Header Ads

  • Breaking News

    Thượng đỉnh Khí hậu quá nhiều kỳ vọng và nước Mỹ thiết thực đã rời Thỏa thuận Paris


    Ủy ban Châu Âu đưa tin, Thượng đỉnh Khí hậu COP 25 diễn ra từ ngày 2/12 đến 13/12/2019 tại Madrid. Dư luận đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả hội nghị, tuy nhiên giới quan sát nhận định không có nhiều hi vọng vào các bước đột phá lớn.

    Vanessa Đỗ

    Chính quyền Tây Ban Nha phải đứng ra đảm nhiệm tổ chức thượng đỉnh thay cho Chi Lê, không đủ khả năng tổ chức do khủng hoảng xã hội. Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết nước này đã huy động hơn 5.000 nhân viên chấp pháp để đảm bảo an ninh, cùng với các biện pháp kiểm tra an ninh biên giới.

    Kỳ vọng là rất lớn nhưng rõ ràng cơ hội để đạt được bước đột phá tại hội nghị này là không nhiều. Tính đến thời điểm hiện nay chỉ có tổng cộng 71 nước, hầu hết là các nước có lượng khí thải thấp, cam kết đưa mức phát thải về bằng 0 vào năm 2050.

    Các nước lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ khó có khả năng đưa ra các mục tiêu lớn hơn tại hội nghị, với khẳng định rằng họ đang làm nhiều hơn những gì được yêu cầu. Ngoài ra vẫn có sự tranh cãi giữa các nước giàu và phát triển trong các khoản đóng góp và hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.

    Mỹ và Thỏa thuận Paris

    Theo báo The BL, hiện tại Mỹ đã chính thức bắt đầu quá trình 1 năm đến 4-11-2020 để rời khỏi thỏa thuận Paris – một thỏa thuận được được đàm phán bởi cựu tổng thống Barack Obama, nhưng theo Tổng thống Trump đây chính là “gánh nặng kinh tế không công bằng” cho nước Mỹ.

    Thỏa thuận chung Paris là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm carbon dioxit từ năm 2020. Nội dung chính của thỏa thuận này nhằm đặt mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất ở mức dưới 2 độ C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp và đạt mức phát thải lớn nhất càng sớm càng tốt và hạ thấp mức phát thải vào nửa sau của thế kỷ này. Thỏa thuận đã được sự đồng thuận của Mỹ và 187 quốc gia trên thế giới nhằm chung tay chống lại biến đổi khí hậu.

    Tuy nhiên, theo Nicolas Loris của The BL nhận định, tác động đến sự thay đổi của khí hậu phần lớn phụ thuộc vào thói quen tiêu thụ của người dân. Trong khi đó, thảm họa khí hậu xảy ra là không thực tế và cũng chưa có căn cứ xác thực chứng minh việc này. Ngay cả khi thảm họa về biến đổi khí hậu xảy ra thì Thỏa thuận Paris chưa cho thấy được sự hữu ích trong việc khắc phục. Do vậy, chỉ có phương án để ngăn ngừa thảm họa này xảy ra là con người thay đổi cách tiêu thụ năng lượng của mình hoặc cách đơn giản là các quốc gia ngừng việc phát triển. Tuy nhiên, cả hai phương án này đều không thực tế.

    Tuy hiện nay nhiều quốc gia đang chú trọng mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo, nhưng theo dự báo thì than, dầu và khí tự nhiên sẽ chiếm phần lớn nhu cầu năng lượng của thế giới trong tương lai. Mặt khác, đối với các nước đang phát triển, ưu tiên cao nhất vẫn là việc giảm thiếu hụt năng lượng và cải tiến điều kiện sống, do vậy việc này tạo mâu thuẫn với các mục tiêu đặt ra của Thỏa thuận Paris.

    Thỏa thuận Paris khi ban đầu hướng tới việc chung tay giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới cùng chống lại biến đổi khí hậu thì thực tế lại khiến nhiều nhà hoạt động vì môi trường thất vọng. Bởi Thỏa thuận không có cơ chế thực thi cụ thể và không có chế tài hay hậu qủa cho việc các quốc gia không đạt được các mục tiêu giảm phát thải. Do vậy, các quốc gia về cơ bản được tự do làm bất cứ điều gì họ muốn, họ có thể tiếp tục quỹ đạo kinh doanh như bình thường mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Trung Quốc là một ví dụ, nước này có thể đạt mức phát thải vào năm 2030 mặc dù theo thỏa thuận là sẽ đạt vào thời gian trước đó.

    Theo tổ chức Quỹ Sinh thái Toàn cầu (UEF) đã công bố báo cáo Sự thật đằng sau các cam kết khí hậu cho thấy phần lớn quốc gia tham gia Hiệp định Paris đều không thực hiện cắt giảm khí thải đúng như cam kết. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có gần ba phần tư quốc gia cam kết trong Hiệp định Paris “không đủ để làm chậm lại biến đổi khí hậu” và “một số nước phát thải lớn nhất vẫn sẽ tiếp tục phát thải”. Trong đó, hơn nửa lượng khí thải nhà kính xuất phát từ Trung Quốc (26,8%), Mỹ (13,1%), Ấn Độ (7%) và Nga (4,6%).

    Các nước khác cũng khó có thể đạt được hiệu quả của thỏa thuận này, ví dụ như Ấn Độ đã cam kết giảm mức phát thải, cắt giảm tỷ lệ phát thải carbon so với tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, lượng khí thải carbon tại nước này tiếp tục tăng do nhu cầu phát triển.

    Tóm lại, sự tuân thủ toàn cầu với Thỏa thuận Paris không có tính áp dụng tại nhiều quốc gia. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia sẽ sớm không đáp ứng được thời hạn mà họ đã cam kết.

    Ngoài ra, thỏa thuận này cũng đặt ra mục tiêu các nước phát triển đóng góp ngân quỹ tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng tái sinh ít phải thải hơn, cũng như tăng cường khả năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra, như hạn hán hay lũ lụt.

    Với hy vọng ban đầu về sự “chung tay” của các quốc gia có thể thúc đẩy các quốc gia khác “hành động nhiều hơn” nhằm ngăn ngừa biến đổi khí hậu đã không đạt được như mong muốn. Theo BL, thỏa thuận này là một “sự hỗn tạp” của các cam kết được xác định tùy ý không có cơ chế thực thi và thất bại ngay từ khi bắt đầu.

    Lý do Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris

    Các cam kết từ thời chính quyền Obama đã gây ra tác hại kinh tế rõ ràng cho Hoa Kỳ bằng cách đẩy giá năng lượng cao hơn và đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí. Người Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, quần áo, và mọi thứ hàng hóa và dịch vụ khác cần đến năng lượng.

    Những chi phí cao hơn này sẽ được trải đều trên toàn bộ nền kinh tế và sẽ thu hẹp tăng trưởng kinh tế và việc làm nói chung. Các nhà phân tích của Tổ chức Heritage Foundation (Mỹ) ước tính rằng để đáp ứng các cam kết của chính quyền Obama thì Mỹ sẽ chịu những chi phí/tổn thất sau đến năm 2035:

    • Mất tổng cộng gần 400.000 việc làm, một nửa trong số đó là lĩnh vực sản xuất.

    • Tổng thu nhập trung bình mất hơn 20.000 đô la cho một gia đình bốn người.

    • Tổng thiệt hại GDP trên 2,5 nghìn tỷ đô la.

    Bên cảnh đó, Thỏa thuận Paris yêu cầu các mục tiêu ngày càng tăng trong thời gian tiếp tục tham gia, điều này sẽ làm tăng thêm chi phí tuân thủ. Những nỗ lực này sẽ đưa Mỹ trở lại chính sách tốn kém và không hiệu quả mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực tháo gỡ.

    Theo nhà kinh tế Nicolas Loris, thay vì theo đuổi Thỏa thuận Paris, Quốc hội nên triển khai các chính sách thực tế có thể thực sự thúc đẩy sự đổi mới trong việc bảo vệ năng lượng và môi trường.

    (dkn.tv)

    Không có nhận xét nào