Header Ads

  • Breaking News

    Rút kinh nghiệm vụ Ngọc Thảo thành Ái Sa ở Đắk Lắk và trốn truy nã trở thành chánh văn phòng tòa án

    Liên quan đến vụ nữ trưởng phòng quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk làm giả hồ sơ để thăng tiến,các lãnh đạo có trách nhiệm liên quan đến việc đề cử không ai bị kỷ luật mà chỉ yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó thông tin Nguyễn Quang Huy - người trốn truy nã suốt 26 năm về tội 'Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia' bị bắt khi đang giữ chức Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong (Hòa Bình) lại là một câu chuyện nực cười khác.


    Trần Thị Ngọc Ái Sa tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo, vốn là nhân viên tiệm tóc, khởi nghiệp nhà đảng bằng chân nhân viên hợp đồng tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk, sau đó được điều qua làm kế toán tại Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk, và được "nâng đỡ" để leo lên chức Trưởng phòng của tỉnh uỷ.

    Từ nhà khách sang văn phòng rồi thành trưởng phòng, câu chuyện gian dối bắt nguồn từ việc bà Thảo mượn bằng tốt nghiệp cấp 3 của chị kế của mình - tức bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (đang làm điều dưỡng ở Lâm Đồng) - để hoàn thiện hồ sơ xin vào làm nhân viên tại xí nghiệp chế biến cà phê của Công ty xuất nhập khẩu cà phê 2-9 (một doanh nghiệp thuộc quản lý của Tỉnh ủy Đắk Lắk). Được nhận vào làm ở doanh nghiệp này, bà Thảo tiếp tục dùng bằng cấp III của chị gái để đi học trung cấp, cao đẳng rồi học từ xa tại ĐH Đà Nẵng chuyên ngành kế toán (tốt nghiệp năm 2009). Từ đầu năm 2005, bà Thảo được nhận vào làm nhân viên kế toán tại Nhà khách tỉnh Đắk Lắk (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk), đến năm 2007 thì phụ trách rồi tháng 10-2007 là kế toán trưởng. Đến năm 2013, bà Thảo được bổ nhiệm làm phó phòng quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy và đến năm 2016 là trưởng phòng.

    Khi vụ việc bị đổ bể, Trần Thị Ngọc Thảo viết đơn xin thôi việc, còn văn phòng tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk thừa nhận có sai sót trong khâu kiểm định hồ sơ chứ không có chuyện nâng đỡ. Kết quả là qua xem xét, đánh giá, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra quyết định chỉ rút kinh nghiệm nhiều lãnh đạo có liên quan đến vụ để lọt hồ sơ giả.

    Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk không dám làm mạnh tay vì xử đồng chí này sẽ động chạm đến đồng chí khác. Từ nhà khách tỉnh ủy đến văn phòng tỉnh ủy trở thành điểm ăn chơi nơi chốn quan trường dẫn tới việc làm giả lý lịch, mở hồ sơ đương chức chỉ là sai sót chứ không nâng đỡ.

    Một câu chuyện khác, Nguyễn Quang Huy - người trốn truy nã suốt 26 năm về tội 'Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia' bị bắt khi đang giữ chức Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong. Năm 1993, Huy bị truy nã sau khi cùng 4 người khác có hành vi phá hoại một công trình trong hệ thống thủy điện Hòa Bình, đây là công trình an ninh quốc giaHuy bỏ trốn trong khi 4 đồng phạm bị xét xử và lãnh án tù giam. Trong suốt 26 năm bị truy nã, Huy tiếp tục sinh sống
    tại chính địa bàn đã từng phạm tội. Điều hay nhất là Huy được bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong. TAND tỉnh Hòa Bình còn cử Huy đi học lớp nghiệp vụ thẩm phán.

    Hai ví dụ từ Đắk Lắk và Lâm Đồng cho thấy việc gian lận bằng cấp, khai man lý lịch không phải là chuyện lạ ở Việt Nam. Và từ hai ví dụ tiêu biểu này dẫn tới việc Quốc hội vừa đưa ra luật bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến lãnh đạo.

    Và cuối cùng nếu cam kết "lấy lại niềm tin trong nhân dân" liệu đảng Cộng sản có dám mở một cuộc điều tra và công bố rõ ràng bằng cấp, trường đại học, hình ảnh tốt nghiệp ra trường của toàn thể Uỷ viên Trung ương đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị để xem có bao nhiêu đồng chí giáo sư, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư lãnh đạo là... Trần Thị Ngọc Ái Sa và Nguyễn Quang Huy hay không?

    Người Quan Sát 

    (Danlambao)

    Không có nhận xét nào