Header Ads

  • Breaking News

    Trần Vũ - Ông Biden từng ngăn chận người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ

    Theo tờ Washington Examiners ngày 04 tháng 7 năm 2019, ông Joe Biden, hiện là ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 của đảng Dân chủ đã từng ngăn chặn hàng trăm ngàn người Việt tị nạn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ. Lúc đó ông Biden là Thượng Nghị Sĩ của đảng Dân Chủ.
    Trần Vũ - Ông Biden từng ngăn chận người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ
    Ông đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ "không có nghĩa vụ đạo đức” hay nói cách khác là “không có trách nhiệm di tản các công dân nước ngoài". Ông đã bác bỏ về những lo ngại cho sự an toàn của người dân miền Nam Việt Nam khi cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng chiếm Sài Gòn năm 1975.

    Cũng theo bài báo, khi miền Nam thất thủ vào năm 1975, Tổng thống Gerald Ford đã tìm cách sơ tán hàng ngàn gia đình Việt Nam từng hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến. TNS Joe Biden là tiếng nói nổi trội hàng đầu và hăng hái nhất tại Thượng viện Mỹ phản đối nỗ lực giải cứu này.

    Trước việc hàng trăm ngàn đồng minh của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam có nguy cơ bị Cộng sản trả thù, ông Biden khẳng định Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải sơ tán họ dù chỉ “01 người”.

    TT Ford cho rằng một số người miền Nam đã từng hợp tác với Hoa Kỳ rất xứng đáng có cơ hội được sống tự do tại Mỹ, nhưng ông Biden đã phản đối kịch liệt và bỏ phiếu chống trong cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao Thượng viện. Ngoại trưởng Henry Kissinger, người đứng đầu cuộc họp, cho biết tổng số những người miền Nam Việt Nam có thể gặp nguy hiểm ở Việt Nam cần được di tản là hơn một triệu, nhưng con số tối thiểu là 174.000 người.

    Ngược lại, ông Biden nhấn mạnh “các đồng minh của Hoa Kỳ không cần được giải cứu” và “chúng ta nên tập trung vào việc đưa lính Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam mà thôi.” Ông nói: “Tôi chỉ bỏ phiếu cho bất kỳ số tiền nào để đưa người Mỹ ra khỏi Việt Nam” nhưng sẽ không “đối với việc đưa người Việt Nam” đến Hoa Kỳ.

    TT Ford rất bất bình với câu trả lời của Biden. TT Ford tin rằng việc không sơ tán người tị nạn miền Nam sẽ là sự phản bội các giá trị của Mỹ, ông nói: “Chúng ta đã mở cửa cho người Hungari - truyền thống của chúng ta là chào đón những người bị áp bức. Tôi không nghĩ những người này lại bị đối xử khác biệt với người Hungary, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xô.”

    Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã bỏ phiếu dự luật di tản người tị nạn Việt Nam với 14 trên 3, trong đó Ông Biden là một trong ba TNS bỏ phiếu chống. Dự luật được thông qua trước Thượng viện với số phiếu 46-17, ông Biden bỏ phiếu chống.

    Robert Gates

    stated on January 13, 2014 in an interview with NPR:

    On foreign policy, Joe Biden was against aid for Vietnam, said the fall of the Shah was "a step forward" for human rights in Iran, opposed Reagan's defense build-up and voted against the first Gulf War.

    Bất chấp sự phản đối của TNS Biden và các đảng viên Dân chủ hàng đầu vào thời đó, Hoa Kỳ đã sơ tán hơn 130.000 người tị nạn Việt Nam ngay sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ. Hàng trăm ngàn người khác đã được định cư tại Hoa Kỳ trong những năm sau đó.

    Một trong những người tị nạn đó là ông Quang Phạm, tác giả cuốn hồi ký xuất bản năm 2010, có tựa đề: Ý thức về nghĩa vụ: Hành trình từ Việt Nam đến Hoa Kỳ, nói về việc ông đã tị nạn sang Mỹ năm 1975 lúc ông mới 10 tuổi cùng với mẹ và ba chị gái tuổi 11, 6, và 2. Cha của ông thuộc quân đội miền Nam Việt Nam, đã kẹt ở lại và bị tù cải tạo hơn 10 năm, sau đó ông đã đến định cư tại Mỹ năm 1992.

    Nói chuyện với Washington Examiner, ông Phạm ca ngợi TT Ford vì đã cứu những người tị nạn Việt Nam như gia đình ông và chỉ trích TNS Biden đã “từ chối chúng tôi.”

    Ông Phạm, người lớn lên ở Mỹ, đã gia nhập Thủy quân lục chiến, phục vụ trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, ông cho biết: "Những người Việt tị nạn từ năm 1975 đã tiếp nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ những người Mỹ sống gần các trại tị nạn và từ các cựu chiến binh Mỹ vì họ cảm thấy họ có một món nợ để giúp chúng tôi. Và tôi biết ơn họ vì điều đó. "

    Nhắc đến việc ông Biden bỏ phiếu chống, ông Phạm nói, “Bạn phải nhìn vào chính sách đối ngoại và chủ nghĩa nhân đạo. Cuộc khủng hoảng tị nạn Việt Nam là một vấn đề lớn vào năm 1975. Ngay cả khi bạn chống chiến tranh, tại sao bạn không ủng hộ người tị nạn? Tại sao bạn không ủng hộ các gia đình và phụ nữ và trẻ em đang cố gắng trốn thoát?”

    “Nếu chúng ta tham dự vào các cuộc chiến, sẽ có những người tị nạn. Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ về nghĩa vụ đạo đức của mình đối với họ…, đặc biệt là đồng minh của chúng ta,” ông Phạm nói.

    Khi được hỏi liệu ông có công bằng khi đánh giá Biden dựa trên hành động của ông từ năm 1975 hay không, ông Phạm trả lời, “Là một ứng viên tranh cử Tổng thống, đó là một phần trong hồ sơ của ông, giống như mọi thứ khác."

    Như chúng ta đều biết, miền Nam Việt Nam thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hàng trăm ngàn người từng phục vụ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã không thể trốn thoát cuối cùng đã bị tập trung trong các trại tù cải tạo, nơi họ bị ngược đãi, trả thù hoặc bị giết chết.

    Trần Vũ

    Không có nhận xét nào