Phát hành đúng vào thời điểm Hội nghị
Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un lần thứ hai tại Hà Nội đổ vỡ hôm
28/02/2019, trái với nhiều đồng nghiệp khác, tuần báo Anh The Economist
đã xem sự kiện hai bên bỏ ngang cuộc họp, không đạt được thỏa thuận nào
về vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, không phải là một kết quả
tồi tệ. Trong bài phân tích mang tựa đề « Thượng Đỉnh Hà Nội: Trump và
Kim bỏ đi », The Economist ghi nhận là « cuộc đàm phán bị gián đoạn mà
không có thỏa thuận », nhưng cho rằng « cục diện lẽ ra còn có thể tệ hại
hơn nhiều ».
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (P) tại Thượng Đỉnh Hà Nội, ngày 28/02/2019. |
Đối
với tờ báo Anh, sau những tuyên bố khoa trương sau Thượng Đỉnh
Singapore vào tháng 6 năm ngoái, rằng ông đã ngăn chặn được chiến tranh
tại châu Á và Bắc Triều Tiên « không còn là một hiểm họa hạt nhân », tại
hội nghị thứ II ở Hà Nội lần này, ông Trump cần phải đạt được những
nhượng bộ cụ thể từ phía ông Kim.
Thế
nhưng, tổng thống Mỹ đã bỏ ngang hội nghị, ra về với hai bàn tay trắng,
giải thích rằng ông « thà làm tốt hơn là làm nhanh ». Tuyên bố này có
thể khiến người ta hơi thất vọng. Nhưng nếu mục tiêu là giúp cho thế
giới an toàn hơn, thì cách tiếp cận phi truyền thống và ào ạt của ông
Trump trong lãnh vực kiểm soát vũ khí gai góc không hẳn là đã thất bại.
Bỏ ngang hội nghị tốt hơn là thỏa thuận không đúng
Theo
The Economist, ít ra thì việc bỏ ngang tốt hơn là mở đường cho những
khả năng xấu. Ông Trump nói rằng ông Kim đã đòi dỡ bỏ trừng phạt để đổi
lấy việc vô hiệu hóa cơ sở hạt nhân Yongbyon. Đấy quả là một giao dịch
tồi tệ vì Bắc Triều Tiên còn nhiều cơ sở khác làm ra chất uranium có thể
dùng để làm bom nguyên tử, đó là chưa kể đến các kho đầu đạn và tên
lửa.
Quan
trọng nhất, theo tuần báo Anh, hội nghị thượng đỉnh Hà Nội vẫn duy trì
được những thành quả có được tại Singapore: Bắc Triều Tiên không còn thử
nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo, góp phần làm giảm căng thẳng và
nguy cơ vô tình leo thang. Ông Kim đã nói với ông Trump rằng điều đó sẽ
không thay đổi.
Tuy
nhiên, nếu phi hạt nhân hóa thực sự là mục tiêu, thì hố sâu phân cách
hai bên không thể lấp đầy. Ngoài ra, thay vì giải trừ, Bắc Triều Tiên
vẫn tiếp tục tăng cường kho vũ khí của mình. Bên cạnh đó, ông Kim đã
không thực hiện các bước thậm chí là thô sơ trong việc thiết lập một
tiến trình đàm phán có thể dẫn đến việc giải trừ vũ khí trên quy mô lớn …
Dẫu
sao thì theo The Economist, quan điểm cứng rắn không thể tạo thành một
nền tảng tốt cho việc giải trừ vũ khí lâu dài và trên bình diện rộng.
Tuy nhiên, ít ra là điều đó đã dẫn đến một hình thức kềm chế nào đó.
Đối
với tuần báo Anh, vào lúc này, Bắc Triều Tiên như đang mặc nhiên chấp
hành một lệnh cấm thử nghiệm, tạm dừng việc hoàn thiện vũ khí, hoặc sử
dụng vũ khí để đe dọa hàng xóm. Nếu so sánh với những gì mà những người
tiền nhiệm của ông Trump đạt được, thì kết quả đó không quá tệ.
Tình huynh đệ thắm thiết Trump-Kim chưa mang đến thỏa thuận
Cũng
về Thượng Đỉnh Hà Nội, The Economist có một bài viết thứ hai mang tựa
đề « Tình huynh đệ thắm thiết bị tạm gác », ghi nhận việc hai ông Trump
và Kim đã thể hiện rất nhiều dấu hiệu thân tình tại cuộc họp Hà Nội,
nhưng sau cùng thì đã rời Việt Nam mà không đạt được thỏa thuận nào. Thế
nhưng, hai bên vẫn hứa là sẽ tiếp tục thương thuyết.
Đối
với tuần báo Anh, việc hai bên không ra được một thỏa thuận nào tại Hà
Nội quả là một điều đáng ngạc nhiên. Nhiều nhà quan sát đã dự đoán khả
năng hai bên đồng ý được trên một thỏa thuận giới hạn, trong đó Bắc
Triều Tiên đồng ý cho dỡ bỏ và kiểm tra cơ sở hạt nhân chính của họ tại
Yongbyon để đổi lấy những cử chỉ thiện chí của Mỹ, như thành lập văn
phòng liên lạc ở cả hai nước và tiến tới tuyên bố chấm dứt chiến tranh
Triều Tiên.
Tuy
nhiên, thỏa thuận đã không thành vì bất đồng giữa hai bên quá lớn. Thế
nhưng, theo The Economist, cả tổng thống Trump và ngoại trưởng Mike
Pompeo, đều nhấn mạnh rằng đàm phán Mỹ-Triều đã có được « tiến bộ thực
sự » tại hội nghị thượng đỉnh, quan hệ với Bắc Triều Tiên tiếp tục có
hiệu quả, ông Kim đã hứa sẽ tuân thủ lệnh cấm do chính ông ban hành về
thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Cả hai ông Trump và Pompeo đều hy vọng
sẽ đạt được thỏa thuận trong thời gian sắp tới.
Đối
với tuần báo Anh, ông Trump và các trợ lý của ông dường như đã kết luận
rằng việc bỏ ngang hội nghị sẽ ít gây hại về mặt an ninh cho Mỹ hơn là
chấp nhận cho Bắc Triều Tiên những nhượng bộ mà không thu lại được nhiều
lợi nhuận. Họ cũng ngầm thừa nhận rằng phi hạt nhân hóa là một quá
trình lâu dài chứ không phải là điều có thể đạt được trong một sớm một
chiều như ông Trump đã hàm ý trước đó.
Theo
The Economist, các nhà phân tích về an ninh và các cơ quan tình báo tuy
nhiên đều đã cho rằng mặc dù không còn tiến hành thử nghiệm, ông Kim
vẫn đang mở rộng chương trình hạt nhân của mình. Cho dù vậy, đối với tờ
báo Anh, khi nhấn mạnh rằng ông không cần phải vội vã để giải giáp Bắc
Triều Tiên, tổng thống Mỹ cho thấy là ông chủ trương một thỏa thuận ít
tham vọng hơn nhiều so với việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trong
tay ông Kim. Thỏa thuận đó là « bảo đảm việc không sử dụng » các loại vũ
khí đó.
Mai Vân
(RFI)
Không có nhận xét nào