Header Ads

  • Breaking News

    Báo Anh: Lo ngại Huawei nhưng ‘đừng bỏ qua’ Tencent Trung Quốc

    Trong khi toàn thế giới lo ngại vấn đề an ninh đối với Huawei, cũng đừng bỏ qua “gã khổng lồ” công nghệ Internet Tencent của Trung Quốc. Cần phòng vệ và giám sát chặt chẽ Tencent, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, theo The Diplomat.

    Logo ứng dụng trò chuyện WeChat của Tencent. (Ảnh: chụp màn hình video của NTD)

    Tờ báo của Anh ngày 26/3 đưa tin, khi thế giới quan tâm đến thiết bị của Huawei có những rủi ro về bảo mật và gián điệp, thế giới tự do cũng nên có hành động chống lại tác hại do mạng truyền thông xã hội khổng lồ Tencent của Trung Quốc gây ra.

    Theo bài báo của The Diplomat, các phần mềm nhắn tin tiện ích như “WeChat” và “QQ” của Tencent – là những nền tảng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Ở Trung Quốc đại lục, riêng WeChat đã có 1 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày, ở nước ngoài, có 100 triệu đến 200 triệu người dùng WeChat.

    QQ và WeChat là 2 ứng dụng trò chuyện phổ biến nhất Trung Quốc, ở đại lục người dân cũng không thể sử dụng phần mềm khác nếu không biết cách vượt tường lửa, vì thế bắt buộc những người nước ngoài nếu muốn liên lạc với người Trung Quốc chỉ còn cách sử dụng chúng. (Ảnh: NTD)

    Bài báo cũng cho biết, Tencent có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc, hai ứng dụng WeChat và QQ, đã tiếp tay cho chính quyền của họ – Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) truy cập và giám sát dữ liệu người dùng.

    Theo đánh giá, WeChat đã và đang cải tiến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện hình ảnh. Trong năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã rà soát, và giám sát về mật độ và cường độ người dân Trung Quốc dùng internet trên một ngày, động thái này của họ ngày càng trở nên lộ liễu hơn, với hàng ngàn tài khoản truyền thông xã hội vận hành độc lập bị khoá tài khoản không rõ nguyên nhân.

    Cựu nghị sỹ Hội đồng Lập pháp Hồng Kông về ngành Công nghệ thông tin, ông Đơn Trọng Giai (Sin Chung-kai) cho biết, không có phần mềm truyền thông nào ở Trung Quốc là an toàn. Tencent là một công ty truyền thông hoạt động mạnh ở đại lục dưới sự cho phép của ĐCSTQ, tất nhiên, họ phải hợp tác với các phương châm và chính sách của ĐCSTQ để tiến hành đánh giá toàn diện chính trị. ĐCSTQ cũng thường lấy lý do “các lực lượng nước ngoài đe dọa an ninh của xã hội ĐCSTQ” để phong toả các dịch vụ mạng của nước ngoài.

    Cựu kỹ sư mạng đại lục Chu Thụ Quang nói rằng: “Họ có thể thông qua mạng Internet để mở rộng đến những nơi như Canada và Bắc Mỹ, và sau đó sử dụng quyền hạn thẩm quyền hành chính của họ. Do đó, đối với một chính phủ không bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, việc mở rộng mạng lưới này là mối đe dọa đối với thế giới tự do”.

    Chính quyền Trung Quốc đã dùng các phầm mềm trí huệ nhân tạo để kiểm soát người dân trong nước và quốc tế, họ không cho các ứng dụng nước ngoài đặt chân đến Trung Quốc và người dân bắt buộc sử dụng ứng dụng được chính phủ cho phép như thời bao cấp. (Ảnh: chụp màn hình video của NTD).

    Victor Gevers, một “tin tặc” người Hà Lan, vào ngày 2/3 đã tiết lộ về cách mà Bắc Kinh giám sát người dân Tân Cương: Ứng dụng Tencent sẽ chuyển hàng triệu nội dung cuộc hội thoại của những người khách đang dùng Internet tại các quán cafe đến các đồn cảnh sát khắp nơi ở Trung Quốc bao gồm cả danh tính của họ.

    Nhân sỹ Furukawa – một người quan sát Internet cho biết, trong toàn cầu hóa kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc có mức độ ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, vì vậy nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài sẽ sử dụng các sản phẩm của Tencent. Từ đó, người phương Tây cũng bắt đầu sử dụng phần mềm truyền thông này để giao dịch với các đối tác Trung Quốc.

    Khi số lượng người dùng tăng lên, dữ liệu thông tin cá nhân của mỗi chiếc điện thoại di động sẽ được Tencent bí mật cung cấp cho ĐCSTQ, Furukawa cho hay.

    The Diplomat đã đăng tải một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2016 của Citizen Lab ở Đại học Toronto, Canada phát hiện rằng, các cuộc trò chuyện giữa người dùng nước ngoài với người Trung Quốc phải tuân theo một số đánh giá xét duyệt từ khóa nhất định.

    Báo cáo cho biết, tại Canada, cơ quan đánh giá WeChat đã gỡ bỏ những tin tức liên quan đến “phong trào ô dù” Hồng Kông, thao túng tin tức liên quan đến việc bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu, và ngăn chặn các bài báo đưa tin về tình trạng tham nhũng của các quan chức Trung Quốc.

    Cảnh sát Trung Quốc cũng sử dụng WeChat để yêu cầu người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin hoạt động chi tiết của các nhân sỹ nhân quyền, và yêu cầu đưa các gián điệp của Bắc Kinh vào các nhóm của họ.

    Các nhân viên Tencent có thể xem xét và giám sát người dùng, đồng thời cung cấp nội dung liên lạc và dữ liệu cá nhân của người dùng cho cảnh sát Trung Quốc, dẫn đến việc bắt giữ và tra tấn nhiều người vô tội.

    Tờ Gizmodo của Hoa Kỳ cũng đưa tin, Tencent đã tham gia xây dựng cơ chế đánh giá “tường lửa” của ĐCSTQ. WeChat và QQ của họ có hệ thống giám sát và kiểm duyệt tiên tiến.

    The Diplomat cho rằng, đã đến lúc phải hành động để bảo vệ các quyền cơ bản của tất cả người dùng Tencent – bất kể vị trí và quốc tịch của họ là ai.

    Chân Mỹ
     
    (dkn.tv)

    Không có nhận xét nào