Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 19 tháng 5 năm 2020

    Trung Quốc công bố chiến lược phát triển “Thời đại mới”

    Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 19 tháng 5 năm 2020
    Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình tham dự - qua video hội nghị - một cuộc họp quốc tế. Ảnh chụp từ màn hình ngày 18/05/2020. AFP - - 

    Theo trang mạng Asia Times hôm nay, 19/05/2020, Quốc vụ viện (chính phủ) Trung Quốc vừa công bố một số điểm chính trong tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào thứ Năm 21/05. Tài liệu tập trung vào chiến lược đưa Trung Quốc đến một “Thời đại mới” và phát triển các vùng phía tây nước này.

    Các vùng phía tây Trung Quốc, như Tân Cương, còn tương đối kém phát triển, ngoài công nghiệp khai thác khí đốt và khoáng sản. Đây cũng là nơi mà sắc tộc thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp dữ dội để ngăn chặn xu hướng ly khai. Trung Quốc cũng đang mở rộng ảnh hưởng sang các nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ giáp ranh vùng Tân Cương.

    Theo Asia Times, tài liệu chuẩn bị cho Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc gồm 33 điểm. Sáng kiến Một vành đai, Một con đường (BRI) không còn là một trong những ưu tiên hàng đầu nữa, mà ưu tiên được dành cho việc xóa nghèo đói, duy trì trật tự xã hội và mở rộng phát triển các cảng nước sâu ở Trung Quốc và nước ngoài. Có vẻ như chủ thuyết chính của các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chuyển từ “Giấc mơ Trung Hoa” của chủ tịch Tập Cận Bình sang chủ thuyết về một “Thời đại mới”, bao gồm một khái niệm mới về an ninh quốc gia, dựa nhiều vào công nghệ cao.

    Ngoài việc tập trung phát triển các vùng phía tây, tài liệu của Quốc vụ viện Trung Quốc còn hứa sẽ xây dựng hàng loạt khu công nghiệp mới, chăm sóc người già tốt hơn và bảo đảm tốt hơn vấn đề nhà ở cho người dân.

    Indonesia giành chiến thắng vượt qua Việt Nam, trở thành điểm đến cho việc di dời các nhà máy của Mỹ ra khỏi Trung Quốc (18-5-2020)

    Lập trường đu dây của nhà cầm quyền biết lý luận Hà Nội đã thất bại đau đớn trước chiến thắng của Indonesia, nhà cầm quyền csVN đã bỏ qua một cơ hội để VN vươn lên, thoát khỏi cảnh nghèo.

    Chính quyền Indonesia đã thắng cuộc, vượt qua các quốc gia Đông Nam Á khác, đặc biệt là Việt Nam, trong việc mời được các công ty đa quốc gia của Mỹ đến mở hãng xưởng. Bài báo cho thấy Indonesia rất lo ngại VN sẽ giành được lợi thế này.

    Lập trường đu dây của nhà cầm quyền biết lý luận Hà Nội đã thất bại đau đớn trước chiến thắng của Indonesia, nhà cầm quyền csVN đã bỏ qua một cơ hội để VN vươn lên, thoát khỏi cảnh nghèo.

    Một tương lai sáng lạng đang chào đón Indonesia ở phía trước. Đó là kết quả do người dân Indonesia đã biết bầu lên một vị tổng thống có đường lối chính sách nhất quán và chống cộng. Những phản ứng mạnh mẽ của Indonesia đối với TQ trong nhiệm kỳ của TT Joko Widodo kể từ ngày nhậm chức 20-10-2014 đã làm các nước Mỹ, Nhật, Úc, rất tin tưởng về lập trường vững chắc chống cộng sản TQ một cách không khoan nhượng.

    Indonesia Skyline 13-5-2020

    Indonesia giành chiến thắng vượt qua các quốc gia Đông Nam Á là điểm đến cho việc di dời các nhà máy của Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Trump quyết định di dời khoảng 27 nhà máy của Mỹ từ Trung Quốc sang Indonesia và sẽ còn nhiều công ty hơn nữa sau khi tổng thống Indonesia đã ủy quyền cho một bộ trưởng đầu tư, ông Luhut Binsar Pandjaitan để vận động hành lang với các công ty Mỹ và để bảo đảm tất cả các di dời đã được Indonesia thực hiện xong rồi (ý nói là mặt bằng đất đai, việc cấp giấy phép cho các hãng xưởng Mỹ, hạ tầng cơ sở đường xá, điện nước, giá thuê mướn nhân công…, đã được phía Indonesia chuẩn bị sẵn sàng rồi). Xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại lợi ích lớn cho Indonesia. Các công ty châu Âu và Nhật Bản cũng đang tham gia với Mỹ để rời khỏi Trung

    Quốc để cắt chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới ra khỏi tay Trung Quốc.

    Bài gốc tiếng Anh đăng trên Indonesia Skyline

    Source:

    1. Indonesia to Hack the Crown in the US-China Trade War (May 16, 2018)

    2. Transfer of China-based US companies to Indonesia confirms SEA countries’ edge as alternative manufacturing sites — Marcos (May 18, 2020)

    Vaccine ngừa COVID của Moderna có tín hiệu hứa hẹn

    Những dữ liệu sớm từ vaccine chống COVID do công ty Moderna phát triển, loại vaccine đầu tiên được thử nghiệm tại Mỹ, cho thấy vaccine này sản sinh ra kháng thể bảo vệ với một nhóm nhỏ các tình nguyện viên khỏe mạnh, công ty loan báo ngày 18/5.

    Dữ liệu này được đúc kết từ 8 người tham dự một cuộc thử nghiệm an toàn bắt đầu trong tháng 3 lúc đại dịch toàn cầu do virus corona đang lây lan.

    Trong cuộc thử nghiệm trên 45 người tình nguyện, do Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thực hiện, 8 người tình nguyện nhận được hai liều vaccine sản xuất ra những kháng thể bảo vệ gần như tương tự với những người bình phục tự nhiên từ virus corona gây bệnh COVID-19, công ty công nghệ sinh học Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.

    Cuộc nghiên cứu, không được thiết kế để chứng tỏ vaccine hiệu nghiệm, tạo ra một ít hy vọng ban đầu là vaccine có thể bảo vệ cơ thể chống virus được.

    Vaccine của công ty Moderna đang ở trên tuyến đầu của những nỗ lực chặn đứng virus lây lan nhanh chóng. Moderna hy vọng bắt đầu giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, rộng rãi hơn, vào tháng 7.

    Moderna đã ký thỏa thuận với công ty sản xuất dược phẩm hợp đồng Thụy Sĩ Lonza Group AG và chính phủ Mỹ để sản xuất đại trà số lượng lớn.

    Vaccine tên là mRNA-1273 cũng được cho là nhìn chung an toàn và được chấp nhận tốt trong cuộc nghiên cứu giai đoạn sơ khởi, công ty sản xuất thuốc nói.

    Một người trong nhóm tình nguyện thử nghiệm nổi vết đỏ xung quanh chỗ tiêm vaccine. Đây được xemlà phản ứng phụ “cấp 3”. Không có phản ứng phụ nghiêm trọng được ghi nhận, công ty cho biết.

    Mỹ cử nhiều tàu ngầm tới giám sát an ninh Biển Đông


    Hôm 18/5, American Military News (AMN) đưa tin, lực lượng tàu ngầm Mỹ tại Hạm đội Thái Bình Dương tuyên bố rằng, tất cả các tàu của họ đang đồng thời tiến hành “các hoạt động ứng phó dự phòng” ở Biển Đông, xua tan lời đồn rằng hoạt động của Hải quân Mỹ đang bị đình trệ bởi virus Vũ Hán.

    Lực lượng này cho biết thêm, các hoạt động đang thực hiện là để hỗ trợ cho chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” của chính quyền Trump, đồng nghĩa với việc chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

    Ít nhất 7 tàu ngầm, và có khả năng nhiều hơn, bao gồm tất cả 4 tàu ngầm tấn công tại đảo Guam, 1 tàu ngầm USS Alexandria tại San Diego và nhiều tàu ngầm tại Hawaii, đang tham gia vào hoạt động này.

    Ông Blake Converse, chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết: “Các hoạt động của chúng tôi là một minh chứng cho sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của chúng tôi theo luật pháp quốc tế”.

    Mặc dù bận đối phó với dịch Covid-19, nhưng chính quyền Trump vẫn luôn để mắt tới các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Vào tháng trước, Mỹ đã điều hai tàu chiến đi qua vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mark Esper cho biết, mặc dù bận tham gia chống dịch viêm phổi Vũ Hán nhưng “chúng tôi vẫn tập trung vào các nhiệm vụ bảo vệ an ninh trên khắp thế giới”.

    “Nhiều quốc gia đã và đang bận khắc phục những mất mát do đại dịch [Covid-19] gây ra, trong khi đó, các đối thủ chiến lược của chúng ta [lại] đang cố gắng khai thác cuộc khủng hoảng này để thủ lợi riêng cho họ bằng việc khai thác thiệt hại của những nước khác”, ông Esper nói.

    “Trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra, chúng tôi tiếp tục chứng kiến hành vi hung hăng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ việc uy hiếp một tàu hải quân Philippines đến đánh chìm một tàu cá Việt Nam, cũng như đe dọa các quốc gia khác tham gia khai thác dầu khí ngoài khơi [vùng biển này]”, Bộ trưởng Esper nói tiếp.

    Ông Esper cho biết thêm, việc Mỹ điều hai tàu chiến tới Biển Đông vào cuối tháng trước là để “gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng chúng tôi tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại cho tất cả các quốc gia lớn và nhỏ”.

    Trung Quốc chưa thể thiết lập ADIZ trên Biển Đông
    Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ sớm đưa ra tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông trong thời gian tới, Trung Tướng Diệp Quốc Huy của quân đội Đài Loan phát biểu tại một cuộc họp Nghị viện diễn ra hôm thứ Hai, theo CNA.

    Trung Quốc trước đó từng nhiều lần úp mở rằng họ có kế hoạch thành lập một ADIZ ở Biển Đông, vùng biển mà họ yêu sách chủ quyền với hầu hết diện tích. Theo tướng Diệp, Bắc Kinh sẽ còn phải tính toán tới nhiều yếu tố trước khi quyết định.

    Ông Diệp cho hay, Quân đội Đài Loan sẽ tiếp tục quan sát diễn biến về vấn đề này.

    Phó Tổng thống Nam Sudan và vợ nhiễm virus Vũ Hán

    Phó Tổng thống Nam Sudan, ông Riek Machar, và bà Angelina Teny, phu nhân của ông và cũng là Bộ trưởng quốc phòng, đều cho kết quả dương tính với virus corona, hãng tin Reuters cho biết thông báo của văn phòng phó tổng thống hôm thứ Hai.

    Thông báo cũng cho biết, “một số nhân viên văn phòng và vệ sĩ” của ông Machar cũng đã dương tính với COVID-19.

    Ông Machar cho biết ông sẽ tự cách ly trong 14 ngày tại nơi ở. Tính đến nay, Nam Sudan đã ghi nhận 349 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 6 ca đã tử vong.

    WHO và Bắc Kinh chấp thuận ‘đánh giá toàn diện’ về Covid-19

    Phát biểu tại Hội nghị Y tế Thế giới tổ chức trực tuyến hôm thứ Hai (18/5), Trung Quốc đã ủng hộ một bản “đánh giá toàn diện” về đại dịch. Trung Quốc có ý chấp thuận, nhưng chỉ sau khi đại dịch kết thúc.

    Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cam kết tiến hành một đánh giá độc lập về phản ứng toàn cầu trước đại dịch. Việc này sẽ được đưa ra càng sớm càng tốt. Trước đề xuất này, Trung Quốc tỏ ý ủng hộ – nhưng chỉ sau khi đại dịch kết thúc, theo Aljazeera.

    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa ra lời hứa này trong một cuộc họp trực tuyến chưa từng có tiền lệ của cơ quan ra quyết định của WHO, Hội đồng Y tế Thế giới (WHA).

    Phản ứng của WHO đối với đại dịch đã bị nhiều người chỉ trích, đáng chú ý nhất là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã đình chỉ tài trợ thường niên của Washington hồi tháng Tư, và chỉ mới đồng ý khôi phục một phần tài trợ – một khoản bằng với Trung Quốc – hôm thứ Sáu tuần trước (15/5). Phát biểu trên diễn đàn đa phương hôm thứ Hai (18/9), Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar gọi phản ứng của WHO là “sự thất bại” trong việc thu thập thông tin và tính minh bạch đã “gây tổn hại nhiều sinh mạng”.

    Nghị quyết do Liên minh châu Âu soạn thảo cũng kêu gọi một cuộc đánh giá độc lập về phản ứng của giới y tế toàn cầu. Tại buổi họp, nghị quyết này đã giành được sự đồng thuận trong cộng đồng gồm 194 quốc gia thành viên của tổ chức y tế. Một cuộc điều tra như vậy dự kiến ​​sẽ làm sáng tỏ nguồn gốc virus, công tác ứng phó dịch ban đầu của Trung Quốc và WHO.

    Ông Tedros là một người luôn hứa hẹn sẽ tổ chức một cuộc điều tra sau đại dịch, cho biết bản đánh giá độc lập này sẽ được đưa ra “vào thời điểm thích hợp sớm nhất”, đồng thời cung cấp các đề xuất cho sự chuẩn bị trong tương lai.

    Tranh cãi về Đài Loan

    Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, trong lời phát biểu khai mạc, đã gọi WHO là một tổ chức “không thể thay thế” và cáo buộc các nước không phối hợp tốt với nhau.

    “Chúng tôi đã thấy sự đoàn kết, nhưng rất ít sự thống nhất, trong nỗ lực ứng phó COVID-19”, ông Guterres nói.

    Nhưng những lời nói này của ông ta đã làm dấy lên mâu thuẫn, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một tuyên bố đã lên án quyết định của các thành viên WHA khi trì hoãn thảo luận việc cấp tư cách quan sát viên cho Đài Loan.

    Bắc Kinh coi hòn đảo tự trị này là một tỉnh đang chờ thống nhất và muốn loại trừ nó ra khỏi tất cả các tổ chức quốc tế.

    Ông Pompeo nói rằng nhà lãnh đạo WHO “có mọi quyền lực và tiền lệ pháp lý” để bao gồm Đài Loan trong cuộc họp.

    “Tuy nhiên, ông ta lại không mời Đài Loan vì áp lực từ Trung Quốc”, Ngoại trưởng Pompeo nói.
    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào