Header Ads

  • Breaking News

    Mỹ muốn cấm đảng viên Trung cộng nhập cảnh – nhưng họ là ai?

    Khi chính quyền Trump cân nhắc kỹ càng lệnh cấm các đảng viên cộng đảng và người nhà nhập cảnh, là đang cân nhắc việc cắt khỏi một bộ phận to lớn cộng đồng Trung Hoa – 92 triệu người – thường bất chấp các định kiến, bao gồm những người dạo gót trong các đại sảnh đường đầy quyền lực ở Bắc Kinh, giám sát các trường học của Trung cộng và điều hành các công ty lớn.
    Mỹ muốn cấm đảng viên Trung cộng nhập cảnh – nhưng họ là ai?

    Ngăn chặn họ có thể thay đổi địa thế của quan hệ Mỹ – Trung theo những cách tầm thường nhất: cắt đi một lượng lớn người Hoa thường xuyên, trong thời kỳ trước khi xảy ra đại dịch Wuhanvirus, vào Mỹ đến cả triệu để kinh doanh, thăm quan, mua sắm tại các cửa hàng bách hóa cao cấp và học tập tại một số trường đại học ưu tú nhất nước Mỹ.

    Ngăn chặn các đảng viên này sẽ có thể không những làm tắt đi một đầu cầu kinh tế cho nước Mỹ, mà còn đẩy mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một giai đoạn cô lập sâu sắc hơn. Các đảng viên cộng đảng đó là những ai? Đây là những gì chúng ta biết.

    1. Những lãnh đạo, những người chiến thắng các giải thưởng, những người bất đồng quan điểm và những săn sóc viên.

    Một số đảng viên cộng đảng là những kẻ lãnh đạo cứng ngắc theo khuôn mẫu cộng sản, nhưng nhiều người thì không thế. Ở đỉnh cao của quyền lực chính trị tại Bắc Kinh, nơi các đảng viên thường khéo tạo ra các cuộc đàn áp khắc nghiệt, thì sự tuyên truyền sai lệch và giám sát toàn diện được thiết kế để bảo vệ sự cai trị độc tài của đảng trên khắp cả nước.

    Họ theo dõi những người bị cho là những kẻ phá rối chính trị và kiểm soát cả chính phủ ở Bắc Kinh. Họ thực thi các đạo luật dẫn đến việc giam giữ hơn một triệu người của các sắc dân thiểu số như người Uighurs sống ở phía tây Trung cộng.

    Tuy nhiên, nhiều tiếng nói bất đồng chính kiến cũng xuất phát từ trong cộng đảng. Bác sĩ Li Wenliang, người lên tiếng báo động trên mạng về một loại virus bí ẩn xuất hiện ở Trung cộng và đã bị công an gọi thẩm vấn vì rắc rối này trước khi chết vì Wuhanvirus, là một đảng viên.

    Cũng vậy, nhà kinh tế học người Uighurs là Ilham Tohti, người đoạt giải thưởng Sakharov, cũng là đảng viên.

    Các thống kê gần đây cho thấy 12,3 triệu trong số đảng viên là người ở tuổi 30 hoặc trẻ hơn, khoảng một nửa có bằng đại học hoặc cao đẳng, và 27,9% là nữ. Nhiều đảng viên cũng là người cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, điều hành các trường học, quản lý các công ty công nghệ, tổ chức làm sạch bãi biển, diễn viên trong các phim bom tấn và làm các công việc tiếp cận với những công dân Trung Hoa lớn tuổi. Bên cạnh họ là các học giả, nhà khoa học và doanh nhân – những người cứu sinh cho mối quan hệ kinh tế Mỹ – Trung được tồn tại bất chấp mối quan hệ tồi tệ.

    Đối với những người không ở đỉnh cao quyền lực, vào đảng thường là cách để thúc đẩy sự nghiệp của một người bằng cách tạo ra những mối liên kết đúng đường. Trong những năm bùng nổ tăng trưởng từ thập kỷ 1980s đến đầu thập kỷ 2010s, nhiều người Trung Hoa vào đảng để được vươn lên trong doanh nghiệp, học thuật và nghệ thuật.



    2. Một đảng được sinh ra từ nội chiến.


    Được thành lập năm 1921, cộng đảng đã thống trị chính trị Trung Hoa từ khi giành chiến thắng trong cuộc nội chiến chống lại những người theo Chủ nghĩa dân tộc của Cộng hòa Trung Hoa vào năm 1949. Kể từ đó, cộng đảng đã đi qua nhiều cuộc tiến hóa, một số người được thực tiễn soi sáng, những người khác vẫn trong những toan tính nắm bắt quyền lực trong tầm nhìn hạn hẹp.

    Trong những thập kỷ gần đây, cộng đảng dường như đã xuất hiện như một pháo đài của những nhà kỹ trị vận dụng chính sách kỹ thuật và quan hệ chặt chẽ với các doanh nhân để nhấn mạnh sự tăng trưởng kinh tế, thậm chí trừng phạt mạnh những người dám xem thường quyền lực của họ.

    Dưới thời Xi Jinping, lãnh đạo hàng đầu của Trung cộng, một đảng mà mười năm trước thường được gọi đùa là nhóm doanh nhân giả danh Marxist đã tái khẳng định cội nguồn cộng sản của mình. Đảng viên phải tham gia các khóa học tập về lý thuyết cao cấp, đôi khi với năng lực truy tìm của các ứng dụng để giám sát việc đọc của họ.

    Xi đã nhấn mạnh về lòng trung thành chính trị lên trên lợi ích kinh tế, và một cuộc đàn áp tiêu trừ tham nhũng đã dẹp bỏ một số cấu kết nội bộ. Xi cũng làm cho quá trình chọn lựa nghiêm túc hơn: Những thứ đã từng là các thủ tục kém hiệu quả nay trở nên khó khăn hơn và chọn lọc hơn. Các đối tượng đảng phải trải qua một cuộc điều tra và một loạt các bài kiểm tra cùng phỏng vấn, trước khi chờ đợi vài năm để được kết nạp.

    3. Búa liềm mới sáng chói.

    Quyền lực và các biểu tượng của cộng đảng lờ mờ ẩn hiện bên trong các công ty và những tổ chức khác, và các bảng vẽ hình búa liềm mới sáng chói đã xuất hiện trong trung tâm các thị trấn, thành phố khắp cả nước.

    Bên trong các mặt trận của đảng, có cả sách và sân chơi trẻ em. Nhưng luôn có sự giám sát, với các quan chức truy tìm một cách gọn gàng những điều xảy ra trong khu vực, lập báo cáo về những kẻ gây rối chính trị thông qua các cơ sở dữ liệu.

    Các đảng ủy, một thời chỉ mang tính lễ nghi và ngủ yên trong các công ty tư nhân, giờ có được sức mạnh mới. Nhiều giám đốc điều hành hàng đầu, như Jack Ma, đồng sáng lập Alibaba, là đảng viên. Ở nước ngoài, cơ cấu đảng đã giúp gắn kết các tổ chức điều hành những chiến dịch tạo ảnh hưởng để tăng cường hỗ trợ cho Trung cộng. Tuy nhiên, ngay cả khi Xi thiết lập nhiều chiêu thức của Mao, như các khóa học tập cùng sự giám sát, nhiều người vẫn gia nhập đảng vì các đặc quyền nghề nghiệp, chứ không phải là mớ ý thức hệ không có tác dụng gì. Bị cám dỗ về triển vọng có được việc làm tốt hơn, nhiều sinh viên đã đăng ký vào đại học, ngay trước khi có quan điểm chính trị được phát triển đầy đủ. Trúng tuyển thường được xem là có dấu hiệu xuất sắc. Trong trung tâm công nghệ phía nam Shenzhen năm 2018, một tấm bảng khuyến khích cách công ty với khẩu hiệu có thể làm các tín đồ chính thống của Marxist ú ớ: “Đi theo đảng ta, làm ra thương mại.”

    4. Ngăn chặn hàng triệu người là không thể.


    Với lượng đảng viên chiếm một phần lớn đáng kể trong xã hội Trung cộng, một số người đồn đãi về những chuyện tổ chức đảng làm mất hồ sơ đảng viên. Xi, trong việc tìm kiếm sự hồi sinh của đảng, đã đi săn lùng lại vô số đảng viên không đóng đảng phí trong nhiều năm.

    Nếu ngay cả Bắc Kinh cũng đang vật vã theo dõi 92 triệu đảng viên và gia đình họ, thì không rõ Mỹ có thể làm điều này tốt hơn chăng nếu quyết định thực hiện lệnh cấm nhập cảnh. Các chuyên gia cảnh báo rằng dự thảo về lệnh cấm sẽ là tất cả nhưng lại bất khả thi trên diện rộng.

    Mặc dù vậy, Mỹ có thể thiết lập các cơ chế mới theo đó Bộ Ngoại giao và Bộ Nội an có thể truy tìm chặt chẽ hơn các đảng viên cộng đảng. Nhiều công dân Trung cộng gần đây đã nhập cảnh vào Mỹ nói rằng họ không bị triệu hồi để hỏi về việc tham gia cộng đảng. Mặc dù một số đơn xin nhập cảnh từ Bộ Ngoại giao có yêu cầu rõ ràng.

    Bất kỳ đạo luật mới nào cũng có thể áp dụng dễ dàng hơn cho đám đầu lãnh chính trị Trung cộng nổi tiếng hơn và gia đình họ. Con cái của các đầu lãnh này có thể xoay sở để vào được Mỹ dù luật có được ký ban hành. Chẳng hạn, con của Xi, Xi Mingze, đã vào học ở trường Đại học Harvard dưới một tên giả trong nhiều năm trước.

    Tuy nhiên, nếu thi hành nghiêm ngặt, lệnh cấm visa có thể gây khó khăn cho cuộc sống nhiều người khác. Các học giả và doanh nhân thường xuyên đến Mỹ có thể phải hoặc là tiết lộ thân phận đảng viên hoặc phải chịu rủi ro phạm luật và bị phạt vì làm giả hồ sơ xin cấp visa.

    Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung cộng, Hua Chunying, đã gọi động thái này của chính quyền Trump là “rất không thỏa đáng.”

    “Mỹ, là một quốc gia hùng mạnh nhất, còn lại gì? Mỹ muốn tạo ấn tượng gì trên thế giới? Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ ngừng thực hiện những việc không tôn trọng các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế như thế này.”

    Riêng mối đe dọa của Mỹ có thể khiến nhiều người thay vì đến Mỹ làm ăn và hơn nữa thúc đẩy các hội nghị kinh doanh và các sự kiện khác gồm các đối tác Mỹ và Trung cộng sẽ bỏ sang các quốc gia khác – như Canada chẳng hạn.


    https://khoahocneT

    Không có nhận xét nào