Header Ads

  • Breaking News

    Vì sao pháp luật Việt Nam lại quá tệ?

    Mấy hôm nay cần lao rộn ràng mấy vụ đều dính đến pháp luật, 1 là vụ phạt do đổi đô và tiện thể tịch thu kim cương của chủ cửa hàng, 2 là vụ xe công đâm nát đít xe ỉn. Còn vô số vụ khác liên quan đến pháp luật gây bức xúc với quần chúng. Tại sao luật VN lại lởm như vậy?

    Công lý chỉ là diễn viên hài ở Việt Nam
    Tổng quát mà nói, ở VN, đảng ta ngồi trên pháp luật, ôm tất cả tam quyền. Vì thế, luật ở VN là thể hiện ý chí của đảng, không phải khế ước xã hội của dân. Cho nên cứ hở ra là dân sẽ lách luật, phạm luật, chạy án... Tóm lại là có 1 số con được bình đẳng hơn những con khác.

    Còn chi tiết về vấn đề lập pháp, ta thử so sánh quy trình soạn luật của Mỹ so với VN là thấy vì sao luật VN lại ngu như vậy.

    Ở Mỹ, các dự án luật có thể xuất phát từ rất nhiều nơi, có thể từ hành pháp. Nhưng việc đệ trình và thẩm định luật buộc phải qua Quốc hội. Tổng thống không được trực tiếp đệ trình dự án luật mà cũng phải thông qua các nghị sỹ.

    Các dự án luật có thể được soạn thảo bởi hành pháp hoặc văn phòng của các nghị sỹ hoặc họ có thể thuê những người chuyên nghiệp để soạn thảo luật. Mỗi hạ nghị sỹ có tới 16 người giúp việc, thượng nghị sỹ có 36 đệ, lương của các nghị sỹ khá cao (khoảng 174ng $/năm, chưa kể tiền hỗ trợ thuê nhân viên) và đương nhiên là chuyên trách.

    Khi soạn thảo xong thì các dự án luật được thẩm định bởi các ủy ban của thượng và hạ viện. Khi nào cả 2 viện thông qua thì nó mới được trình tổng thống phê chuẩn. Có trường hợp TT bác bỏ nhưng QH vẫn bật lại được để ban hành luật. Nước Mỹ với kinh nghiệm vài trăm năm để xây dựng hiến pháp và pháp luật và luật Mỹ được soạn thảo bởi những người chuyên nghiệp, được thông qua bởi QH và TT với quy trình phức tạp nên chất lượng mới cao được. Mình không thấy Mỹ có văn bản tương tự như nghị định, thông tư, quyết định, để diễn giải luật như ở VN. Có phải không hả các bạn VK Mỹ?

    Ngoài các luật được ban hành thông qua QH, ở Mỹ còn các loại luật khác.

    Thông luật

    Khi không có sự khống chế của các quy định hiến pháp và đạo luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là một tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tranh chấp hợp đồng, do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra.

    Tiền lệ tư pháp

    Các tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật. Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để làm điều đó, các tòa án tự ràng buộc bởi cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc “theo quyết định trước”, hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ hoặc luật án lệ (case law) bất lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước đó.

    Còn ở VN thì sao?

    VN mang tiếng khai sinh nền CH từ năm 45, đến giờ cũng được 73 tuổi rồi. Nhưng thực ra kinh nghiệm về việc lập pháp so với Mỹ chỉ như trẻ trâu. Trong giai đoạn chiến tranh, miền Bắc cần gì có luật, nghị quyết của đảng thay cho luật. Mà ra nghị quyết thì đơn giản lắm, BCT quyết hết, không hơn gì luật thời phong kiến. Hiến pháp thì copy của LX, HP đầu tiên năm 46 tuy tự chế và DC nhất nhưng lại rất sơ sài và không được áp dụng.

    Từ năm 76, mới bắt đầu có khoa Pháp lý của ĐH Tổng hợp, sau đó 3 năm mới có ĐH Pháp lý, sau là ĐH Luật. Nhưng thực ra phải sau đổi mới thì VN mới bắt đầu xây dựng các bộ luật. Tức là kinh nghiệm soạn luật mới có độ 30 năm, so với 300 năm của Mỹ.

    Quy trình soạn luật của VN cũng hơi giống Mỹ nhưng thực tế luật VN chỉ là 1 cái khung sơ sài, do QH thông qua, thoạt nhìn có vẻ như là do dân (QH) xây dựng. Nhưng thực tế, đảng viên chiếm 95% số lượng đại biểu nên về ý chí là phục vụ đảng trước tiên, dân sau. Ở VN, người dân thường chỉ va chạm với Nghị định và thông tư, luật chỉ là cái khung, nói chung không hề được sử dụng trực tiếp. Mình chỉ thấy có vài luật như Hình sự và Tố tụng HS là có thể áp dụng trực tiếp luật mà không cần nghị định và thông tư. Còn hầu hết các luật khác thì chỉ NĐ và TT mới có giá trị áp dụng còn luật không cần biết cũng không sao. Luật Xây dựng, Giao thông, là ví dụ.

    Kiểu ra luật của VN có vấn đề ở chỗ, người soạn luật hầu như là thuộc về hành pháp. QH thông qua thì à uôm, vì chất lượng ĐB quá tệ, dốt nát, lại kiêm nhiệm là chủ yếu. Hơn nữa, nghị định và thông tư do TTg và các Bộ ban hành, mà họ đều là hành pháp, tư pháp. Hóa ra hành pháp, tư pháp lại là kẻ xây dựng luật, rõ là vừa đá bóng vừa thổi còi.

    Chính vì thế nên nghị định thông tư dễ dàng bị nhóm lợi ích sân sau của hành pháp chi phối. Thông tư có thể do các bộ khác nhau soạn thảo và ban hành để hướng dẫn nghị định, nên nhiều khi nó đá nhau, do thiếu phối hợp. Kiểu như TT về XD đá nhau với thông tư về KD BĐS...

    Cũng vì tính thất thường và thiếu sự kiểm soát, thiếu thẩm định nên nghị định và thông tư có tuổi thọ rất ngắn, thay đổi, bổ sung, xóa sổ như cơm bữa. Có thông tư, nghị định chỉ tồn tại được có vài tháng. Vì thế nên gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp rất nhiều vì luôn trong tình trạng phải update luật và chờ thông tư hướng dẫn. Nhiều cán bộ, công chức còn không kịp update thông tư, nghị định.

    Vấn đề này gặp đầy rẫy, nổi tiếng nhất là vụ đo đạc diện tích căn hộ và vấn đề sở hữu căn hộ chung cư, TT chửi nhau. Do các nhóm lợi ích mâu thuẫn quyền lợi thôi. Điều tương tự cũng hay gặp ở các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành. Vụ Formosa là ví dụ, các tiêu chuẩn mâu thuẫn nhau dẫn đến FMS không hề sai luật!

    Với các vấn đề về mặt lập pháp như vậy thì luật không phò mới lạ. Thế nên vừa rồi bà CT QH bảo là luật có vấn đề thì phải điều chỉnh, nhân vụ đổi đô ở Cần Thơ.

    Còn vấn đề yếu kém trong việc vận dụng luật ở hành pháp, tư pháp, chấp pháp nữa. Do năng lực công chức kém nên CA hốt nhầm hơn bỏ sót, xử án thì oan sai, nặng về cảm tính. Như mấy vụ án oan bỏ tù oan người ta cả chục năm, cơ bản do CA, tòa án, kiểm sát yếu kém, chạy theo thành tích. Gần đây nhất là vụ xử án xe công đâm xe Ỉn đang lùi. Tòa xử theo "thông lệ" xe to đền xe bé. Ngu dốt hết chỗ nói, mà ngu rất ngang nhiên và tự tin.

    Về luật sư thì sao?

    Vai trò của luật sư so với CA, tòa án và kiểm sát thì như cún con. Vai trò của LS bây giờ chủ yếu là làm cò chạy án và tư vấn luật. Chứ còn cãi nhau ở tòa thì bị tòa bịt mồm dễ dàng, nhất là các vụ án chính trị. Án do BCT quyết, tòa và công tố làm diễn viên. Luật sư được bi bô tý cho vui cửa vui nhà.

    Trong khi luật sư ở Mỹ là nghề danh giá và giàu có. Còn ở VN, AE luật sư là dễ đi tù nhất, chỉ sau xã hội đen. Mình mơ ước thành LS từ bé, lớp 12 mới bẻ lái sang kiến trúc, chứ không thì chắc giờ cũng nhập kho rồi.

    Với pháp luật VN thì ai cũng là tù nhân dự khuyết nên anh em cứ xác định trời kêu ai nấy dạ. Đen thì ra đường đâm vào thằng đi giật lùi cũng bóc lịch mấy năm tốn mấy trăm củ. Nguyên nhân sâu xa cũng từ chế độ mà ra.

    Dương Quốc Chính

    (FB Dương Quốc Chính)

    Không có nhận xét nào