Đài Loan. ĐCSTQ tin rằng muốn bản thân họ lớn mạnh, thì cần phải làm suy yếu những nước yêu mến tự do khác; hiện nay là toàn thế giới đứng ra, là lúc liên hợp cùng nhau chống lại ĐCSTQ bành trướng mang tính xâm lược, và điều này bắt đầu từ việc ủng hộ dân chúng Hồng Kông. Chúng ta cần phải làm tất cả những gì có thể làm, để biểu thị rõ ràng rằng chúng ta ủng hộ dân chủ, tự do và nhân quyền.

    Cuối bài phát biểu, ông cũng cảnh báo, đối với ĐCSTQ và Tổng Bí thư Tập của ĐCSTQ mà nói, xin ông hãy suy nghĩ kỹ bước tiếp theo của ông, thế giới đang theo dõi.

    Trump muốn biến đổi Tập Cận Bình

    Đối với ông Trump mà nói, vấn đề Hồng Kông thực ra rất dễ giải quyết. Từ ngày 15/8, ông đã công khai đăng Tweet nói rằng: “Nếu Chủ tịch Tập có thể đích thân trực tiếp gặp mặt người biểu tình, thì đó là cái kết tốt đẹp và sáng sủa cho Hồng Kông. Tôi không có chút nghi ngờ gì!”

    Ở quốc gia tự do, khi người dân có yêu cầu trên quy mô lớn, thì cuộc đối thoại giữa lãnh đạo do dân bầu và người dân để giải quyết vấn đề sẽ là điều tất nhiên. Nhưng ông Tập Cận Bình đã không nghe theo kiến nghị của ông Trump tiến hành đối thoại với dân chúng Hồng Kông. Bởi vì ông Tập là Tổng Bí thư ĐCSTQ, chứ không phải là Tổng thống Tập, điều mà Đảng cân nhắc là quyền lực và thống trị của mình chứ không phải là lợi ích của người dân.

    Nhưng ông có thể sẽ nghe theo một kiến nghị riêng tư của ông Trump, ngày 22/11, trả lời phỏng vấn của Fox News, ông Trump nói, là ông đã khuyên ông Tập Cận Bình giúp Hồng Kông tránh được tai họa diệt vong. Ông nói: “Nếu không có tôi, thì Hồng Kông đã bị nghiền nát trong vòng 14 phút.” ““Một triệu binh lính đứng chờ sẵn bên ngoài Hồng Kông không tiến vào chỉ vì tôi yêu cầu ông ta [Tập]: Làm ơn đừng làm vậy. Ông sẽ phạm một sai lầm lớn. Nó sẽ có tác động vô cùng tiêu cực đến thỏa thuận thương mại”.

    Ông Tập Cận Bình không điều động quân đội sử dụng vũ lực tại Hồng Kông, có lẽ vẫn còn có cân nhắc khác, nhưng ông đã bị chiến tranh thương mại của ông Trump buộc chặt chân tay, đương nhiên đây cũng là một nguyên nhân vô cùng quan trọng. Có lẽ kiểu biểu hiện này khiến ông Trump nhìn thấy khả năng có thể thay đổi được ông Tập Cận Bình.

    Trong phỏng vấn, ông Trump nói, “Chúng ta phải sát cánh với Hồng Kông, nhưng tôi cũng sát cánh với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là một người bạn của tôi và là một người rất tuyệt vời. Tôi muốn thấy họ xử lý được nó”, “Tôi ủng hộ Hồng Kông, tôi ủng hộ tự do, tôi ủng hộ tất cả những thứ mà chúng ta muốn. Nhưng chúng ta cũng đang trong tiến trình thực hiện một thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử, và nếu làm được thì sẽ rất tuyệt vời. Trung Quốc muốn điều đó, chúng ta muốn điều đó”.

    Ở góc độ của ông Trump, trước đó ràng buộc vấn đề Hồng Kông với chiến tranh thương mại là cách làm có hiệu quả, đã ngăn chặn được việc ĐCSTQ trực tiếp sử dụng vũ lực tại Hồng Kông, và hiện nay vấn đề Hồng Kông và chiến tranh thương mại cũng tự nhiên không cách nào tách rời được.

    Có người nói, Tổng thống Trump sẽ vì lợi ích kinh tế mà bán đứng Hồng Kông, bán đứng giá trị tự do, đây hiển nhiên là nói quá. Chớ quên, ông Trump khác biệt với các đời Tổng thống Mỹ trước đó, từ Bill Clinton cho đến Obama, ông ấy là Tổng thống đầu tiên dám thực sự động đến ĐCSTQ; sự chuyển biến trong nhận thức của Mỹ đối với Trung Quốc, cũng chỉ thực sự xảy ra sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống, những thành viên quan trọng trong Chính phủ Trump như Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo, v.v, đều là những người lên án và vạch trần ĐCSTQ nghiêm nghị nhất và cũng là điều trước đây chưa từng có, đồng thời họ cũng thúc đẩy sự chuyển biến của Mỹ.

    Người có nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản như ông Trump, tự nhiên cũng hiểu được cách dùng biện pháp kinh tế để kiềm chế đối phương, có hiệu quả đạt được mục đích. Nhưng cùng với đó, ông cũng là thật lòng dùng giá trị quan của bản thân, phản đối chủ nghĩa cộng sản. Điều này có thể nhìn thấy qua các bài phát biểu của ông ở các nơi khác nhau và các biện pháp hành chính của ông trong gần 3 năm qua.

    Ông Trump gọi ông Tập Cận Bình là bạn, nhưng đối với sự bành trướng của ĐCSTQ trên thế giới lại không hề do dự mà ngăn chặn, đồng thời cũng kiên quyết kết thúc phương thức sinh tồn bằng cách “hút máu” của Mỹ trong hàng thập kỷ qua. Kết quả của việc ông Trump thay đổi ông Tập Cận Bình sẽ ra sao? Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thời cục, ĐCSTQ ngày càng trở thành cục nợ không vác lên được, những người vẫn còn ngoan cố cũng có thể sẽ xảy ra thay đổi về tư tưởng, ông Tập Cận Bình nếu muốn ôm giữ danh xưng “Tổng Bí thư Tập” để trở thành tài liệu giáo dục phản diện được ghi vào sử sách, hay là muốn làm “Chủ tịch Tập” tuyệt vời như lời của ông Trump, đoạn lịch sử này vẫn chưa đi hết, trong cục diện thay đổi của lịch sử tất cả đều có khả năng xảy ra.

    Hạ Văn

    * (Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

    (Trí thức VN)

    Không có nhận xét nào