Căng thẳng Vịnh Oman giữa Hoa Kỳ và Iran hôm nay gợi lại sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964 đưa Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, theo một số báo quốc tế.
Tin hôm 21/06/2019 giờ châu Âu cho hay Tổng thống Donald Trump đã chuẩn thuận một cuộc oanh kích Iran nhưng chỉ "rút lại vào phút chót".
Ông Trump trước đó đã nhắn trên Twitter rằng "Iran phạm sai lầm nghiêm trọng" sau khi có tin thiết bị bay (drone) US Global Hawk của Mỹ bị bắn rơi trên Eo biển Hormuz.
Iran nói chiếc drone bay vào không phận của họ, còn Hoa Kỳ cho rằng nó bay ở không phận quốc tế.
Nhưng từ những tuần qua, với căng thẳng Washington - Tehran lên cao, không ít bình luận đã nhắc lại vụ Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin incident).
Theo Callum Hoare viết hôm 14/06 trên một báo Anh, Hoa Kỳ đã "nhanh chóng bắt lỗi Iran" trong vụ hai chiếc tàu dầu, một Nhật Bản, một của Na Uy "bị phục kích trong Vịnh Oman".
Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ngay rằng "Iran tấn công khi không bị ai khiêu khích", và Hoa Kỳ sau đó công bố một đoạn video rất mờ, cho là Iran "lấy ra từ thân chiếc tàu chở dầu một trái thủy lôi".
Từ ngữ của ông Pompeo, theo Callum Hoare, lặp lại lời lãnh đạo Mỹ vào tháng 8/1964, đổ cho Bắc Việt Nam "gây hấn khi không bị ai khiêu khích" ở "vùng biển quốc tế".
Sự kiện này đưa chính quyền Johnson dấn sâu vào Cuộc chiến Việt Nam.
Nhưng sau này, chính Hoa Kỳ thừa nhận vụ tấn công của Hải quân Bắc Việt vào tàu USS Maddox "chỉ là lỗi tín hiệu trên radar".
"Sau khi Tổng thống Lyndon Johnson trao đổi ngắn với một nhúm các lãnh đạo Quốc hội, ông đã dùng quyền tổng thống để ra lệnh ngay lập tức có cuộc tấn công trả đũa, phá hỏng một doanh trại của quân Bắc Việt, và bắn chìm một số thuyền tuần tra của Bắc Việt, theo James Warren viết trên một báo Mỹ.
Quốc hội Mỹ sau đó đã thông qua 'Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ' ủy quyền cho tổng thống "dùng mọi biện pháp cần thiết để trả đũa và gìn giữ hòa bình ở Đông Nam Á".
Cây bút James Warren hỏi:
"Lyndon Johnson đã lừa Quốc hội và nhân dân Mỹ về vụ Vịnh Bắc Bộ năm 1964 để tăng cường can thiệp vào Việt Nam, nay đây có phải là 'bài tủ mới' của Trump?"
Bóng ma trên Vịnh Bắc Bộ
Còn được gọi là sự cố tàu USS Maddox, vụ việc thực ra có hai phần riêng lẻ, hai cuộc đối đầu giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 2/08/1964, tàu USS Maddox của Hải quân Mỹ đang thực hiện công tác do thám trong hoạt động DESOTO thì bị ba thuyền vũ trang của Bắc Việt rượt đuổi, theo phía Mỹ.
Phía Bắc Việt đã tấn công bằng thủy lôi và súng máy. Hải quân Hoa Kỳ đáp trả bằng hỏa lực mạnh, phá hỏng ba thuyền và giết bốn quân nhân của Bắc Việt.
Sau đó, cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói có một sự kiện nữa, xảy ra ngày 4/08/1964.
Nhưng sau đó, bằng chứng cho thấy đó chỉ là các hình sai trên radar, được gọi là "những bóng ma trên Vịnh Bắc Bộ" mà không phải tàu chở thủy lôi của Bắc Việt.
Sau này, chính cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thừa nhận là vụ tấn công 02/08/1964 xảy ra mà không có ai bắn trả, và vụ ngày 03/08 thì hoàn toàn không tồn tại.
Nhưng theo BBC News, vụ việc đã khiến Hoa Kỳ tăng quân tại Nam Việt Nam nhanh chóng, vào năm 1965 đã có 200,000 lính tác chiến của Hoa Kỳ, và sang năm 1966 thì lên tới 400,000, rồi nửa triệu vào 1967.
(bbc.com)
Bản quyền hình ảnh Bettmann Image caption Phi cơ trên tàu USS Constellation chuẩn bị cất cánh trong tháng 8/1964, trong các hoạt động liên quan đến vụ Vịnh Bắc Bộ |
Tin hôm 21/06/2019 giờ châu Âu cho hay Tổng thống Donald Trump đã chuẩn thuận một cuộc oanh kích Iran nhưng chỉ "rút lại vào phút chót".
Ông Trump trước đó đã nhắn trên Twitter rằng "Iran phạm sai lầm nghiêm trọng" sau khi có tin thiết bị bay (drone) US Global Hawk của Mỹ bị bắn rơi trên Eo biển Hormuz.
Iran nói chiếc drone bay vào không phận của họ, còn Hoa Kỳ cho rằng nó bay ở không phận quốc tế.
Nhưng từ những tuần qua, với căng thẳng Washington - Tehran lên cao, không ít bình luận đã nhắc lại vụ Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin incident).
Theo Callum Hoare viết hôm 14/06 trên một báo Anh, Hoa Kỳ đã "nhanh chóng bắt lỗi Iran" trong vụ hai chiếc tàu dầu, một Nhật Bản, một của Na Uy "bị phục kích trong Vịnh Oman".
Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ngay rằng "Iran tấn công khi không bị ai khiêu khích", và Hoa Kỳ sau đó công bố một đoạn video rất mờ, cho là Iran "lấy ra từ thân chiếc tàu chở dầu một trái thủy lôi".
Từ ngữ của ông Pompeo, theo Callum Hoare, lặp lại lời lãnh đạo Mỹ vào tháng 8/1964, đổ cho Bắc Việt Nam "gây hấn khi không bị ai khiêu khích" ở "vùng biển quốc tế".
Sự kiện này đưa chính quyền Johnson dấn sâu vào Cuộc chiến Việt Nam.
Nhưng sau này, chính Hoa Kỳ thừa nhận vụ tấn công của Hải quân Bắc Việt vào tàu USS Maddox "chỉ là lỗi tín hiệu trên radar".
"Sau khi Tổng thống Lyndon Johnson trao đổi ngắn với một nhúm các lãnh đạo Quốc hội, ông đã dùng quyền tổng thống để ra lệnh ngay lập tức có cuộc tấn công trả đũa, phá hỏng một doanh trại của quân Bắc Việt, và bắn chìm một số thuyền tuần tra của Bắc Việt, theo James Warren viết trên một báo Mỹ.
Quốc hội Mỹ sau đó đã thông qua 'Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ' ủy quyền cho tổng thống "dùng mọi biện pháp cần thiết để trả đũa và gìn giữ hòa bình ở Đông Nam Á".
Cây bút James Warren hỏi:
"Lyndon Johnson đã lừa Quốc hội và nhân dân Mỹ về vụ Vịnh Bắc Bộ năm 1964 để tăng cường can thiệp vào Việt Nam, nay đây có phải là 'bài tủ mới' của Trump?"
Bóng ma trên Vịnh Bắc Bộ
Còn được gọi là sự cố tàu USS Maddox, vụ việc thực ra có hai phần riêng lẻ, hai cuộc đối đầu giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 2/08/1964, tàu USS Maddox của Hải quân Mỹ đang thực hiện công tác do thám trong hoạt động DESOTO thì bị ba thuyền vũ trang của Bắc Việt rượt đuổi, theo phía Mỹ.
Phía Bắc Việt đã tấn công bằng thủy lôi và súng máy. Hải quân Hoa Kỳ đáp trả bằng hỏa lực mạnh, phá hỏng ba thuyền và giết bốn quân nhân của Bắc Việt.
Sau đó, cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói có một sự kiện nữa, xảy ra ngày 4/08/1964.
Nhưng sau đó, bằng chứng cho thấy đó chỉ là các hình sai trên radar, được gọi là "những bóng ma trên Vịnh Bắc Bộ" mà không phải tàu chở thủy lôi của Bắc Việt.
Sau này, chính cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thừa nhận là vụ tấn công 02/08/1964 xảy ra mà không có ai bắn trả, và vụ ngày 03/08 thì hoàn toàn không tồn tại.
Nhưng theo BBC News, vụ việc đã khiến Hoa Kỳ tăng quân tại Nam Việt Nam nhanh chóng, vào năm 1965 đã có 200,000 lính tác chiến của Hoa Kỳ, và sang năm 1966 thì lên tới 400,000, rồi nửa triệu vào 1967.
(bbc.com)
Không có nhận xét nào