Khánh dừng lại chỗ phòng tranh bên đường, rồi cứ thế mà tần ngần đứng ngắm hồi lâu. Những bức họa khổ lớn vẽ phong cảnh đồng quê được dựng ngay trước cửa đã cuốn hút lấy tâm trí anh. Nét vẽ thật đẹp và tài tình, nếu không tinh ý, người ta dễ mà nhầm tưởng rằng nó đã được chụp bởi một loại máy ảnh hiện đại của thời nay.
Đường nét sắc sảo, màu sắc lại hài hòa, cứ như thể là bê nguyên cả phong cảnh thật ở bên ngoài mà đặt vào trong tranh vậy. Phía trên lại treo thêm mấy bức tranh cỡ nhỏ vẽ hoa lá, chim muông cũng hết sức tự nhiên và sinh động. Chẳng khác nào hoa kia đang nở, còn chim chóc thì bay nhảy và ca hót líu lo vậy. Cạnh đó, còn có cả những bức thư họa được viết bằng lối chữ bay bổng rất chi là đẹp mắt nữa. Vốn cũng là người yêu nghệ thuật, Khánh cứ tấm tắc mà thán phục cái tài năng vẽ tranh của người họa sĩ hoài. Từ chỗ hâm mộ như thế, tự nhiên anh lại tò mò muốn biết xem danh tính đích thực của chủ nhân phòng tranh là ai. Khánh đưa mắt nhìn quanh, rồi bất chợt dừng lại ở tấm biển được treo ngay ngắn phía trên cao: “Họa sĩ Trúc Mai”.
Bên trong phòng, một người họa sĩ già lúc này đang chăm chú vẽ tranh. Nét cọ trong tay ông cứ thế đưa đi đưa lại, phảng phất, nhẹ nhàng. Dường như tâm trí ông đang dồn hết vào bức vẽ, mà chẳng hề biết đến những gì đang diễn ra xung quanh. Cái phong thái phi phàm thoát tục ấy, nom thật là ung dung và tự tại lắm. Lão họa sĩ mặc trên mình một chiếc áo lụa màu mỡ gà, cổ tròn và dài tay. Bên ngoài lại khoác thêm chiếc gi-lê màu xám bạc vừa vặn. Trên khuôn mặt trắng hồng, bộ ria mép bạc được cắt tỉa khéo léo, càng làm nổi bật thêm cái tư chất tài hoa mà chẳng thể nào trộn lẫn với những kẻ phàm nhân kém cỏi trên đời.
Khi phát hiện thấy có khách đang xem tranh, họa sĩ liền ngừng vẽ, ông để chiếc cọ xuống chỗ khay màu rồi chậm rãi bước ra. Cái dáng đi khoan thai, lịch lãm mà chẳng có vẻ gì là vội vàng cả.
- Anh muốn mua tranh? – Họa sĩ nhìn khách, hỏi bằng một ngữ điệu nhỏ nhẹ.
Cái lối quan sát kỹ lưỡng – có lẽ là do thói quen nghề nghiệp - của vị họa sĩ già khiến cho Khánh hơi bối rối. Anh dời mắt khỏi bức tranh đang xem dở, đoạn cũng lịch sự đáp lời:
- Tôi muốn tìm mua bức tranh để về chơi tết. Nhưng lại đang phân vân, vì chưa biết nên chọn bức nào cho phù hợp…
Họa sĩ nở một nụ cười tươi, có vẻ như tâm trạng ông đang rất thoải mái:
- Anh đã sắm tranh tết sớm vậy sao? Bữa nay còn chưa đến ngày tiễn ông công ông táo về trời kia mà.
Quả là họa sĩ Trúc Mai đã nói đúng, vì phòng tranh của ông hôm nay vắng khách. Còn ngoài đường thì người ta vẫn đang đi lại bình thường, mà chẳng có vẻ gì là không khí tết nhất cả.
- Chính là tôi có dụng ý như vậy. Mua tranh cần phải có thời gian để thưởng lãm, vậy nên mới đi sớm ít hôm. Vả lại, bản thân tôi cũng không ưa thích cái sự chen chúc xô bồ của ngày tết cho lắm! – Khách thực tâm bày tỏ.
- Anh nói đúng! Nghệ thuật là phải tĩnh tâm lĩnh hội, mới có thể thấy hết cái hay cái đẹp được – Họa sĩ gật đầu đồng tình. Rồi ông chìa tay - Nếu anh muốn xem nhiều hơn thì xin mời vào hẳn trong này.
Khánh theo chân họa sĩ Trúc Mai đi vào phòng tranh với một tâm trạng tò mò hết sức. Vì anh đồ rằng, bên trong sẽ còn có rất nhiều những tác phẩm đẹp và thú vị khác nữa đang chờ mình khám phá.
Trên tường nhà lúc này treo kín những tranh vẽ với đủ các thể loại khác nhau về dân gian, lịch sử, kiến trúc. Tất cả đều được chủ nhân sắp đặt một cách khéo léo để tiết kiệm không gian, cũng như để cho khách tiện bề theo dõi. Tranh được lồng trong những chiếc khung bằng nhôm hoặc gỗ cầu kỳ. Khiến cho vẻ đẹp của bức họa càng trở nên sang trọng và thêm phần giá trị nhiều lắm. Thật là một không gian văn hóa, nghệ thuật đáng để cho người ta chiêm ngưỡng và suy ngẫm.
- Đây là những bức tranh mẫu. Nếu anh thích tấm nào, tôi sẽ lấy tranh ở ngoài rồi lồng khung vào sau – Họa sĩ Trúc Mai sôi nổi.
Khách vẫn mải mê ngắm tranh, dường như anh đang bị thôi miên bởi vô số những bức vẽ công phu và đặc sắc được trưng bày tại nơi đây.
Chỗ góc phòng có kê một chiếc bàn gỗ tròn được khảm trai óng ánh. Mấy chiếc ghế tựa cũng có cùng kiểu dáng, nom mảnh mai và kiểu cách. Bộ bàn ghế rất hợp với thiết kế của phòng tranh, lại không chiếm nhiều diện tích của cái không gian vốn đã chật hẹp. Rõ ràng là một sự bài trí có dụng ý, thể hiện cái khiếu thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân.
- Nếu anh cần biết về nội dung và xuất xứ của các bức tranh thì cũng có thể hỏi. Tôi sẵn lòng giải đáp! – Họa sĩ nói và kéo ghế mời khách ngồi. Đoạn cũng tự lấy cho mình một chiếc ghế và ngồi xuống.
- Cảm ơn ông! – Khách lịch sự ngồi xuống ghế, trong khi ánh mắt vẫn không ngừng quan sát mọi thứ xung quanh.
Trên chiếc giá đặt giữa phòng, một bức tranh đồng quê đang được chủ nhân vẽ dở. Bên dưới là hộp đựng màu với những tông màu sặc sỡ khác nhau. Cạnh đó còn bày la liệt những chiếc cọ vẽ với nham nhở vết màu đã có sẵn từ trước. Khách nhìn ngắm một lúc, rồi hỏi bằng một thái độ cầu thị không hề dấu giếm:
- Thưa họa sĩ! Tôi hỏi có hơi chút tò mò. Tại sao chỉ chừng ấy hộp màu, thế nhưng trong bức tranh kia lại có nhiều màu sắc sinh động đến như vậy?
- À! Ấy là trong khi vẽ, người họa sĩ sẽ phối các màu cơ bản với nhau để cho ra những màu sắc mới, tùy theo cái cảm quan nghệ thuật của riêng mình – Họa sĩ ôn tồn giải thích, giống như một người thầy giáo tâm huyết đang khi giảng bài trong lớp học vậy.
Khách gật gù ra chiều đã hiểu. Thì ra cần có sự phối hợp giữa các màu sắc, lại phải tùy theo sự đậm nhạt, người ta mới có thể tạo ra được những tông màu như ý. Xem ra để có bức tranh đẹp, ngoài tài năng hội họa ra, người họa sĩ còn phải có một năng lực cảm nhận tinh tế về màu sắc nữa.
Vì là lần đầu tiên gặp mặt, cho nên khách cũng tò mò mà muốn biết về gia thế của chủ nhân lắm. Lưỡng lự một lúc, anh rụt rè hỏi:
- Nhà bác ở đây luôn sao?...
- Không! Gia đình tôi ở trong xóm. Tôi thuê ngoài mặt đường này là để vẽ và trưng bày tác phẩm của mình.
Thấy khách vẫn ngồi trầm tư, lão họa sĩ tiếp lời, giọng ôn tồn:
- Trả tiền thuê phòng rồi thì tiền bán tranh cũng chẳng còn dư được là bao. Nhưng mình phải giới thiệu niềm đam mê nghệ thuật đến với mọi người. Để duy trì cái giá trị văn hóa của cha ông anh ạ! Giới trẻ ngày nay ít người làm việc đó. Thế nên mình phải đứng ra để mà nhận lãnh trách nhiệm vậy! Người già làm, rồi những người trẻ cũng nhìn đó mà làm theo…
Nhìn con người và phong cách làm việc của họa sĩ Trúc Mai, Khánh biết là ông đang thực tâm dãi bày, mà không hề có sự phô trương hay khách sáo gì trong đó cả. Vì thế mà trong lòng anh đã cảm thấy bội phục người lão họa sĩ tài năng và nặng lòng với vốn văn hóa dân tộc này lắm.
Khách lại đưa mắt nhìn khắp lượt những bức tranh được treo trên tường, để mà cảm nhận cái tài năng và tâm huyết của vị chủ nhân đáng kính. Chợt ánh mắt dừng lại chỗ mấy tấm ảnh được treo ở hàng phía trên cùng. Hình như anh đã được nhìn thấy chúng ở đâu đó rồi thì phải.
- Mấy bức tranh kia tôi nom quen lắm. Dường như là tranh của họa sĩ nước ngoài? – Khánh ngạc nhiên hỏi.
Nghe khách hỏi vậy, vẻ mặt họa sĩ bổng trở nên rạng rỡ:
- Anh nhìn tinh lắm! Đúng vậy! Đây là bức “Mona Lisa” của danh họa Leonardo da Vinci. Còn chỗ kia là bức “Hoa hướng dương” của Van Gogh. Những bức này đều là do tôi tự tay vẽ lại cả đấy!
Thì ra là vậy, đây chính là bản sao của những trước tác nổi tiếng do chính họa sĩ Trúc Mai thực hiện. Những bản sao này, nom cũng đẹp chẳng khác gì bản gốc là mấy.
- Ông cũng viết cả Thư Pháp nữa sao? – Vị khách lại hỏi sang chủ đề khác.
- Thư Pháp cũng là một sở thích nữa của tôi. Chẳng khác gì niềm đam mê vẽ tranh vậy!
- Tôi cũng là người yêu thích thư pháp, nhưng bản thân ít có hiểu biết về lĩnh vực này – Khách nói, giọng thành thực.
- Nếu anh muốn tìm hiểu về lĩnh vực thư pháp, tôi có thể nói như thế này – Họa sĩ đưa tay mân mê bộ ria ra chiều nghĩ ngợi – Ngày xưa chỉ có những ông đồ giỏi, lại bỏ công khổ luyện nhiều năm thì mới có thể viết được thư pháp đẹp. Mới đầu người ta viết thư pháp bằng chữ Hán, rồi dần đến chữ nôm, sau cùng là cả chữ quốc ngữ như chúng ta vẫn thấy ngày nay. Người xưa quan niệm, viết chữ là để tu tâm dưỡng tính, cũng như rèn cái đức kiên trì. Luyện thư pháp còn khó hơn thế nữa, vì nó đã trở thành một bộ môn nghệ thuật…
Họa sĩ lúc này lấy tay che miệng mà húng hắng ho mấy tiếng, có lẽ vì ông nói hăng quá mà đâm ra bị hụt hơi chăng.
- Tôi kể cho anh nghe một điển tích thú vị này nhé – Lão họa sĩ vung tay nói tiếp - Vương Hy Chi là một nhà thư pháp kiệt xuất đời Đông Tấn. Ông được người đời tôn là “Thảo thánh”, rồi “Đệ nhất hành thư”. Sinh thời, Vương Hy Chi đam mê luyện chữ ngày đêm mà không hề biết mệt mỏi. Đến nổi cái ao gần nhà đã trở nên đen thẫm do Vương thường xuyên rửa bút nghiên ở đấy. Đến nay, người ta còn gọi cái ao ấy là “Tẩy nghiên trì”. Để có được tài năng như vậy, Vương đã phải dành ra mười lăm năm của cuộc đời mình cho việc luyện tập thư pháp kia đấy!
- Thì ra cái nghệ thuật đích thực cũng phải kỳ công khổ luyện như vậy! – Khách buộc miệng nhận xét.
- Phải rồi! Cái giá trị của nghệ thuật không thể nào đo đếm bằng vật chất được. Nghệ thuật muốn được người ta hiểu và tôn trọng, cũng như phải dành tình yêu đích thực cho nó. Ngày xưa có rất nhiều cung nữ ở nơi lầu son gác tía. Nhưng ước mơ cháy bỏng của họ chỉ là được về quê, để rồi lấy một anh chàng nông phu làm chồng. Dù rằng chàng có nghèo và ít học, nhưng chàng biết yêu thương và quan tâm tới cô. Còn hơn là ở nơi cung điện xa hoa, mà lại bị người ta ghẻ lạnh, coi thường. Nghệ thuật cũng giống như vậy đấy! Nói một cách nôm na, cái giá trị đích thực của nghệ thuật là phải đi vào cuộc sống…
Những lời tâm huyết của người họa sĩ già, khiến cho vị khách lúc này cũng lĩnh hội được nhiều điều mới mẻ lắm. Cổ nhân có câu: “Nghe được lời nói hay, còn hơn cả mười năm đèn sách”. Lời của người xưa, quả là không sai chút nào. Vì cái sự tôn trọng đối với họa sĩ Trúc Mai như vậy, tự dưng khách bổng nẩy ra ý định muốn có được bút tích của ông để làm kỷ niệm.
- Họa sĩ viết chữ cũng đẹp lắm! Tôi muốn có một bức thư pháp do tự tay ông viết để treo trong nhà được chăng? – Khách hỏi, lòng những hồi hộp vì sự đề xuất đường đột của mình.
- Được chứ! Anh là khách quý mà – Lão họa sĩ lởi xởi – Anh muốn viết chữ gì thì cứ nói ra. Tôi sẽ viết ngay cho!
Khách xoa tay, cuống quýt lên vì vui mừng:
- Thế thì phiền họa sĩ viết dùm tôi chữ “Tâm”. Nếu được vậy thì quý hóa quá!
- Chữ “Tâm” được đấy! Ở đời muôn sự tại tâm mà. Anh đợi một chút nhé! – Nói rồi lão họa sĩ liền đứng ngay dậy mà nhanh nhẹn đi vào phía trong.
Một lúc sau ông quay trở ra, trên tay cầm theo một bức lụa dài có viền hoa văn quanh mép. Trên hai đầu tấm lụa ấy được gắn bởi hai ống trúc hình tròn đã cắt tiện công phu. Ông mang tấm lụa trãi thật cẩn thận lên bàn, đoạn lại đi đến chỗ giá vẽ để mà lấy bút lông và mực viết.
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, họa sĩ Trúc Mai chậm rãi ngồi vào bàn một cách trịnh trọng. Lưng ông tựa thẳng vào thành ghế, ánh mắt tập trung cao độ, như thể là đang thực hành một nghi lễ trang ngiêm lắm vậy.
Lúc này khách cũng nhẹ nhàng đứng lên, thành kính chắp hai tay để mà thưởng lãm.
Họa sĩ thấy vậy thì ngước lên, nói:
- Anh cứ việc ngồi xuống mà xem tôi viết cũng được!
- Bác cứ để mặc tôi! Tôi đứng lên thế này sẽ nhìn thấy được rõ hơn! – Khách lễ phép đáp, điệu bộ càng trở nên khúm núm hơn.
Bàn tay họa sĩ đột nhiên vung vẩy như múa, dường như ông đang dồn hết cả tâm lực vào cây bút. Nét bút ông đưa nhanh đến nỗi, khách còn chưa kịp nhận ra thì toàn bộ chữ “Tâm” đã được hiện hữu ngay trước mắt. Một chữ “Tâm” thật lớn, thật đẹp, nằm ngay ngắn ở vị trí trung tâm của tấm lụa. Bấy giờ họa sĩ lại dành ra một phút để mà suy ngẫm và nhìn ngắm tác phẩm của mình. Tiếp đó, ông đề thêm hai câu thơ ở hai góc của tấm lụa bằng kiểu chữ nhỏ: “Hồng phúc ân tình lưu sáng mãi”. “Tâm thành nghĩa trọng vững bền lâu”. Ngọn bút cứ thế lướt nhanh trên mặt tấm lụa, không hề dừng lại lâu ở bất cứ một điểm nào cả. Vì thế mà nét chữ trở nên đều đặn, nom phóng khoáng và bay bổng lắm.
Khách vẫn dõi ánh mắt theo ngọn bút mà không hề bỏ sót một nét chữ nào. Cho đến khi người họa sĩ vừa buông tay, khách buộc miệng thốt lên:
- Đúng là những nét chữ thần tình!
Họa sĩ nghe anh nói vậy thì chỉ mỉm cười. Có vẻ như ông không động tâm bởi những lời khen, cho dù là xuất phát tự đáy lòng kia. Ông nhẹ nhàng cầm bức thư pháp giơ lên để cho khách xem. Những nét chữ đen nhánh còn chưa kịp ráo mực, lấp lánh soi nghiêng dưới ánh đèn điện. Chữ được viết liền không đứt đoạn, hữu lực hữu thần, lại tự nhiên thoải mái chứ chẳng hề gượng gạo một chút nào cả. Phải là người đạt đến trình độ thư pháp cao siêu thì mới có thể viết được đẹp như vậy.
Hai tay khách run run đón lấy bức thư pháp, miệng thì vẫn không ngừng xuýt xoa khen ngợi. Rồi tự nhủ lòng sẽ treo ở chỗ trang trọng và thuận tiện nhất trong nhà. Để khi mọi người đến chơi đều có thể nhìn thấy và chiêm ngưỡng được.
Ngoài bức thư pháp đặt viết ra, khách còn chọn mua thêm một bức tranh đồng quê khác nữa mà mình tâm đắc.
Lúc khách xin phép được thanh toán tiền để ra về, họa sĩ Trúc Mai nói:
- Bức tranh kia tôi lấy tiền. Còn bức thư pháp thì xin tặng anh!
Cảm kích vì thái độ hào phóng của người họa sĩ già, nhưng khách vẫn nhất mực:
- Ấy! Không thể được! Tôi đâu dám nhận biệt đãi lớn như vậy. Công lao của họa sĩ viết từ nãy đến giờ kia mà. Hơn nữa, đó lại là lao động nghệ thuật…
- Tôi trân quý tấm lòng của anh đối với hội họa. Cho nên xin được biếu tặng. Con người anh cũng thú vị lắm, lại có căn duyên với nghệ thuật nữa. Chỉ cần lúc rỗi, mời anh lại ghé thăm để chúng ta có thể bàn luận thêm về cái giá trị nghệ thuật đích thực ở trên đời!
Một tình cảm xúc động lúc này chợt trào dâng trong lòng khách, anh cảm thấy ở nơi cổ họng mình có cái gì đó dường như hơi nghèn nghẹn:
- Rất hân hạnh! Thưa họa sĩ!...
Minh Văn
|
Bên trong phòng, một người họa sĩ già lúc này đang chăm chú vẽ tranh. Nét cọ trong tay ông cứ thế đưa đi đưa lại, phảng phất, nhẹ nhàng. Dường như tâm trí ông đang dồn hết vào bức vẽ, mà chẳng hề biết đến những gì đang diễn ra xung quanh. Cái phong thái phi phàm thoát tục ấy, nom thật là ung dung và tự tại lắm. Lão họa sĩ mặc trên mình một chiếc áo lụa màu mỡ gà, cổ tròn và dài tay. Bên ngoài lại khoác thêm chiếc gi-lê màu xám bạc vừa vặn. Trên khuôn mặt trắng hồng, bộ ria mép bạc được cắt tỉa khéo léo, càng làm nổi bật thêm cái tư chất tài hoa mà chẳng thể nào trộn lẫn với những kẻ phàm nhân kém cỏi trên đời.
Khi phát hiện thấy có khách đang xem tranh, họa sĩ liền ngừng vẽ, ông để chiếc cọ xuống chỗ khay màu rồi chậm rãi bước ra. Cái dáng đi khoan thai, lịch lãm mà chẳng có vẻ gì là vội vàng cả.
- Anh muốn mua tranh? – Họa sĩ nhìn khách, hỏi bằng một ngữ điệu nhỏ nhẹ.
Cái lối quan sát kỹ lưỡng – có lẽ là do thói quen nghề nghiệp - của vị họa sĩ già khiến cho Khánh hơi bối rối. Anh dời mắt khỏi bức tranh đang xem dở, đoạn cũng lịch sự đáp lời:
- Tôi muốn tìm mua bức tranh để về chơi tết. Nhưng lại đang phân vân, vì chưa biết nên chọn bức nào cho phù hợp…
Họa sĩ nở một nụ cười tươi, có vẻ như tâm trạng ông đang rất thoải mái:
- Anh đã sắm tranh tết sớm vậy sao? Bữa nay còn chưa đến ngày tiễn ông công ông táo về trời kia mà.
Quả là họa sĩ Trúc Mai đã nói đúng, vì phòng tranh của ông hôm nay vắng khách. Còn ngoài đường thì người ta vẫn đang đi lại bình thường, mà chẳng có vẻ gì là không khí tết nhất cả.
- Chính là tôi có dụng ý như vậy. Mua tranh cần phải có thời gian để thưởng lãm, vậy nên mới đi sớm ít hôm. Vả lại, bản thân tôi cũng không ưa thích cái sự chen chúc xô bồ của ngày tết cho lắm! – Khách thực tâm bày tỏ.
- Anh nói đúng! Nghệ thuật là phải tĩnh tâm lĩnh hội, mới có thể thấy hết cái hay cái đẹp được – Họa sĩ gật đầu đồng tình. Rồi ông chìa tay - Nếu anh muốn xem nhiều hơn thì xin mời vào hẳn trong này.
Khánh theo chân họa sĩ Trúc Mai đi vào phòng tranh với một tâm trạng tò mò hết sức. Vì anh đồ rằng, bên trong sẽ còn có rất nhiều những tác phẩm đẹp và thú vị khác nữa đang chờ mình khám phá.
Trên tường nhà lúc này treo kín những tranh vẽ với đủ các thể loại khác nhau về dân gian, lịch sử, kiến trúc. Tất cả đều được chủ nhân sắp đặt một cách khéo léo để tiết kiệm không gian, cũng như để cho khách tiện bề theo dõi. Tranh được lồng trong những chiếc khung bằng nhôm hoặc gỗ cầu kỳ. Khiến cho vẻ đẹp của bức họa càng trở nên sang trọng và thêm phần giá trị nhiều lắm. Thật là một không gian văn hóa, nghệ thuật đáng để cho người ta chiêm ngưỡng và suy ngẫm.
- Đây là những bức tranh mẫu. Nếu anh thích tấm nào, tôi sẽ lấy tranh ở ngoài rồi lồng khung vào sau – Họa sĩ Trúc Mai sôi nổi.
Khách vẫn mải mê ngắm tranh, dường như anh đang bị thôi miên bởi vô số những bức vẽ công phu và đặc sắc được trưng bày tại nơi đây.
Chỗ góc phòng có kê một chiếc bàn gỗ tròn được khảm trai óng ánh. Mấy chiếc ghế tựa cũng có cùng kiểu dáng, nom mảnh mai và kiểu cách. Bộ bàn ghế rất hợp với thiết kế của phòng tranh, lại không chiếm nhiều diện tích của cái không gian vốn đã chật hẹp. Rõ ràng là một sự bài trí có dụng ý, thể hiện cái khiếu thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân.
- Nếu anh cần biết về nội dung và xuất xứ của các bức tranh thì cũng có thể hỏi. Tôi sẵn lòng giải đáp! – Họa sĩ nói và kéo ghế mời khách ngồi. Đoạn cũng tự lấy cho mình một chiếc ghế và ngồi xuống.
- Cảm ơn ông! – Khách lịch sự ngồi xuống ghế, trong khi ánh mắt vẫn không ngừng quan sát mọi thứ xung quanh.
Trên chiếc giá đặt giữa phòng, một bức tranh đồng quê đang được chủ nhân vẽ dở. Bên dưới là hộp đựng màu với những tông màu sặc sỡ khác nhau. Cạnh đó còn bày la liệt những chiếc cọ vẽ với nham nhở vết màu đã có sẵn từ trước. Khách nhìn ngắm một lúc, rồi hỏi bằng một thái độ cầu thị không hề dấu giếm:
- Thưa họa sĩ! Tôi hỏi có hơi chút tò mò. Tại sao chỉ chừng ấy hộp màu, thế nhưng trong bức tranh kia lại có nhiều màu sắc sinh động đến như vậy?
- À! Ấy là trong khi vẽ, người họa sĩ sẽ phối các màu cơ bản với nhau để cho ra những màu sắc mới, tùy theo cái cảm quan nghệ thuật của riêng mình – Họa sĩ ôn tồn giải thích, giống như một người thầy giáo tâm huyết đang khi giảng bài trong lớp học vậy.
Khách gật gù ra chiều đã hiểu. Thì ra cần có sự phối hợp giữa các màu sắc, lại phải tùy theo sự đậm nhạt, người ta mới có thể tạo ra được những tông màu như ý. Xem ra để có bức tranh đẹp, ngoài tài năng hội họa ra, người họa sĩ còn phải có một năng lực cảm nhận tinh tế về màu sắc nữa.
Vì là lần đầu tiên gặp mặt, cho nên khách cũng tò mò mà muốn biết về gia thế của chủ nhân lắm. Lưỡng lự một lúc, anh rụt rè hỏi:
- Nhà bác ở đây luôn sao?...
- Không! Gia đình tôi ở trong xóm. Tôi thuê ngoài mặt đường này là để vẽ và trưng bày tác phẩm của mình.
Thấy khách vẫn ngồi trầm tư, lão họa sĩ tiếp lời, giọng ôn tồn:
- Trả tiền thuê phòng rồi thì tiền bán tranh cũng chẳng còn dư được là bao. Nhưng mình phải giới thiệu niềm đam mê nghệ thuật đến với mọi người. Để duy trì cái giá trị văn hóa của cha ông anh ạ! Giới trẻ ngày nay ít người làm việc đó. Thế nên mình phải đứng ra để mà nhận lãnh trách nhiệm vậy! Người già làm, rồi những người trẻ cũng nhìn đó mà làm theo…
Nhìn con người và phong cách làm việc của họa sĩ Trúc Mai, Khánh biết là ông đang thực tâm dãi bày, mà không hề có sự phô trương hay khách sáo gì trong đó cả. Vì thế mà trong lòng anh đã cảm thấy bội phục người lão họa sĩ tài năng và nặng lòng với vốn văn hóa dân tộc này lắm.
Khách lại đưa mắt nhìn khắp lượt những bức tranh được treo trên tường, để mà cảm nhận cái tài năng và tâm huyết của vị chủ nhân đáng kính. Chợt ánh mắt dừng lại chỗ mấy tấm ảnh được treo ở hàng phía trên cùng. Hình như anh đã được nhìn thấy chúng ở đâu đó rồi thì phải.
- Mấy bức tranh kia tôi nom quen lắm. Dường như là tranh của họa sĩ nước ngoài? – Khánh ngạc nhiên hỏi.
Nghe khách hỏi vậy, vẻ mặt họa sĩ bổng trở nên rạng rỡ:
- Anh nhìn tinh lắm! Đúng vậy! Đây là bức “Mona Lisa” của danh họa Leonardo da Vinci. Còn chỗ kia là bức “Hoa hướng dương” của Van Gogh. Những bức này đều là do tôi tự tay vẽ lại cả đấy!
Thì ra là vậy, đây chính là bản sao của những trước tác nổi tiếng do chính họa sĩ Trúc Mai thực hiện. Những bản sao này, nom cũng đẹp chẳng khác gì bản gốc là mấy.
- Ông cũng viết cả Thư Pháp nữa sao? – Vị khách lại hỏi sang chủ đề khác.
- Thư Pháp cũng là một sở thích nữa của tôi. Chẳng khác gì niềm đam mê vẽ tranh vậy!
- Tôi cũng là người yêu thích thư pháp, nhưng bản thân ít có hiểu biết về lĩnh vực này – Khách nói, giọng thành thực.
- Nếu anh muốn tìm hiểu về lĩnh vực thư pháp, tôi có thể nói như thế này – Họa sĩ đưa tay mân mê bộ ria ra chiều nghĩ ngợi – Ngày xưa chỉ có những ông đồ giỏi, lại bỏ công khổ luyện nhiều năm thì mới có thể viết được thư pháp đẹp. Mới đầu người ta viết thư pháp bằng chữ Hán, rồi dần đến chữ nôm, sau cùng là cả chữ quốc ngữ như chúng ta vẫn thấy ngày nay. Người xưa quan niệm, viết chữ là để tu tâm dưỡng tính, cũng như rèn cái đức kiên trì. Luyện thư pháp còn khó hơn thế nữa, vì nó đã trở thành một bộ môn nghệ thuật…
Họa sĩ lúc này lấy tay che miệng mà húng hắng ho mấy tiếng, có lẽ vì ông nói hăng quá mà đâm ra bị hụt hơi chăng.
- Tôi kể cho anh nghe một điển tích thú vị này nhé – Lão họa sĩ vung tay nói tiếp - Vương Hy Chi là một nhà thư pháp kiệt xuất đời Đông Tấn. Ông được người đời tôn là “Thảo thánh”, rồi “Đệ nhất hành thư”. Sinh thời, Vương Hy Chi đam mê luyện chữ ngày đêm mà không hề biết mệt mỏi. Đến nổi cái ao gần nhà đã trở nên đen thẫm do Vương thường xuyên rửa bút nghiên ở đấy. Đến nay, người ta còn gọi cái ao ấy là “Tẩy nghiên trì”. Để có được tài năng như vậy, Vương đã phải dành ra mười lăm năm của cuộc đời mình cho việc luyện tập thư pháp kia đấy!
- Thì ra cái nghệ thuật đích thực cũng phải kỳ công khổ luyện như vậy! – Khách buộc miệng nhận xét.
- Phải rồi! Cái giá trị của nghệ thuật không thể nào đo đếm bằng vật chất được. Nghệ thuật muốn được người ta hiểu và tôn trọng, cũng như phải dành tình yêu đích thực cho nó. Ngày xưa có rất nhiều cung nữ ở nơi lầu son gác tía. Nhưng ước mơ cháy bỏng của họ chỉ là được về quê, để rồi lấy một anh chàng nông phu làm chồng. Dù rằng chàng có nghèo và ít học, nhưng chàng biết yêu thương và quan tâm tới cô. Còn hơn là ở nơi cung điện xa hoa, mà lại bị người ta ghẻ lạnh, coi thường. Nghệ thuật cũng giống như vậy đấy! Nói một cách nôm na, cái giá trị đích thực của nghệ thuật là phải đi vào cuộc sống…
Những lời tâm huyết của người họa sĩ già, khiến cho vị khách lúc này cũng lĩnh hội được nhiều điều mới mẻ lắm. Cổ nhân có câu: “Nghe được lời nói hay, còn hơn cả mười năm đèn sách”. Lời của người xưa, quả là không sai chút nào. Vì cái sự tôn trọng đối với họa sĩ Trúc Mai như vậy, tự dưng khách bổng nẩy ra ý định muốn có được bút tích của ông để làm kỷ niệm.
- Họa sĩ viết chữ cũng đẹp lắm! Tôi muốn có một bức thư pháp do tự tay ông viết để treo trong nhà được chăng? – Khách hỏi, lòng những hồi hộp vì sự đề xuất đường đột của mình.
- Được chứ! Anh là khách quý mà – Lão họa sĩ lởi xởi – Anh muốn viết chữ gì thì cứ nói ra. Tôi sẽ viết ngay cho!
Khách xoa tay, cuống quýt lên vì vui mừng:
- Thế thì phiền họa sĩ viết dùm tôi chữ “Tâm”. Nếu được vậy thì quý hóa quá!
- Chữ “Tâm” được đấy! Ở đời muôn sự tại tâm mà. Anh đợi một chút nhé! – Nói rồi lão họa sĩ liền đứng ngay dậy mà nhanh nhẹn đi vào phía trong.
Một lúc sau ông quay trở ra, trên tay cầm theo một bức lụa dài có viền hoa văn quanh mép. Trên hai đầu tấm lụa ấy được gắn bởi hai ống trúc hình tròn đã cắt tiện công phu. Ông mang tấm lụa trãi thật cẩn thận lên bàn, đoạn lại đi đến chỗ giá vẽ để mà lấy bút lông và mực viết.
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, họa sĩ Trúc Mai chậm rãi ngồi vào bàn một cách trịnh trọng. Lưng ông tựa thẳng vào thành ghế, ánh mắt tập trung cao độ, như thể là đang thực hành một nghi lễ trang ngiêm lắm vậy.
Lúc này khách cũng nhẹ nhàng đứng lên, thành kính chắp hai tay để mà thưởng lãm.
Họa sĩ thấy vậy thì ngước lên, nói:
- Anh cứ việc ngồi xuống mà xem tôi viết cũng được!
- Bác cứ để mặc tôi! Tôi đứng lên thế này sẽ nhìn thấy được rõ hơn! – Khách lễ phép đáp, điệu bộ càng trở nên khúm núm hơn.
Bàn tay họa sĩ đột nhiên vung vẩy như múa, dường như ông đang dồn hết cả tâm lực vào cây bút. Nét bút ông đưa nhanh đến nỗi, khách còn chưa kịp nhận ra thì toàn bộ chữ “Tâm” đã được hiện hữu ngay trước mắt. Một chữ “Tâm” thật lớn, thật đẹp, nằm ngay ngắn ở vị trí trung tâm của tấm lụa. Bấy giờ họa sĩ lại dành ra một phút để mà suy ngẫm và nhìn ngắm tác phẩm của mình. Tiếp đó, ông đề thêm hai câu thơ ở hai góc của tấm lụa bằng kiểu chữ nhỏ: “Hồng phúc ân tình lưu sáng mãi”. “Tâm thành nghĩa trọng vững bền lâu”. Ngọn bút cứ thế lướt nhanh trên mặt tấm lụa, không hề dừng lại lâu ở bất cứ một điểm nào cả. Vì thế mà nét chữ trở nên đều đặn, nom phóng khoáng và bay bổng lắm.
Khách vẫn dõi ánh mắt theo ngọn bút mà không hề bỏ sót một nét chữ nào. Cho đến khi người họa sĩ vừa buông tay, khách buộc miệng thốt lên:
- Đúng là những nét chữ thần tình!
Họa sĩ nghe anh nói vậy thì chỉ mỉm cười. Có vẻ như ông không động tâm bởi những lời khen, cho dù là xuất phát tự đáy lòng kia. Ông nhẹ nhàng cầm bức thư pháp giơ lên để cho khách xem. Những nét chữ đen nhánh còn chưa kịp ráo mực, lấp lánh soi nghiêng dưới ánh đèn điện. Chữ được viết liền không đứt đoạn, hữu lực hữu thần, lại tự nhiên thoải mái chứ chẳng hề gượng gạo một chút nào cả. Phải là người đạt đến trình độ thư pháp cao siêu thì mới có thể viết được đẹp như vậy.
Hai tay khách run run đón lấy bức thư pháp, miệng thì vẫn không ngừng xuýt xoa khen ngợi. Rồi tự nhủ lòng sẽ treo ở chỗ trang trọng và thuận tiện nhất trong nhà. Để khi mọi người đến chơi đều có thể nhìn thấy và chiêm ngưỡng được.
Ngoài bức thư pháp đặt viết ra, khách còn chọn mua thêm một bức tranh đồng quê khác nữa mà mình tâm đắc.
Lúc khách xin phép được thanh toán tiền để ra về, họa sĩ Trúc Mai nói:
- Bức tranh kia tôi lấy tiền. Còn bức thư pháp thì xin tặng anh!
Cảm kích vì thái độ hào phóng của người họa sĩ già, nhưng khách vẫn nhất mực:
- Ấy! Không thể được! Tôi đâu dám nhận biệt đãi lớn như vậy. Công lao của họa sĩ viết từ nãy đến giờ kia mà. Hơn nữa, đó lại là lao động nghệ thuật…
- Tôi trân quý tấm lòng của anh đối với hội họa. Cho nên xin được biếu tặng. Con người anh cũng thú vị lắm, lại có căn duyên với nghệ thuật nữa. Chỉ cần lúc rỗi, mời anh lại ghé thăm để chúng ta có thể bàn luận thêm về cái giá trị nghệ thuật đích thực ở trên đời!
Một tình cảm xúc động lúc này chợt trào dâng trong lòng khách, anh cảm thấy ở nơi cổ họng mình có cái gì đó dường như hơi nghèn nghẹn:
- Rất hân hạnh! Thưa họa sĩ!...
Minh Văn
Không có nhận xét nào