Header Ads

  • Breaking News

    Bản tin Biển Đông tuần lễ từ ngày 24/7 - 30/7/2020

    Bản tin Biển Đông tuần lễ từ ngày 24/7 - 30/7/2020

    Bản tin Biển Đông tuần lễ từ ngày 24/7 - 30/7/2020

    Tờ AFP đưa tin ngày 23/7 tàu tuần duyên Indonesia đã bắt giữ 2 tàu cá cùng nhiều ngư dân Việt Nam, vì nghi ngờ đánh cá bất hợp pháp tại EEZ của Indonesia phía Nam Biển Đông.

    Thời báo Quốc phòng Trung Quốc ngày 23/7 đưa tin đơn vị 95180 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thông báo tập trận bắn đạn thật 9 ngày ở Vịnh Bắc Bộ (25/7- 2/8). Các cuộc tập trận này diễn ra ở hai khu vực (một khu vực trùng với thông báo số GX0039 của Cục Hải sự Quảng Tây). Thông báo nhấn mạnh khu vực tập bắn có phạm vi lớn, đạn dược uy lực lớn, có nguy cơ cao bị trúng đạn nếu tự ý đi vào khu vực này.


    Cục Hải sự Tam Á ngày 24/7 ra cảnh báo hàng hải số 0069 và 0070 cho biết giàn khoan “Nam Hải 07” và “Hải Dương Thạch Du 685” hoạt động tại Biển Đông. Cảnh báo số 0069 cho biết từ 26-27/7, “Hải Dương Thạch Du 685” kéo giàn khoan “Nam Hải 07” từ tọa độ 17-36.76N 109-04.93E đến 17-37.60N 109-09.75E, cáp kéo dài 700m, tốc độ 4-5 knot. Cảnh báo hàng hải số 0070 cho biết từ 27/7-30/8, giàn khoan “Nam Hải 07” tiến hành khoan giếng tại tọa độ 17-37.60N 109-09.75.

    Truyền hình Trung Quốc ngày 26/7 cho biết hải quân và không quân Chiến khu miền Nam Trung Quốc đã huấn luyện bắn đạn thật ở Biển Đông với sự tham gia của trên 10 chiến đấu cơ, không kích ở cự ly gần các mục tiêu trên biển, khai hỏa trên 1.000 phát đạn các loại gồm tên lửa, pháo, thủy lôi và đạn huấn luyện. Cuộc tập trận diễn ra trong lúc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến hành tập trận 9 ngày tại Vịnh Bắc Bộ - phía Tây bán đảo Lôi Châu.

    Truyền hình Trung Quốc ngày 26/7 cho biết thủy phi cơ “Côn Long” AG600 do Trung Quốc tự nghiên cứu và sản xuất đã bay thử thành công trên biển lần đầu tiên gần Thành phố Thanh Đảo, Tỉnh Sơn Đông. Với kích cỡ tương đương máy bay Boeing 737, AG600 là thủy phi cơ lớn nhất thế giới hiện nay. Theo thiết kế, máy bay có tầm hoạt động 4.500 km, có thể bay liên tục 12 giờ, tốc độ tối đa 560km/h.

    Báo Hoàn Cầu ngày 26/7 dẫn nguồn tin của Sáng kiến minh bạch Chiến lược Biển Đông SCSPI cho biết 1 máy bay E-8C của không quân Mỹ và 1 trinh sát cơ điện tử EP-3E của hải quân Mỹ đã xuất hiện trên Biển Đông, tại khu vực phía Nam Đài Loan và bay về phía Tây hướng Trung Quốc đại lục. Đây là ngày thứ 12 liên tiếp kể từ ngày 15/7 máy bay Mỹ bay qua eo biển Bashi vào do thám tại Biển Đông.

    Cục Hải sự thành phố Bắc Hải (Quảng Tây Trung Quốc) ngày 27/7 ra cảnh báo hàng hải số 0043 thông báo cấm biển phục vụ hoạt động diễn tập quân sự diễn ra từ ngày 27 - 28/7 trong vùng biển nối liền bởi các điểm có tọa độ 21-09.85N/108-45.88E; 21-22.73N/109-23.85E; 21-07.50N/109-29.77E; 20-54.58N/108-51.80E.

    Cục Hải sự Tỉnh Quảng Đông ngày 27/7 ra thông báo hàng hải số 0150 về lắp đặt giàn khoan trên Biển Đông từ ngày 27/7 - 31/12, yêu cầu tàu thuyền tránh xa trong vòng bán kính 2 hải lý. Các tàu dầu khí Hải dương 285, 286, 287, 289, 291, tàu “Lặn sâu” (Shenqian), “Đức Bột” (Debo), “Tân Nhuận 16” (Xinrun 16), “Thăm dò 313” (Kantan 313), “Hải Kiến 98” (Haijian 98), “Quốc Yến Chi Tinh 1” (Guoyan Zhi Xing 1) hoạt động ở các vị trí có tọa độ lần lượt (1) 19-56-34N 115-25-23E, (2) 19-56-56N 115-26-54E, (3) 19-54-17N 115-24-12E, (4) 20-14-53N 114-53-59E, (5)19-56-36N 115-24-49E, (6) 20-08-55N 115-58-29E, (7) 20-10-50N 115-22-00E. Các giàn khoan được lắp đặt ở các vị trí có toạ độ 21-40-25.93N 116-22-41.84E.

    Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/7 dẫn nguồn tin từ SCSPI cho biết ngày 29/7 máy bay tuần tra P-8A của Mỹ bay từ phía Nam Đài Loan và tiến vào không phận Biển Đông, có lúc chỉ cách bờ biển Quảng Đông 52,11 hải lý (96,5km). Ngoài ra một máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135R cũng xuất hiện tại Biển Đông và có khả năng một số máy bay khác chưa phát hiện cũng xuất hiện tại đây.

    + Chính trị - Ngoại giao:

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/7 phát biểu tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon: (1) Chính sách can dự của Mỹ đối với Trung Quốc là một thất bại; (2) Trung Quốc gây hại những quốc gia tự do từng giúp hồi sinh nền kinh tế Trung Quốc; (3) Kêu gọi thành lập “liên minh dân chủ mới” nhằm phản đối Trung Quốc.

    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell ngày 23/7, tham dự Hội nghị cấp cao EAS trực tuyến, tái khẳng định cam kết của Mỹ với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sự ủng hộ của Mỹ với chủ quyền và trật tự dựa trên luật lệ. Ông Stilwell nhấn mạnh vai trò của ASEAN là trung tâm trong tầm nhìn của Mỹ, và Mỹ kiên quyết cùng các bạn bè ở Đông Nam Á duy trì tuân thủ pháp luật và phản đối các nỗ lực bất hợp pháp của Trung Quốc trong việc gây hấn và cướp đoạt nguồn tài nguyên ngoài khơi của các nước láng giềng ở Biển Đông.

    Đô đốc Philip S. Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ngày 23/7 nhận định Trung Quốc là thách thức chiến lược lớn nhất của Mỹ. Trung Quốc đang chủ động tìm cách thay thế trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện hành, áp đặt các chuẩn mực và hành vi mới đối với cộng đồng quốc tế (“trật tự mới mang đặc sắc Trung Quốc”). Trong bối cảnh đó, năng lực răn đe quân sự là vô cùng quan trọng để có thể ngăn cản Trung Quốc đảo ngược trật tự quốc tế hiện hành. Mỹ cần đảm bảo một sức mạnh răn đe quân sự đủ lớn để đảm bảo sự thành công của các nỗ lực ngoại giao và kinh tế tại khu vực.

    Tổng Lãnh sự Mỹ tại Việt Nam Marie Damour ngày 24/7 đánh giá Việt Nam là một đối tác ổn định, thịnh vượng và độc lập ở khu vực Đông Nam Á, đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, hỗ trợ luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như các quy tắc của hệ thống thương mại thế giới và đem lại lợi ích an ninh cho Mỹ ở khu vực.

    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 24/7 điện đàm với Ngoại trưởng Đức, cho biết những khó khăn hiện nay của quan hệ Trung - Mỹ hoàn toàn do Mỹ tạo ra với mục đích ngăn chặn triệt để tiến trình phát triển của Trung Quốc. Những thế lực chống Trung Quốc tại Mỹ thời gian gần đây cố tình tạo ra các cuộc đối đầu ý thức hệ, công khai ép buộc các nước chọn phe và đối đầu với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ. Trung Quốc hy vọng Mỹ thực hiện chính sách không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 25/7 trên Twitter cá nhân khẳng định chính sách Mỹ nhận định rõ ràng Biển Đông không phải đế chế biển của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế mà các nước tự do không có hành động, bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Quốc sẽ chiếm nhiều hơn. Tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế.

    Báo Quốc tế ngày 26/7 dẫn lời Đại sứ Indonesia tại ASEAN, ông Ade Padmo Sarwono, cho rằng: (i) Việt Nam đã thể hiện năng lực và khả năng lãnh đạo, chèo lái ASEAN trong thời điểm thách thức chưa từng có; (ii) Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của hiệp hội, trong đó có việc triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), (iii) Đảm bảo duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực trong bối cảnh ganh đua, cạnh tranh giữa các cường quốc.

    Chiều ngày 27/7 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đọc Thông điệp quốc gia thường niên lần thứ 5, khẳng định: (i) Philippines đã thảo luận với Trung Quốc nhằm có quyền ưu tiên tiếp cận vắc-xin một khi được sản xuất; (ii) Philippines không đủ năng lực quân sự giải quyết tranh chấp Biển Đông và phương án giải quyết duy nhất là thông qua nỗ lực ngoại giao; (iii) Philippines sẽ không cho Mỹ đặt căn cứ hải quân do lo ngại hệ quả từ chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 27/7 phản đối Úc gửi Công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông; cho rằng Úc nói không đúng sự thật, trái ngược với luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc không thay đổi yêu sách vì chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông đã hình thành từ lịch sử lâu dài, duy trì liên tục và phù hợp với luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS 1982.

    Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/7 ra báo cáo tổng quan về hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ, trong đó cho biết Việt Nam đã nhận nhiều hỗ trợ từ các chương trình khác nhau của Bộ Ngoại giao Mỹ. Từ 2016 - 2019, Việt Nam đã nhận được hơn 150 triệu USD về hỗ trợ an ninh từ chương trình FMF; trong số này có hơn 58 triệu USD dành cho việc hỗ trợ chuyển giao 2 tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton (3.200 tấn) đã loại biên của Tuần duyên Mỹ cho Cảnh sát biển Việt Nam. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam nhận 20 triệu USD từ FMF qua chương trình Sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Mỹ (SAMSI), cùng 10 triệu USD qua chương trình Sáng kiến an ninh hàng hải Indo - Pacific cũng của Bộ này.

    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 28/7 điện đàm với Ngoại trưởng Pháp, cho rằng Trung Quốc sẽ đưa ra phản ứng “cứng rắn và lý tính” đối với các hành động của Mỹ. Quan hệ Trung - Mỹ đang làm quốc tế lo lắng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ một bộ phận chính khách Mỹ muốn duy trì chủ nghĩa bá quyền đơn cực để giành thêm phiếu bầu, phủ định toàn bộ lịch sử quan hệ Mỹ - Trung, tiến hành áp chế toàn diện Trung Quốc, không ngừng khiêu khích lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, công kích chế độ xã hội của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ kiên quyết phản bác hành động xấu ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc, tiến hành đàm phán hợp lý với Mỹ, kêu gọi quốc tế cùng duy trì đoàn kết và hợp tác.

    NPN BNG Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 28/7 phản bác Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và đánh giá cao phát biểu của Tổng thống Duterte ngày 27/7. Về Tuyên bố của Pompeo, NPN nói rằng Biển Đông không phải là Hawaii của Mỹ, việc Mỹ gần đây nhiều lần phát biểu công kích bôi nhọ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông làm Trung Quốc đặt câu hỏi liệu có phải một số chính khách Mỹ đang cố ý kích động tranh chấp Biển Đông hay không. Trung Quốc cảnh báo hành động của Mỹ nhằm chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN, tạo ra một con bài mới để ngăn chặn Trung Quốc. Về phát biểu của Tổng thống Philippines, NPN cho rằng chủ trương, chính sách liên quan của Tổng thống Duterte phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân Philippines, phù hợp với mong đợi của nhân dân các nước trong khu vực và xu thế hòa bình, phát triển của thời đại. Xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông có lợi cho cả Trung Quốc và Philippines, có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực. Trung Quốc đánh giá cao phát biểu của Tổng thống Duterte, sẵn sàng tiếp tục cùng Philippines xử lý thỏa đáng tranh chấp trên biển thông qua hiệp thương hữu nghị, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

    NPN Uông Văn Bân ngày 28/7 tuyên bố Úc cáo buộc “bừa bãi” khi bác các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông và cho rằng các yêu sách không phù hợp UNCLOS 1982. Ông Uông cho biết 6 tháng đầu năm 2020, tần suất hoạt động của máy bay Mỹ tại Biển Đông lên đến 2000 lượt và chỉ tính từ 15/7 đến nay, máy bay Mỹ đã tiến hành trinh sát liên lục 12 ngày tại Biển Đông.

    Trong họp AUSMIN 2020, BTNG và BTQP Mỹ và Úc ngày 28/7 quan ngại sâu sắc về những hành động cưỡng ép và gây bất ổn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trên cơ sở Phán quyết Tòa trọng tài năm 2016, hai nước khẳng định các yêu sách biển của Bắc Kinh không phù hợp với luật pháp quốc tế. Phán quyết là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên, các yêu sách ở Biển Đông phải được giải quyết theo luật quốc tế. Ủng hộ quyền của các bên yêu sách khai thác tài nguyên biển một cách hợp pháp và hoan nghênh tuyên bố của ASEAN về COC phải phù hợp với UNCLOS. Nhấn mạnh các quy định không được làm phương hại quyền và lợi ích của các nước khác theo luật quốc tế, không làm suy giảm cấu trúc khu vực hiện nay và củng cố cam kết của các bên không làm phức tạp và leo thang tranh chấp (quân sự hóa các thực thể tranh chấp). Các Bộ trưởng sẽ tăng cường sự can dự quốc phòng (cam kết tăng tần suất hợp tác biển) và xây dựng năng lực cho các đối tác ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

    BTQP Úc Reynolds ngày 29/7 cho biết sau họp AUSMIN 2020 rằng Úc không nhất trí với việc Mỹ thúc đẩy tăng tần suất hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông. Khi được hỏi liệu Mỹ có hối thúc Úc đưa tàu chiến áp sát những thực thể do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở vùng biển này hay không, bà Reynolds chỉ nói đây là "chủ đề được thảo luận" và hai bên dường như không đạt thỏa thuận. Úc tiếp tục đi qua khu vực theo quy định của luật pháp quốc tế.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 29/7 phản ứng về phát biểu của Tư lệnh Mỹ tại Nhật Bản rằng Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển Senkaku của Nhật Bản nhiều nhất từ trước tới nay, tuyên bố đảo Điếu Ngư và các vùng biển lân cận là lãnh thổ của Trung Quốc từ xa xưa, tàu hải cảnh Trung Quốc triển khai tuần tra tại vùng biển đảo Điếu Ngư là quyền lợi cố hữu của Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng những bên liên quan thực hiện các hành động có lợi cho hòa bình ổn định của khu vực, không có các hành vi và phát ngôn gây bất lợi cho hòa bình ổn định tại khu vực.

    http://nghiencuubiendong.vn/

    Không có nhận xét nào