Cộng đồng nhân loại đang bấn loạn
trước nạn tin giả, và thông tin sai lạc khiến cho loài người như bị rơi
vào mê hồn trận, khó tìm được lối thoát hợp lý.
Không
thể kéo dài tình trạng khủng khiếp này nên các chính quyền, cơ quan
truyền thông đang tìm cách trả lại sự thật để mỗi con người có thể tìm
được lối về tương lai.
Tuy nhiên, hệ thống chính trị quốc gia khác nhau và lợi ích của các diễn đàn truyền thông xã hội không tương đồng nên giải pháp chống tin giả rất phức tạp. Hy vọng vào Liên Hiệp Quốc giải quyết có vẻ mong manh.
Bảng nghiên cứu của các nhà tâm lý học thuộc Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) và Đại học Regina của Mỹ ở Gia Nã Đại ghi nhận “nhiều chính phủ trên thế giới đã cố gắng chống lại sự phổ biến tin giả và hạn chế người dùng phương tiện truyền thông xã hội tiếp xúc với nội dung tin tức phẩm chất thấp”.
Nguồn gốc tin giả
Các thể chế độc tài toàn trị như Cộng sản hoặc độc tài từng phần giống chế độ quân phiệt thường sử dụng tin giả nhằm khuất phục dân chúng.
Đảng Cộng sản viết ra cương lĩnh chính trị, hiến pháp, luật lệ mang đầy đủ văn phong hoa mỹ mà không hề có ý định hoặc chủ trương thực hiện bất cứ điều nào đã cam kết. Không ít người tin vào những văn kiện quốc gia được ban hành, hoặc dù không tin cũng buộc phải tuân hành để sống còn. Như thế, tin giả được guồng máy công-an-trị buộc phải coi như thật. Cộng sản đã áp dụng phương pháp lập lại của Bộ trưởng Tuyên truyền Paul Goebbels thời Đức Quốc Xã để biến tin giả như thật.
Ngành tình báo trên thế giới thường tung tin giả để đối phương bị sụp bẫy, hoặc tính toán sai về chiến lược, chiến thuật quân sự, chính trị, ngoại giao nhằm đạt tới chiến thắng.
Khi tranh cử giới chính trị gia thường tung tin giả, hoặc bóp méo thông tin để hạ uy tín đối thủ và lung lạc quyết định của cử tri. Những lời hứa không tiền bảo chứng cũng theo gió bay đi khi họ đã đạt được mục đích. Dù ân hận, mà cử tri vẫn nghe lời đường mật vì thích mơ lợi ích từ trên trời rơi xuống!
Những kẻ thích chọc phá thiên hạ, hoặc quen thói lừa gạt cũng tung tin giả rồi bụm miệng cười trước sự ngây ngô của người khác.
Tạp chí Public Library of Science Journal công bố bản nghiên cứu cho thấy 72% khoa học gia đã tham dự vào các hoạt động nghiên cứu đáng ngờ; 14% nghiên cứu hoàn toàn giả mạo; chỉ có 6/53 nghiên cứu khoa học của Công ty Công nghệ Sinh học Amgen ở Hoa Kỳ là có cơ sở vững chắc. Vì tiền và danh vọng mà nhà khoa học có thể đưa ra tin tức giả, hoặc chưa đủ điều kiện nghiên cứu. Nhờ trình độ học vấn mà bất cứ ai chống lại những sai lầm, sơ sót đều bị giới học khoa học buộc tội thiếu kiến thức. Khoa học là một môn nghiên cứu không có điểm đến cụ thể nên hãy ngừng tin nó là chân lý.
Giới truyền thông trở nên giàu sụ nhờ kỹ thuật loan tin giả dựa trên quyền tự do biểu đạt trong các quốc gia dân chủ hoặc bán độc tài. Họ lợi dụng khả năng cắt xén, biên soạn, lắp ráp để viết những bản tin không vi phạm luật pháp mà vẫn kích thích được sự tò mò của công luận.
Tác hại của tin tức giả
Niềm tin vào dân tộc thượng đẳng của Adolf Hitler đã dẫn Đức Quốc Xã vào vụ tàn sát dân tộc Do Thái và cùng với Nhật Bản, Ý Đại Lợi gây ra trận Đệ nhị Thế chiến làm chết 73 triệu người. Mọi điều hứa hẹn của họ đã lừa được một số người, nhưng, bị cộng đồng nhân loại sáng suốt làm thất bại.
Lời hứa chôn sống chế độ tư bản, lấy của nhà giàu chia cho kẻ nghèo (phỏng theo chủ trương của bọn Lương Sơn Bạc ở Trung Hoa hồi thế kỷ 12), xây dựng xã hội không có nạn người bóc lột người, làm tuỳ sức hưởng tuỳ cầu do Chủ nghĩa Cộng sản hô hào chưa và không bao giờ thành sự thật. Những ai chưa phân biệt được thật/giả đã bị lọt chiếc bẫy do đảng viên cộng sản và bọn thiên tả giăng sẵn, mà muốn thoát khỏi bắt buộc phải vận dụng sức mạnh và trí tuệ toàn dân tộc. Kể tới hết Thế kỷ 20, Chủ nghĩa Cộng sản đã làm chết hơn 100 triệu người do đói rét, đàn áp, bóc lột mặc dù chưa rơi vào Thế chiến. Hiện chỉ còn Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba công khai duy trì Chủ nghĩa Cộng với hình thái khác nhau mà vẫn cùng chung mẫu số: độc tài toàn trị.
Dân tộc nào biết tin vào sự thực, tránh được tin giả mới có điều kiện quy tụ mọi thành phần trong xã hội nhắm tới mục tiêu dân chủ, tự do, tôn trọng khác biệt, tìm được sự đồng thuận để bảo vệ độc lập và phát triển đất nước hài hoà.
Kinh nghiệm Việt Nam Cộng Hoà, Đại Hàn, Đông Âu … đã lưu lại cho loài người những bài học vô cùng quý giá và cần thiết về con đường “Thoát Cộng”.
Tin giả không mang lại bất cứ lợi lộc gì cho dân tộc, cho cộng đồng mà còn gây chia rẽ, hiềm khích giữa người và người, dân tộc và dân tộc, quốc gia và quốc gia.
Tác giả trên mạng thông tin xã hội không chịu trách nhiệm pháp lý về bài viết, về đạo đức trong giới cầm bút nên tha hồ dùng bút đâm chém, thọc gậy bánh xe, chửi bới, miệt thị chẳng chừa ai trên cõi đời. Người này làm được, có kẻ bắt chước hoặc a dua tạo điều kiện cho tin giả và bẻ cong thông tin lan tràn với tốc độ ánh sáng nên tác hại vô cùng nghiêm trọng đến quyền được biết sự thật và quyền tự do biểu đạt của người khác.
Trung Quốc có một guồng máy khổng lồ chuyên sản xuất tin giả và được mọi hệ thống truyền thông quốc tế vô tư chuyển tải qua các kênh học thuật, truyền thông ngoại quốc (mà cứ tự đánh giá đã loan tải trung thực các ý kiến trái chiều). Dĩ nhiên, giới học giả và truyền thông quốc tế thừa khả năng lách luật, tránh chỉ trích mà vẫn hưởng lợi từ nhiều phía.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã biến mô hình độc tài tương đối lên độc tài toàn trị để tiến tới kiểm soát mọi hoạt động của công dân Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (PRC) và toàn thể nhân loại.
Phúc trình năm 2018 của Freedom House ghi nhận các hãng của Trung Quốc đang giúp 18 quốc gia kết hợp trí tuệ nhân tạo và nhận diện khuôn mặt có khả năng phát hiện mối các đe doạ tới an ninh công cộng. Mô hình công nghệ Trung Quốc đang phổ biến trên phạm vi quốc tế nên 36 nước đã tham gia cuộc hội thảo do các viên chức ở Bắc Kinh chia sẻ bí quyết quản lý thông tin.
Bản nghiên cứu từ Giáo sư David Rand của MIT cho biết độc giả rất hoài nghi về các nguồn tin lạ nên vẫn tin tưởng hơn đối với các tờ báo quen thuộc.
Cộng đồng nhân loại đang tìm cách đối phó
Ý thức được nguy vô cùng to lớn của sự loan truyền tin giả, bóp méo thông tin làm rối loạn cộng đồng nhân loại nên một số quốc gia và các công ty mạng lưới xã hội đã hành động. Google, WhatsApp, Twitter đang đề ra sáng kiến chống lại tin giả trước cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ năm 2019 bằng cách hạn chế số lần chuyển tiếp bản tin từ 20 lần xuống 5 lần.
Tân Gia Ba đã đệ trình “Đạo luật Bảo vệ khỏi sự Thao túng và sai lầm Trực tuyến” cho phép chinh quyền điều chỉnh bằng cách thêm các “dữ kiện” song hành với “sai lầm”. Kẻ bị xem như có ác ý sẽ bị phạt 37,000 US hoặc 5 năm tù giam mà mức tối đa là 74,000 và 10 năm. Đối với Facebook hoặc Tweeter bị phạt tới mức 740,000 USD.
Dư luật Anti-Fake News 2018 của Mã Lai Á quy định ai công bố cái gọi là tin giả sẽ bị phạt 128,114 USD, hoặc 10 năm tù giam hoặc cả hai.
Pháp tập trung ngăn chặn tin giả từ các ấn bản ngoại quốc, đặc biệt đối với RT và Sputnik của Nga.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin ký “Đạo luật Tin giả” hồi đầu năm 2019 bị chỉ trích loan truyền sự sợ hãi.
Quốc hội Đức đã thông qua “Đạo luật Thực thi Mạng lưới” nhằm chống ngôn từ thù hận, hoặc ủng hộ ý thức hệ Nazi đã bị HRW chê “không đúng đường lối chống lan truyền tin giả”.
Tại Hoa Kỳ, niềm tin của dân chúng đối với các cơ quan truyền thông quen thuộc không cao, nhưng, vẫn hơn so với cơ quan chưa quen thuộc. Như thế, giảm thiểu phần nào ảnh hưởng của tin giả.
Cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay diễn ra trong nhiều lĩnh vực. Thực sự, cuộc đấu tranh này sẽ ảnh hưởng tới thế giới mà tất cả chúng ta sẽ sống.
Đại-Dương
Tin giả phá hoại thể chế dân chủ |
Tuy nhiên, hệ thống chính trị quốc gia khác nhau và lợi ích của các diễn đàn truyền thông xã hội không tương đồng nên giải pháp chống tin giả rất phức tạp. Hy vọng vào Liên Hiệp Quốc giải quyết có vẻ mong manh.
Bảng nghiên cứu của các nhà tâm lý học thuộc Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) và Đại học Regina của Mỹ ở Gia Nã Đại ghi nhận “nhiều chính phủ trên thế giới đã cố gắng chống lại sự phổ biến tin giả và hạn chế người dùng phương tiện truyền thông xã hội tiếp xúc với nội dung tin tức phẩm chất thấp”.
Nguồn gốc tin giả
Các thể chế độc tài toàn trị như Cộng sản hoặc độc tài từng phần giống chế độ quân phiệt thường sử dụng tin giả nhằm khuất phục dân chúng.
Đảng Cộng sản viết ra cương lĩnh chính trị, hiến pháp, luật lệ mang đầy đủ văn phong hoa mỹ mà không hề có ý định hoặc chủ trương thực hiện bất cứ điều nào đã cam kết. Không ít người tin vào những văn kiện quốc gia được ban hành, hoặc dù không tin cũng buộc phải tuân hành để sống còn. Như thế, tin giả được guồng máy công-an-trị buộc phải coi như thật. Cộng sản đã áp dụng phương pháp lập lại của Bộ trưởng Tuyên truyền Paul Goebbels thời Đức Quốc Xã để biến tin giả như thật.
Ngành tình báo trên thế giới thường tung tin giả để đối phương bị sụp bẫy, hoặc tính toán sai về chiến lược, chiến thuật quân sự, chính trị, ngoại giao nhằm đạt tới chiến thắng.
Khi tranh cử giới chính trị gia thường tung tin giả, hoặc bóp méo thông tin để hạ uy tín đối thủ và lung lạc quyết định của cử tri. Những lời hứa không tiền bảo chứng cũng theo gió bay đi khi họ đã đạt được mục đích. Dù ân hận, mà cử tri vẫn nghe lời đường mật vì thích mơ lợi ích từ trên trời rơi xuống!
Những kẻ thích chọc phá thiên hạ, hoặc quen thói lừa gạt cũng tung tin giả rồi bụm miệng cười trước sự ngây ngô của người khác.
Tạp chí Public Library of Science Journal công bố bản nghiên cứu cho thấy 72% khoa học gia đã tham dự vào các hoạt động nghiên cứu đáng ngờ; 14% nghiên cứu hoàn toàn giả mạo; chỉ có 6/53 nghiên cứu khoa học của Công ty Công nghệ Sinh học Amgen ở Hoa Kỳ là có cơ sở vững chắc. Vì tiền và danh vọng mà nhà khoa học có thể đưa ra tin tức giả, hoặc chưa đủ điều kiện nghiên cứu. Nhờ trình độ học vấn mà bất cứ ai chống lại những sai lầm, sơ sót đều bị giới học khoa học buộc tội thiếu kiến thức. Khoa học là một môn nghiên cứu không có điểm đến cụ thể nên hãy ngừng tin nó là chân lý.
Giới truyền thông trở nên giàu sụ nhờ kỹ thuật loan tin giả dựa trên quyền tự do biểu đạt trong các quốc gia dân chủ hoặc bán độc tài. Họ lợi dụng khả năng cắt xén, biên soạn, lắp ráp để viết những bản tin không vi phạm luật pháp mà vẫn kích thích được sự tò mò của công luận.
Tác hại của tin tức giả
Niềm tin vào dân tộc thượng đẳng của Adolf Hitler đã dẫn Đức Quốc Xã vào vụ tàn sát dân tộc Do Thái và cùng với Nhật Bản, Ý Đại Lợi gây ra trận Đệ nhị Thế chiến làm chết 73 triệu người. Mọi điều hứa hẹn của họ đã lừa được một số người, nhưng, bị cộng đồng nhân loại sáng suốt làm thất bại.
Lời hứa chôn sống chế độ tư bản, lấy của nhà giàu chia cho kẻ nghèo (phỏng theo chủ trương của bọn Lương Sơn Bạc ở Trung Hoa hồi thế kỷ 12), xây dựng xã hội không có nạn người bóc lột người, làm tuỳ sức hưởng tuỳ cầu do Chủ nghĩa Cộng sản hô hào chưa và không bao giờ thành sự thật. Những ai chưa phân biệt được thật/giả đã bị lọt chiếc bẫy do đảng viên cộng sản và bọn thiên tả giăng sẵn, mà muốn thoát khỏi bắt buộc phải vận dụng sức mạnh và trí tuệ toàn dân tộc. Kể tới hết Thế kỷ 20, Chủ nghĩa Cộng sản đã làm chết hơn 100 triệu người do đói rét, đàn áp, bóc lột mặc dù chưa rơi vào Thế chiến. Hiện chỉ còn Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba công khai duy trì Chủ nghĩa Cộng với hình thái khác nhau mà vẫn cùng chung mẫu số: độc tài toàn trị.
Dân tộc nào biết tin vào sự thực, tránh được tin giả mới có điều kiện quy tụ mọi thành phần trong xã hội nhắm tới mục tiêu dân chủ, tự do, tôn trọng khác biệt, tìm được sự đồng thuận để bảo vệ độc lập và phát triển đất nước hài hoà.
Kinh nghiệm Việt Nam Cộng Hoà, Đại Hàn, Đông Âu … đã lưu lại cho loài người những bài học vô cùng quý giá và cần thiết về con đường “Thoát Cộng”.
Tin giả không mang lại bất cứ lợi lộc gì cho dân tộc, cho cộng đồng mà còn gây chia rẽ, hiềm khích giữa người và người, dân tộc và dân tộc, quốc gia và quốc gia.
Tác giả trên mạng thông tin xã hội không chịu trách nhiệm pháp lý về bài viết, về đạo đức trong giới cầm bút nên tha hồ dùng bút đâm chém, thọc gậy bánh xe, chửi bới, miệt thị chẳng chừa ai trên cõi đời. Người này làm được, có kẻ bắt chước hoặc a dua tạo điều kiện cho tin giả và bẻ cong thông tin lan tràn với tốc độ ánh sáng nên tác hại vô cùng nghiêm trọng đến quyền được biết sự thật và quyền tự do biểu đạt của người khác.
Trung Quốc có một guồng máy khổng lồ chuyên sản xuất tin giả và được mọi hệ thống truyền thông quốc tế vô tư chuyển tải qua các kênh học thuật, truyền thông ngoại quốc (mà cứ tự đánh giá đã loan tải trung thực các ý kiến trái chiều). Dĩ nhiên, giới học giả và truyền thông quốc tế thừa khả năng lách luật, tránh chỉ trích mà vẫn hưởng lợi từ nhiều phía.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã biến mô hình độc tài tương đối lên độc tài toàn trị để tiến tới kiểm soát mọi hoạt động của công dân Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (PRC) và toàn thể nhân loại.
Phúc trình năm 2018 của Freedom House ghi nhận các hãng của Trung Quốc đang giúp 18 quốc gia kết hợp trí tuệ nhân tạo và nhận diện khuôn mặt có khả năng phát hiện mối các đe doạ tới an ninh công cộng. Mô hình công nghệ Trung Quốc đang phổ biến trên phạm vi quốc tế nên 36 nước đã tham gia cuộc hội thảo do các viên chức ở Bắc Kinh chia sẻ bí quyết quản lý thông tin.
Bản nghiên cứu từ Giáo sư David Rand của MIT cho biết độc giả rất hoài nghi về các nguồn tin lạ nên vẫn tin tưởng hơn đối với các tờ báo quen thuộc.
Cộng đồng nhân loại đang tìm cách đối phó
Ý thức được nguy vô cùng to lớn của sự loan truyền tin giả, bóp méo thông tin làm rối loạn cộng đồng nhân loại nên một số quốc gia và các công ty mạng lưới xã hội đã hành động. Google, WhatsApp, Twitter đang đề ra sáng kiến chống lại tin giả trước cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ năm 2019 bằng cách hạn chế số lần chuyển tiếp bản tin từ 20 lần xuống 5 lần.
Tân Gia Ba đã đệ trình “Đạo luật Bảo vệ khỏi sự Thao túng và sai lầm Trực tuyến” cho phép chinh quyền điều chỉnh bằng cách thêm các “dữ kiện” song hành với “sai lầm”. Kẻ bị xem như có ác ý sẽ bị phạt 37,000 US hoặc 5 năm tù giam mà mức tối đa là 74,000 và 10 năm. Đối với Facebook hoặc Tweeter bị phạt tới mức 740,000 USD.
Dư luật Anti-Fake News 2018 của Mã Lai Á quy định ai công bố cái gọi là tin giả sẽ bị phạt 128,114 USD, hoặc 10 năm tù giam hoặc cả hai.
Pháp tập trung ngăn chặn tin giả từ các ấn bản ngoại quốc, đặc biệt đối với RT và Sputnik của Nga.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin ký “Đạo luật Tin giả” hồi đầu năm 2019 bị chỉ trích loan truyền sự sợ hãi.
Quốc hội Đức đã thông qua “Đạo luật Thực thi Mạng lưới” nhằm chống ngôn từ thù hận, hoặc ủng hộ ý thức hệ Nazi đã bị HRW chê “không đúng đường lối chống lan truyền tin giả”.
Tại Hoa Kỳ, niềm tin của dân chúng đối với các cơ quan truyền thông quen thuộc không cao, nhưng, vẫn hơn so với cơ quan chưa quen thuộc. Như thế, giảm thiểu phần nào ảnh hưởng của tin giả.
Cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay diễn ra trong nhiều lĩnh vực. Thực sự, cuộc đấu tranh này sẽ ảnh hưởng tới thế giới mà tất cả chúng ta sẽ sống.
Đại-Dương
Không có nhận xét nào