Header Ads

  • Breaking News

    David Hutt - Nếu ông Trọng thoi thóp trên giường bệnh, chuyện tiếp theo là gì?

    David Hutt, cây viết chuyên về chính trị Việt Nam đã có những nhận định xoay quanh sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng trên Asiatimes.


    “Và nếu như vậy (ông Trọng chết) thì điều đó có ý nghĩa gì đối với chính trị bí mật và chia rẽ của Việt Nam, trước thềm 2021 (nhóm lãnh đạo kế thừa chưa được quyết định vào năm)?.

    Phương tiện mạng xã hội xôn xao về bệnh tình của người đứng đầu ĐCSVN – ông Nguyễn Phú Trọng. Họ đồn đoán rằng, ông bị cúm, xuất huyết não, hoặc thậm chí là đột quỵ và đang nằm trên giường bệnh.

    Họ đồn đoán rằng, ông Trọng bị “ám sát”, xuất phát từ việc ông bệnh khi đến thăm vùng đất Kiên Giang.

    Một số khác lại đồn đoán rằng, đây có thể là “một cuộc đảo chính quyền lực”, với sự hiện diện của ông Trần Quốc Vượng.

    Carl Thayer, một chuyên gia nhận định chính trị Việt Nam, trong một nhận định ngắn, đã dẫn lại nguồn tin tư cho biết, ông Trọng đã hồi phục một phần, nhưng bị liệt ở một cánh tay, và nguyên nhân rất có thể là bị đột quỵ. Và việc ông Trọng có tham dự được Hội nghị tiếp theo của Ủy ban T.Ư ĐCSVN trong tháng 5 này hay không sẽ cho biết “mức độ nghiêm trọng của tình trạng sức khỏe”.

    Trọng, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016, đã thành công thành lập một liên minh để nỗ lực chống tham nhũng và loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng cùng những “đồng chí” của ông ta ra khỏi các chức vụ của Đảng và Nhà nước.

    Vào tháng 2, khi Hà Nội tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã mời ông Trọng trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington vào khoảng cuối năm. Và với tư cách là chủ tịch nhà nước, ông hiện là người đứng đầu nhà nước của Việt Nam, cho phép Đảng có tiếng nói lớn hơn đối với các vấn đề đối ngoại.

    Giờ đây, với “căn bệnh” của mình, về lâu dài, có thể khiến ông Trọng mất mát nhiều thứ.

    Ông Trọng không thể đi công du nước ngoài, điều đó đồng nghĩa ông phải từ chức.

    Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu chính sách và kinh tế Việt Nam, trong bài viết trên The Diplomat đã chỉ ra rằng, vào đầu năm 2018, dưới sự lãnh đạo của Trọng, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 90 quy định các quan chức chính trị cấp cao phải vượt qua các bài kiểm tra sức khỏe để tiếp tục tại chức. Động thái này được coi là một nỗ lực nhằm cắt ảnh hưởng của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trớ trêu thay, giờ đây nó lại quay lại “cắn” ông Trọng.

    Và điều này sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn về người kế nhiệm ông làm Chủ tịch nhà nước, và càng đáng chú ý hơn là vào thời điểm Đảng bắt đầu tranh luận ai sẽ nắm quyền lãnh đạo vào năm 2021.

    Thành quả chính trị là một tập hợp đầy xáo trộn và bất ổn, nơi mà mạng lưới bảo trợ, quan hệ địa phương và bè phái cùng nhau hợp lực để đưa chân vào trong các ủy ban quan trọng và được bầu vào Bộ Chính trị. Và cuộc đấu tranh chính trị này thường diễn ra ít nhất 2 năm, trước bất kỳ ĐH Đảng nào.

    Với Trọng, ông ta đang nỗ lực để đảm bảo Đảng không bị rạn nứt và sức mạnh của nó sẽ suy yếu khi đất nước trải qua những thay đổi kinh tế xã hội quan trọng. Và theo Trọng, “cải tổ Đảng” dù chỉ một chút có thể dẫn đến sự sụp đổ. Đó là lý do tại sao ông ta đã cố gắng để loại bỏ các yếu tố tham nhũng, suy thoái đạo đức và tư tưởng ra khỏi Đảng.

    Ba năm trôi qua, và giờ sức khỏe của Trọng đã yếu kém, và có thể Trọng cùng “đồng chí” của mình sẽ sớm bị tấn công để làm suy yếu sự kiểm soát của ông Trọng đối với Đảng và có khả năng định hướng kinh tế và chính trị của đất nước.

    David Hutt


    Nguyễn Hiền dịch lược

    (VNTB)

    Không có nhận xét nào