Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 28 tháng 11 năm 2019

    Hoàng Chi Phong cảm ơn người dân Hồng Kông sau khi dự luật dân chủ nhân quyền được Tổng thống Trump ký


    Sau khi Tổng thống Trump ký ban hành hai đạo luật ủng hộ dân chủ Hồng Kông, Hoàng Chi Phong viết trên Twitter rằng, chính những hy sinh và nỗ lực của người dân Hương Cảng đã tạo nên thành tựu lớn này.

    Theo Standnews, trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Hoàng Chi Phong gửi lời cảm ơn tới người Hồng Kông. Anh nói rằng, sự hy sinh của họ đã thu hút sự chú ý của giới chính trị Mỹ, khiến các vấn đề của thành phố Hương Cảng không bị

    Cựu lãnh đạo phong trào sinh viên cho biết thêm, anh cùng đảng dân chủ Demosisto sẽ tiếp tục nỗ lực vận động các quốc gia khác như Canada, Úc, Anh, Pháp, Đức… thiết lập cơ chế trừng phạt tương tự. Hoàng Chi Phong cũng tiết lộ rằng anh sẽ tham dự phiên điều trần tại Quốc hội Ý vào lúc 8h30′ tối nay.

    Trên trang Twitter của mình, Hoàng Chi Phong kêu gọi Úc đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ nhân quyền trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo anh, việc đặt lợi ích thương mại trên vấn đề nhân quyền chỉ khiến Úc rơi vào tầm kiểm soát của Trung Quốc.

    “Ngoài việc bày tỏ lo ngại về Hồng Kông, tôi kêu gọi chính phủ Úc đưa các điều khoản nhân quyền vào hiệp định thương mại tự do với Hồng Kông, đóng vai trò là đòn bẩy kinh tế để bảo vệ nhân quyền, quyền tự do cơ bản và quyền tự chủ trong thành phố”, Hoàng Chi Phong viết trên Twitter.
     
    Theo Phong, các điều khoản như vậy có thể đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư Úc vào Hồng Kông khỏi mối đe dọa của Trung Quốc. Thư ký đảng Demosisto cũng đề nghị Nghị viện Úc thông qua luật Magnisky như một cơ chế để bảo vệ nhân quyền.

    “Tôi kêu gọi chính phủ Úc thúc đẩy Hồng Kông và Bắc Kinh để thông qua quyền bầu cử phổ thông bầu chọn Đặc khu trưởng và Hội đồng Lập pháp”.

    Các nghị sĩ Canada tán thành đề nghị áp dụng luật Magnitsky xử phạt các quan chức Hồng Kông

    Hơn 60 chính trị gia Canada đã tham gia sự kiện “Thời điểm quan trọng của Hồng Kông” (Hong Kong at a Critical Time) tại Ottawa ngày 27/11. Nhiều nghị sĩ tán thành đề nghị áp dụng luật Magnitsky xử phạt các cảnh sát và quan chức thành phố Hương Cảng vi phạm nhân quyền.

    Hong Kong Watch cho biết, sự kiện này được tổ chức bởi Nghị sĩ Garnett Genuis và Nghị sĩ Kenny Chiu.

    Các Nghị sĩ James Bezan, Tom Kmiec, Michael Barrett, Heather McPherson, Marie-France Lalonde và Thượng nghị sĩ Victor Oh đã tham gia sự kiện này để thể hiện sự ủng hộ cho nền tự do và dân chủ của Hồng Kông. Nhiều nghị sĩ của cả ba đảng Bảo thủ, Tự do và Dân chủ mới (NDP) cũng có mặt.

    Nhà sáng lập tổ chức Hong Kong Watch Aileen Calverley và Joey Siu (Thiệu Lam), phát ngôn viên của Đại học Quốc tế Hồng Kông (HKIAD) kêu gọi Canada áp dụng đạo luật Magnitsky để xử phạt các quan chức và cảnh sát Hồng Kông vi phạm nhân quyền.

    Nhiều thành viên của Nghị viện đã tán thành. Các nghị sĩ đã đưa ra một danh sách cụ thể những người bị trừng phạt.

    Trước đó, tờ Bloomberg cho biết, Tổng thống Donald Trump đã ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông ủng hộ người biểu tình dân chủ Hồng Kông vào hôm thứ Tư (27/11).

    Bắc Kinh nhào nặn Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông thành rào cản đối với Mỹ và Nhật

    Trung Quốc đã thay đổi chiêu trò trong cuộc thảo luận một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với các nước ASEAN, khi cố gắng loại trừ các đối thủ Mỹ và Nhật, theo Nikkei.

    Với mục đích ban đầu nhằm hạn chế sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh, nhưng dự thảo luật lại bao gồm các luận điệu có thể ngăn cản Washington và Tokyo khỏi sự phát triển hàng hải ở Đông Nam Á, Nikkei dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản. Thậm chí, những nước này khi đó phải có được sự chấp thuận trước từ Trung Quốc mới có thể tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với 10 quốc gia thành viên ASEAN.

    “Mục tiêu của Trung Quốc là trói buộc các nước ASEAN với các quy tắc thuận lợi cho Bắc Kinh, và loại bỏ hoặc hạn chế các tác động từ các thế lực bên ngoài”, một quan chức Nhật Bản cho hay.

    Tổng thống Trump ký ban hành hai luật ủng hộ dân chủ Hồng Kông

    Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký ban hành hai luật ủng hộ người biểu tình dân chủ Hồng Kông vào hôm thứ Tư (27/11), bất chấp việc Bắc Kinh phản đối nhiều lần.

    Theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (S. 1838), chính quyền Mỹ vào mỗi năm sẽ xem xét liệu Hồng Kông có nên giữ các đặc quyền thương mại của mình hay không. Luật cũng quy định các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc phá hoại quyền tự do và tự trị cơ bản của Hồng Kông, như từ chối nhập cảnh vào Mỹ hay đóng băng tài sản ở Mỹ.

    Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa nói rằng luật S. 1838 trên sẽ cung cấp cho Mỹ “các công cụ hữu ích để ngăn chặn ảnh hưởng và can thiệp từ Bắc Kinh vào các vấn đề nội bộ của Hồng Kông”.

    Ngoại trưởng Úc hoan nghênh kết quả bầu cử Hồng Kông


    Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Úc Marise Payne cho biết, tỷ lệ cử tri bỏ phiếu kỷ lục và chiến thắng vang dội của các ứng viên ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử hội đồng quận Hồng Kông cho thấy người dân trên hòn đảo này rất mong muốn “tiếng nói của họ được lắng nghe”, theo The Sydney Morning Herald.

    Bình luận của bà Payne được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump hôm thứ Tư (27/11) vừa ký ban hành hai luật áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông chịu trách nhiệm cho tình trạng vi phạm nhân quyền trên hòn đảo này.

    Bà Payne cho biết bà hoan nghênh “tiến trình bầu cử thành công” ở Hồng Kông hôm Chủ nhật (24/11), nơi chứng kiến 90% số ghế trong hội đồng quận rơi vào tay các ứng viên ủng hộ dân chủ.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen muốn nối lại quan hệ hữu nghị với Mỹ

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 26/11 đã đề nghị nối lại tình bạn với Mỹ, sau khi ông nhận được thư của Tổng thống Donald Trump.

    Nhà lãnh đạo Hun Sen đã gửi thư cho Tổng thống Trump, cảm ơn ông vì đã đảm bảo rằng, Washington không mưu cầu thay đổi chế độ của Campuchia.

    Reuters cho hay, theo bức thư mà hãng đã xem, Thủ tướng Hun Sen nói thêm rằng, các nhà ngoại giao cả hai nước nên cùng làm việc để “khôi phục niềm tin, nối lại mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta và người dân”.

    Động thái này của Thủ tướng Hunsen được đưa ra sau khi Campuchia – một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở châu Á – đe dọa sẽ quay lưng lại với cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vì các nước này cáo buộc chính quyền Campuchia đàn áp chính trị.
     

    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào