Cuộc khủng hoảng nợ Việt - Nhật đã
kéo dài tròn một quý, tính từ thời điểm nhà thầu Nhật Bản, hẳn không còn
chịu nổi thói dây dưa chây ì và còn có thể muốn xù nợ của đối tác Việt
Nam tại dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên ở Sài Gòn, đã phải phát
thư đòi nợ và cũng đồng thời là thư khiếu nại.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang phải tạm dừng vì thiếu tiền làm tiếp và thiếu tiền... trả nợ |
Ngày
7/3/2019, chính quyền TP.HCM thêm một lần nữa phải gửi văn bản khẩn cho
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xin tạm ứng ngân sách trung ương hơn 2.150
tỷ đồng để thanh toán cho ‘nhà thầu ngoại quốc’ thi công tuyến Metro số
1; nếu trung ương không cho thành phố ứng tiền, thì kiến nghị thủ tướng
cho thành phố tạm ứng từ ngân sách của thành phố để trả nợ.
‘Nhà thầu ngoại quốc’ trên chính là nhà thầu Nhật Bản, dù báo chí nhà nước không dám gọi thẳng ra như thế.
Dự
án Metro số 1 được thực hiện từ nguồn vốn ODA của Nhật do ngân sách
trung ương bố trí và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố. Đến nay,
công trình này đã thực hiện được 62%, nhưng đang phải tạm dừng vì hết
tiền, và nhà thầu Nhật tuyên bố dừng do bị nợ tiền kéo dài.
Dự
án trên đã trở nên nổi tiếng không chỉ bởi nạn đội vốn đến hơn 30.000
tỷ đồng mà còn do một cái chết chấn động vào đầu tháng 11 năm 2018: ông
Võ Phi Anh, mới có 54 tuổi và là Phó Tổng giám đốc Cienco 6 đơn vị thi
công một số hạng mục thuộc công trình tuyến metro số 1 tại TP HCM, chết
trong tư thế treo cổ ở cầu thang văn phòng làm việc. Cái chết bằng dây
thừng này bị nghi vấn cao về tiêu cực của những quan chức phụ trách dự
án này.
Chi
tiết ngoại giao rất đáng chú ý là cú đòi nợ của Nhật đã từ nhà thầu lên
tới cấp đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam rồi đến cấp bộ trưởng ngoại giao
Nhật. Có thể cho rằng là lần đầu tiên Nhật Bản - quốc gia mà Việt Nam
được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn vốn phát triển chính thức ODA và luôn
mơn trớn người Nhật để được vay mượn và nhận viện trợ không hoàn lại
nhiều hơn thế, đã công khai phi vụ đòi nợ cho quốc tế biết, bất chấp
phía Việt Nam kiên định giữ kín câu chuyện đáng xấu hổ này.
Gần
đây nhất vào ngày 18/1/2019, trong cuộc gặp với ông Toshiko Abe, Thứ
trưởng thường trực Ngoại giao Nhật Bản, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành
Phong đã phải hứa hẹn sẽ trả món nợ hơn 100 triệu USD cho nhà thầu Nhật
trước ngày 1/2/2019. Nhưng đến nay đã quá thời hạn của lời ‘hứa cuội’
đó…
Vào
lúc này, nhiều dư luận đã dậy lên dấu hỏi: chính phủ và Thủ tướng Phúc
khẳng định nền kinh tế tăng tưởng vượt bậc và quỹ dự trữ ngoại hối đạt
kỷ lục hơn 60 tỷ USD, nhưng tại sao chỉ nợ có 100 triệu USD mà không
chịu trả cho nhà thầu Nhật?
Từ
tháng Năm - Sáu năm 2018, tình hình vét đô cho Quỹ dự trữ ngoại hối đã
chậm hẳn lại, để cho đến nay không còn nghe báo cáo thành tích dự trữ
ngoại hối tiếp tục tăng phi mã. Cũng trong thời gian đó, chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc và hai cơ quan tham mưu là Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài
chính một lần nữa, trong nhiều lần kể từ năm 2011 đến nay - phải tính
đến việc gom 500 tấn vàng trong dân, mà rất có thể sẽ được quy đổi sang
USD để trả nợ nước ngoài.
Chưa
bao giờ kể từ khi nhậm chức thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc thể hiện tâm
thế sốt ruột đến thế khi cứ nằng nặc yêu cầu Ngân hàng nhà nước phải có
giải pháp thu gom vàng và ngoại tệ trôi nổi trong dân, dù đến nay Ngân
hàng nhà nước vẫn chỉ biết cách duy nhất để gom là cho in tiền ồ ạt và
tung hàng núi tiền đồng ra thị trường tự do để thu mua ngoại tệ và vàng.
Vụ
chính quyền TP.HCM và chính phủ Việt Nam quá chây ì trong việc trả nợ
khoản 100 triệu USD cho nhà thầu Nhật cho thấy thực trạng quỹ dự trữ
ngoại hối Việt Nam có thể đang cạn kiệt nhanh chóng. Một mơ mộng chợt
bay bổng: nếu được thanh toán cho nước ngoài bằng đồng VN, vấn đề sẽ trở
nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, đặc biệt với một nhà nước có truyền thống…
in tiền phi mã.
Đó
cũng là bối cảnh mà hàng năm ngân sách của chính thể độc đảng bắt buộc
phải trả nợ từ 10 - 12 tỷ USD nợ nước ngoài, mà nếu không trả được thì
sẽ bị các tổ chức tín dụng quốc tế chế tài đủ thứ chuyện.
(VNTB)
Không có nhận xét nào