Header Ads

  • Breaking News

    Đại Dương - Quan hệ Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ cứng hay mềm?

    Hôm 24/06/2020 Cố vấn An ninh Quốc gia, Robert O’Brien phát biểu trước các doanh gia ở Arizona “Chúng ta đã quá ngây thơ trước tham vọng vô bờ của Đảng Cộng sản Trung Hoa nên Hoa Kỳ sẽ không còn thụ động trong việc đối phó với Trung Cộng ”.

    Bóng ma Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô đã tan biến từ năm 1991 đem lại niềm hy vọng Chủ nghĩa Cộng sản sẽ rơi vào bóng đêm, chấm dứt nguy cơ chiến tranh nguyên tử toàn cầu.

    Nhiều dân tộc từng ảo tưởng với Chủ nghĩa Cộng sản đã chọn con đường tự do dân chủ, phát triển hài hoà ở từng mức độ khác nhau tuỳ theo nhận thức của giới lãnh đạo và tầng lớp tinh hoa.

    Nhưng, Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba vẫn tôn thờ và áp dụng Chủ nghĩa Cộng sản theo các phiên bản khác nhau miễn sao bảo vệ và duy trì được quyền độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

    Trung Cộng với dân số 1.4 tỉ người lại nghèo mạt rệp nên Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình mới đưa ra chiến lược “Thao Quang Dưỡng Hối” để thuyết phục giới chính trị gia và giới tinh hoa khắp thế giới đổ vốn, kỹ thuật, công nghệ, chuyên viên vào Hoa Lục.

    Giới chính trị gia thế giới tin vào giả định “Trung Cộng giàu sẽ chê Chủ nghĩa Mác-Lê-Mao”. Giới tinh hoa quốc tế rộn rịp lao vào thị trường sơ khai béo bở nên danh sách tỉ phú thế giới tăng đến chóng mặt.

    Họ bất chấp lời cảnh cáo gay gắt về kiểu “dưỡng hổ di hoạ” khi giao dịch thơ ngây với Trung Cộng!

    Giám đốc Cục Điều tra Liên Bang, Christopher Wray cho biết đang điều tra 2,000 vụ liên quan đến sự gia tăng 1,300% hoạt động gián điệp kinh tế của Nhà nước Trung Cộng tại Hoa Kỳ.

    Bắc Kinh đã làm gì trên con đường thống trị thế giới?

    Hơn 2,000 năm, bắt đầu từ Nhà Tần (221-206 trước Công Nguyên) và chấm dứt với sự sụp đổ của Nhà Thanh (1644-1911 Công Nguyên), Hoàng đế Trung Hoa tự coi như kẻ thống trị thế giới mặc dù Bắc Kinh chưa bao giờ xây dựng một đế quốc toàn cầu. Ngay cả khi ảnh hưởng của Trung Hoa sụp đổ vào thế kỷ thứ 19 và 20, nhưng, các nhà lãnh đạo vẫn mơ khôi phục ảnh hưởng toàn cầu.

    Từ đầu thập niên 1990, Bắc Kinh ngày càng đón nhận chủ nghĩa đa phương và hội nhập với các thể chế quản trị toàn cầu nên ký Hiệp ước Không-phổ-biến Nguyên tử năm 1992, Hiệp ước Cấm thử Nguyên tử Toàn diện năm 1996, và ký Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị năm 1998. Như thế, Bắc Kinh khỏi chạy đua vũ khí nguyên tử đầy tốn kém và không bao giờ có thể đuổi kịp Hoa Kỳ và Liên Sô. Bắc Kinh cũng tránh bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về nhân quyền và chính trị.

    Họ Tập tìm cách định hình hệ thống quản trị toàn cầu để thúc đẩy mô hình phát triển của Trung Cộng qua các thủ đoạn hối lộ, tuyên truyền, doạ nạt nên các viên chức Trung Cộng đã cầm đầu 4 trong số 15 cơ quan đặc biệt của Liên Hiệp Quốc.

    Bắc Kinh đã giúp Venezuela, Zimbabwe công cụ giám sát bằng kỹ thuật nhận diện khuôn mặt, có triển vọng được nhiều nước theo đuôi mà không biết nguy cơ bị tình báo Trung Cộng sử dụng trí tuệ nhân đạo để kiểm soát mọi hoạt động xã hội.

    Chiến tranh giữa các vì sao


    Trung Cộng ôm tham vọng thay thế Hoa Kỳ trong vai trò thống trị không gian khi chuẩn bị hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh thay thế cho GPS trong nay mai. Bắc Kinh coi không gian như một lĩnh vực quân sự nên đầu tư thật nhiều nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế và quân sự.

    Bắc Kinh có 363 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Năm 2018, Bắc Kinh thành lập một đơn vị dùng hoả tiễn SC-19 chống vệ tinh có quỹ đạo trái đất thấp.

    Hoa Kỳ đã thành lập Lực lượng Không gian từ tháng 12-2019 với 16,000 quân nhân và dân sự, trực thuộc Không quân Hoa Kỳ nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia tập trung vào không gian vũ trụ.

    Tàu Vũ trụ Tự hành bí mật, X-37B của Hoa Kỳ đã hạ cánh xuống Florida hôm 27/10/2019 sau 780 ngày bay quanh trái đất trong sứ mệnh lần thứ 5, có tổng số làm sứ mệnh 2,865 giờ. Nhiệm vụ thực sự của X-37B chưa được tiết lộ. X-37B lại lên đường hôm 18/05/2020 thi hành sứ mệnh lần thứ 6.

    SpaceX của Hãng tư nhân đã đưa phi hành gia lên trạm không gian mà các nước khác phải do cơ quan của chính phủ thực hiện sẽ tốn kém nhiều hơn.

    Biển Tây Thái Bình Dương dậy sóng

    TCB gây sự với Ấn Độ trên biên giới mù mờ ở Hy Mã Lạp Sơn để nắn gân Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc đại Lợi). Tuy nhiên, đã bị phản ứng ngược.

    Ấn Độ từ chần chừ đã chuyển sang gắn bó thực tế hơn khi xích lại gần Hoa Kỳ như muốn kết thúc giai đoạn trung lập vì gây bất lợi trước thái độ hung hăng, trịch thượng của Bắc Kinh.

    Nhật Bản đã cho chạy thử chiếc Khu trục hạm Haguro thứ 8 trong dự án Maya, sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2021. Loại khu trục hạm này được trang bị hệ thống tác chiến tích hợp Aegis nên một số chính trị gia Nhật Bản muốn ngưng mua Hệ thống chống Hoả tiễn Aegis Ashore của Mỹ và thay thế bằng Hệ thống Phòng thủ Khu vực Độ cao (THAAD).

    Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ triệu tập các chuyên gia để nghiên cứu rõ hơn về nhu cầu phòng thủ quốc gia.

    Bắc Kinh doạ Tokyo nếu nghe lời Hoa Kỳ mà đặt các hoả tiễn tầm trung thì mối quan hệ Nhật-Trung sẽ đổ vỡ. Trung Cộng có nhiều hoả tiễn tầm trung đe doạ các nước láng giềng.

    Năm 2017 Hoa Kỳ đã điều động 3 Hải đội Xung Kích Hàng không mẫu hạm tới Tây Thái Bình Dương khi Bắc Hàn đe doạ tấn công Nhật Bản và Mỹ khiến Chủ tịch Kim Chính Ân không còn hống hách.

    Năm nay, cũng 3 Hải đội luân phiên tập trận chung với các quốc gia đồng minh làm vững lòng nhiều nước nhược tiểu.

    Lực lượng Quân sự Trung Cộng yếu vì các lý do: (1) Quân số 2.6 triệu kể cả quân dịch và dân sự cùng với 800,000 trừ bị lẫn 1.5 triệu cảnh sát vũ trang. Như thế, quân đông mà không tinh. (2) Chưa tham chiến thực sự từ năm 1980. (3) Yếu về Hàng không mẫu hạm, tiềm thuỷ đỉnh và chống ngầm. (4) Thiếu kinh nghiệm chiến trận, đặc biệt trong chiến tranh quy mô trên biển. (5) Vũ khí kém xa Hoa Kỳ (6) Không có đồng minh.

    Ngược lại, Lực lượng quân sự Mỹ: (1) Từng tham chiến liên tục. Tham gia nhiều cuộc hải chiến quốc tế. (2) Hải Quân và Không quân vô địch thế giới. (3) Quân nhân đều chuyên nghiệp. (4) Đồng minh và đối tác chiến lược đông đảo.

    Thông điệp của quốc tế gửi Trung Cộng
    Tại cuộc đối thoại thường niên Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu hôm 25/06/2020, Ngoại trưởng Mike Pompoe xác nhận Mỹ rút bớt quân từ Đức chuyển sang Châu Á nhằm đối phó với Trung Cộng ở Ấn Độ, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Việt Nam, Indonesia.

    Gần đây, Ngoại trưởng Pompoe kêu gọi Châu Âu cứng rắn hơn với Bắc Kinh, đứng hẳn về phía tự do thay vì chấp nhận nền độc tài tàn bạo do một chính quyền côn đồ áp đặt.

    Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân, Delfin Lorenzana lên án ý đồ thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa xâm phạm chủ quyền của các quốc gia duyên hải.

    Kết luận

    Trung Cộng không phải chỗ dựa đáng tin cậy cho bất cứ quốc gia nào, kể cả Việt Nam và Bắc Triều Tiên. Tập Cận Bình không thể là bạn bè chí cốt vì mang bản sắc và tham vọng Hoàng Đế Thế giới.

    Chưa lãnh đạo thế giới mà Tập Cận Bình vẫn muốn làm chúa tể loài người. Nào ai chấp nhận?


    https://baotgm.net/

    Không có nhận xét nào