Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 18 tháng 7 năm 2020



    Chuyên gia yêu cầu chính phủ Mỹ bảo đảm nguồn cung cấp thuốc remdesivir

    Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ tuần này yêu cầu chính phủ liên bang “sử dụng tất cả quyền hạn” để đảm bảo có nguồn cung cấp đầy đủ thuốc remdesivir chống COVID trong lúc số người nhiễm virus corona tiếp tục gia tăng.

    Trong thư gửi Phó Tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Alex Azar, Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) bày tỏ quan ngại trước thực tế rằng các nước phát triển đều đang dựa vào một nhà bào chế duy nhất để có được một loại thuốc duy nhất tới nay chứng tỏ hữu hiệu chống lại COVID.

    Remdesivur do công ty Gilead Sciences bào chế. Hãng thuốc này đã cam kết cung cấp 500.000 liều thuốc chữa trị cho HHS để phân phối cho các bệnh viện Mỹ vào tháng 7, 8 và 9. Công ty cũng cấp phép remdesivir cho một số công ty dược để bán tại 127 nước có thu nhập thấp.

    Với phong cách ngoại giao ‘chiến lang’, Trung Quốc tiếp tục xúc phạm Mỹ

    Theo AFP, vào hôm 17/7, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh nói rằng, các quan chức Mỹ đã bị “mất trí và phát điên” trong cách hành xử với chính quyền Trung Quốc.

    “Những người này, vì lợi ích cá nhân và lợi ích chính trị, đã không ngần ngại đánh lạc hướng dư luận trong nước, tới mức họ mất trí và phát điên”, bà Hoa nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh.

    “Một con chim sẻ không thể hiểu nổi tham vọng của con thiên nga. Đây là đánh giá sai lầm nghiêm trọng và hiểu sai về mục tiêu chiến lược của Trung Quốc”, bà Hoa khẳng định.

    Tuyên bố của bà Hoa được cho là nhằm đáp trả Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Pelham Barr, khi ông Bộ trưởng một ngày trước đó nói rằng Bắc Kinh đang thực hiện “chiến tranh kinh tế chớp nhoáng” nhằm thay thế Washington thành cường quốc thế giới cũng như truyền bá tư tưởng chính trị khắp toàn cầu.

    Trinh sát cơ Mỹ lại quần thảo gần Trung Quốc

    Theo SCMP, vào hôm 17/7, tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc đăng trên Twitter cho biết trinh sát cơ E-8C Joint STARS của không quân Mỹ đã hoạt động tại khu vực phía nam đảo Đài Loan và tới vị trí cách bờ biển tỉnh Quảng Đông 72 hải lý (133 km).

    SCSPI cho biết đây là lần thứ ba trong tuần máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc. Cùng ngày, một máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry của không quân Mỹ cũng hoạt động trên khu vực Biển Đông.

    Hoạt động của trinh sát cơ E-8C và máy bay cảnh báo sớm E-3C diễn ra trong bối cảnh căng thẳng quanh Đài Loan khi hòn đảo tổ chức cuộc diễn tập bắn đạn thật Hán Quang. Trung Quốc được cho là đã cử hai tàu trinh sát tới khu vực phía đông đảo Đài Loan để “rình mò” theo dõi cuộc diễn tập, buộc lực lượng phòng vệ của Đài Loan phải cử tàu tuần tra ra ứng phó.

    Dân Ấn Độ đòi đổi tên đường gần Đại sứ quán Trung Quốc thành ‘Đường Đạt Lai Lạt Ma’


    Theo tờ Taiwan News, người dân Ấn Độ đang khởi động một chiến dịch trực tuyến kêu gọi đổi tên đường gần đại sứ quán Trung Quốc thành đường “Đại Lai Lạt Ma”. Tính đến sáng ngày 17/7, 979 người đã ký vào đơn thỉnh nguyện trên trang Change.org.

    Giải thích về lý do đề nghị đổi tên đường, ông Om Prakash Mishra, cựu bộ trưởng Nhà ở cho biết tên đường Panchsheel Marg gần Đại sứ quán Trung Quốc là một hiệp ước được ký giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 1954 để biểu thị sự tôn trọng lẫn nhau về toàn vẹn lãnh thổ giữa hai bên. Theo ông, hiệp ước được hình thành trên cơ sở cả hai nước sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và sẽ cùng tồn tại hòa bình, nhưng những diễn biến gần đây đã khiến ông tin rằng Bắc Kinh không có ý định tôn trọng thỏa thuận song phương này.

    Theo ông Mishra, việc đặt tên nhà lãnh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma cho con đường sẽ không chỉ tôn vinh người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh về chủ nghĩa bành trướng xâm lược của họ. Vị quan chức Ấn Độ nói đùa rằng sẽ rất vui khi thấy đại sứ Trung Quốc đi dọc theo đường Đạt Lai Lạt Ma mỗi ngày để làm việc.

    Công chúa Anh bí mật kết hôn

    Theo CNN, công chúa Anh Beatrice, con gái hoàng tử Andrew, đã tổ chức hôn lễ bí mật ở lâu đài Windsor với sự chứng kiến của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Điện Buckingham hôm 17/7 xác nhận công chúa Beatrice và hôn phu Edoardo Mapelli Mozzi đã tổ chức hôn lễ cùng ngày. Hai người đính hôn từ tháng 9 năm ngoái, song đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới lễ cưới của họ.

    “Lễ cưới riêng của công chúa Beatrice và ngài Edoardo Mapelli Mozzi được cử hành lúc 11h ngày 17/7 tại nhà thờ hoàng gia All Saints ở Windsor”, Điện Buckingham ra tuyên bố.

    Theo điện Buckingham, bữa tiệc nhỏ có sự tham gia của Nữ hoàng Anh, Hoàng thân Philip và gia đình. Hôn lễ cũng diễn ra theo các quy tắc liên quan của chính phủ Anh.

    Reuters: Hồng Kông yêu cầu quan chức Đài Loan ký giấy công nhận “một Trung Quốc”

    Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng giới chức Hồng Kông mới đây đã yêu cầu các quan chức Đài Loan phải ký vào một tài liệu bày tỏ ủng hộ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan theo chính sách “một Trung Quốc” nếu không họ sẽ không được gia hạn thị thực.

    Động thái trên của Hồng Kông đến sau khi Đài Loan mạnh mẽ chỉ trích luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông từ ngày 1/7 và tháng này Đài Loan vừa mở một văn phòng tại Đài Bắc để giúp đỡ người dân muốn rời bỏ trung tâm tài chính châu Á.

    Một quan chức cấp cao Đài Loan giấu tên nói với Reuters rằng nhiều quan chức Đài Loan tại lãnh sự quán danh nghĩa của họ tại Hồng Kông phải xin gia hạn thị thực đã bị chính quyền Đặc khu yêu cầu ký vào tài liệu công nhận chính sách “một Trung Quốc”.

    Vị quan chức giấu tên này nói rằng động thái nêu trên của giới chức Hồng Kông là chưa từng có tiền lệ và là “sự cản trở chính trị không cần thiết” đối với mối quan hệ Đài Bắc-Hồng Kông.

    “Họ sẽ không cấp thị thực nếu chúng tôi không ký vào tài liệu đó. Đó hoàn toàn là vấn đề do họ tạo ra. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ lập trường của mình. Những đại diện của chúng tôi tại Hồng Kông sẽ giữ vững lập trường”, vị quan chức Đài Loan nói với Reuters.

    Reuters cho biết họ đã liên hệ với cơ quan xuất nhập cảnh Hồng Kông để yêu cầu bình luận về thông tin trên, nhưng không nhận được phản hồi.

    Quan chức Đài Loan rời Hồng Kông vì từ chối ủng hộ ‘Một Trung Quốc’


    Ông Cao Minh Thôn (Kao Ming-tsun), Quyền giám đốc Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, đã rời Hồng Kông vào cuối ngày 16/7 vì từ chối ký văn bản ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc” về vấn đề Đài Loan.

    Một nguồn tin hôm nay nói với Reuters rằng, thị thực của các quan chức Đài Bắc tại Hồng Kông sẽ không được gia hạn nếu họ không ký một văn bản ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”.

    “Họ không cấp thị thực nếu chúng tôi không ký vào văn bản”, một quan chức cấp cao của Đài Loan nói với Reuters.

    Hiện chưa rõ có chính xác bao nhiêu quan chức Đài Loan bị phía Hồng Kông yêu cầu ký kết.

    Vị quan chức cho biết hành động này chưa từng có tiền lệ và đã gây ra trở ngại chính trị không cần thiết cho mối quan hệ Đài Bắc – Hồng Kông.

    Động thái của phía Hồng Kông được đưa ra sau khi Đài Loan chỉ trích mạnh mẽ luật an ninh hà khắc của Bắc Kinh và mở văn phòng tại Đài Bắc để hỗ trợ những người muốn rời khỏi xứ Cảng Thơm.

    “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ lập trường của mình. Đại diện của chúng tôi tại Hồng Kông sẽ giữ vững quan điểm”, vị quan chức Đài Loan nói với Reuters.

    8 chiến cơ Trung Quốc xuất hiện tại quần đảo Hoàng Sa


    Các hình ảnh từ vệ tinh hôm thứ Sáu (17/7) cho thấy 8 chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc đã xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa, trong khi các tàu sân bay Mỹ đang thực hiện một cuộc tập trận lần thứ 2 ở Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.

    BenarNews cho biết trang tin này đã nhìn thấy các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các chiến cơ Trung Quốc đậu trên đường băng mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ít nhất 4 chiếc máy bay có vẻ ngoài giống chiến cơ J-11B hiện đang phục vụ lực lượng Không quân và lực lượng Hàng không Hải quân Trung Quốc. 4 chiếc còn lại có vẻ là một mẫu máy bay chiến đấu khác.

    BenarNews đưa tin về 8 chiếc máy bay chiến đấu tại đảo Phú Lâm, nơi bị biến thành căn cứ quân sự lớn nhất của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, ngày 17/7/2020.

    Theo BenarNews, trang tin chuyên về Đông Nam Á, các nhà phân tích cho biết đây là lần tập trung nhiều máy bay chiến đấu nhất từng được phát hiện tại đảo Phú Lâm. Các máy bay quân sự và các tàu chiến Trung Quốc đã xuất hiện tại đảo Phú Lâm trước đó, đặc biệt là trong các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông từ ngày 1-5/7.

    Tạp chí Forbes đã đưa tin về sự hiện diện của 4 chiếc chiến cơ J-11B tại Đảo Phú Lâm vào thứ Tư (15/7), nhưng chúng không ở cùng một chỗ vào thứ Năm. Sau đó, chúng xuất hiện trở lại cùng với 4 máy bay chiến đấu khác vào thứ Sáu.

    Cựu giám sát viên: TikTok kiểm duyệt cả người dùng quốc tế


    Một cựu kiểm duyệt viên internet của Trung Quốc từng phỏng vấn xin việc tại TikTok tiết lộ mạng xã hội này không chỉ kiểm duyệt người dùng tại Hoa lục mà còn cả người dùng quốc tế, theo The Epoch Times.

    Liu Lipeng, người từng làm kiểm duyệt trực tuyến tại Trung Quốc trong một thập kỷ, cho biết anh đã bị khước từ công việc trong cuộc phỏng vấn năm 2018 tại Tik Tok sau khi mạo hiểm đưa ra đề nghị trong cuộc phỏng vấn rằng TikTok không nên kiểm duyệt nội dung quá mức vì người Mỹ coi trọng quyền tự do ngôn luận.

    Anh mô tả công ty mẹ TikTok ByteDance Technology Co., gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh với giá trị thị trường ước tính đạt 100 tỷ USD theo báo cáo vào tháng 5, là “một cỗ máy kiểm duyệt lớn nhất và đáng sợ nhất” anh từng gặp trong sự nghiệp kiểm duyệt của mình.

    Các tuyên bố của cựu kiểm duyệt viên trùng khớp với mối lo ngại gia tăng về mối quan hệ giữa TikTok và chính quyền Bắc Kinh, và nó đến trong bối cảnh chính quyền Trump xem xét việc cấm ứng dụng này do các lo ngại về rủi ro an ninh quốc gia. Các quan chức và chuyên gia Hoa Kỳ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng ứng dụng này có thể được sử dụng để do thám và kiểm duyệt người dùng ở Mỹ. Bytedance đã phủ nhận những tuyên bố này.

    Liu, đến từ thành phố Thiên Tân phía bắc Trung Quốc, đã xây dựng sự nghiệp của mình trong vai trò một “người đánh giá nội dung” cho các mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc như Weibo, một nền tảng giống Twitter và Leshi, một nền tảng video tương tự YouTube. Ở Trung Quốc, tất cả mạng xã hội phải tuân thủ các quy tắc kiểm duyệt chặt chẽ của chính quyền, khi sử dụng các thuật toán và nhân viên kiểm duyệt nhằm theo dõi và xóa các bài đăng nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

    Nhưng Liu không chỉ được yêu cầu giám sát nội dung bên trong mạng lưới internet bị phong bế ở Trung Quốc. Cựu nhân viên kiểm duyệt này cho biết anh đã có cuộc phỏng vấn với ByteDance vào ngày 18/10/2018 cho vị trí quản lý nội dung phụ trách giám sát các nội dung của người dùng hải ngoại của TikTok. Thông báo tuyển dụng cho biết công việc này sẽ bao hàm việc xem xét “các video trên toàn cầu”.

    Bên cạnh TikTok, ByteDance cũng có phiên bản tiếng Trung tại thị trường đại lục gọi là Douyin.

    Liu, người đã cùng gia đình chuyển đến Mỹ vào tháng 3, đã mô tả cuộc phỏng vấn là một trải nghiệm “lố bịch” – mạng xã hội này đã tiến hành các biện pháp cực đoan để đảm bảo bí mật, và điều này khiến anh khá kinh ngạc.

    Không có nhận xét nào