Header Ads

  • Breaking News

    Hồng Hà - Phía sau cái chết của Trần Bắc Hà (Kỳ 2)

    Quan chức cơ quan ban ngành, cấp tỉnh thành cũng như các đại gia Việt Nam thường hay khoe mẽ, bệnh sĩ, phô trương thanh thế. Nhà có đám, doanh nghiệp khai trương, khánh thành, tổng kết… phải mời cho bằng được lãnh đạo tầm “đại ca” xuất hiện. Nhiều người biết, giỗ bố Thân Đức Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hiện diện; giỗ mẹ Vũ “nhôm” không vắng mặt Trần Đại Quang và Nguyễn Bá Thanh; giỗ ở nhà Út “trọc” luôn xuất hiện một, hai Ủy viên Trung ương.

    Trần Bắc Hà cũng nằm trong “gu” đó. Khai trương chi nhánh BIDV ở nước ngoài hoặc trong nước, lúc nào cũng tầm Thủ tướng, Phó Thủ tướng đến dự. Bắc Hà nói chuyện khúm núm cỡ Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, còn lại cấp Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thành thì xem như ngang cơ.

    Thời làm ông trùm ở BIDV, quản lý hàng trăm ngàn tỉ VNĐ của quốc gia, Trần Bắc Hà xem như đó là tài sản của tộc họ mình. Hà có quyền ban phát cho tập đoàn, đơn vị, công ty… dự án nào mình thích, mình ưu đãi. Hà thuộc tuýp người “thượng đội hạ đạp”.

    Ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW, về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương; Quyết định số 159-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương; Quyết định số 655-QĐNS/TW về việc phân công Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, Hà rất nhạy khi “đánh hơi” thấy sự nguy hiểm khi mà Bá Thanh được ông Trọng, ông Sang kéo ra trung ương để “quyết đấu” với Ba Dũng.

    Để lấy lòng Bá Thanh và nắm quy luật “đồng tiền đi trước đồng tiền khôn”, khi Bá Thanh chưa cầm tờ quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Nội chính, ngày 6/1/2013, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà đã có buổi làm việc với Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến và lãnh đạo các sở, ngành hữu quan về việc hỗ trợ doanh nghiệp Đà Nẵng vay vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tại đây, Bắc Hà BIDV cam kết sẽ dành 11.300 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Đà Nẵng.

    Cuộc gặp Bắc Hà – Bá Thanh vào ngày 6/1/2013
    Đợt giải ngân đầu tiên, Bắc Hà dành cho Tập đoàn Sun Group (đang thâu tóm bất động sản Đà Nẵng) vay 2.500 tỷ đồng, Trung Nam Group (Bá Thanh bảo kê) vay 1.800 tỷ đồng, Công ty Đà Nẵng Miền Trung vay 600 tỷ đồng, Công ty Đức Mạnh 579 (Bá Thanh bảo kê) vay 500 tỷ đồng, Công ty Bắc Nam 79 (Bá Thanh – Vũ Nhôm) vay 300 tỷ đồng, Công ty Khởi Phát (của Nguyễn Bá Cảnh, con trai Bá Thanh) vay 300 tỷ đồng.

    Bắc Hà BIDV cũng đăng ký mua hết phần trái phiếu còn lại trong số trái phiếu trị giá 5.000 tỉ đồng mà TP Đà Nẵng vừa phát hành. Trước đó, Bắc Hà kéo Ngân hàng Đại Dương và Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam mua trái phiếu của TP Đà Nẵng trị giá tổng cộng 1.500 tỉ đồng (mỗi đơn vị 750 tỉ đồng).

    Khi Phùng Quang Thanh nắm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trần Bắc Hà cũng duyệt cho Phùng Quang Hải, con trai Phùng Quang Thanh, Tổng Giám đốc Cty 319, một gói tín dụng ưu đãi ngàn tỷ.

    Quan hệ giữa Bắc Hà và Thống đốc Nguyễn Văn Bình (hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương) khăng khít “như môi với răng”. Phải nói rằng, nếu không có Bắc Hà, thì không có một Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình hôm nay.

    Là “quản gia số 1”, tận tuỵ và trung thành, phục tùng tuyệt đối “anh Ba” Nguyễn Tấn Dũng, Trần Bắc Hà đã giúp cho Nguyễn Thanh Phượng thâu tóm Ngân hàng Gia Định và “bơm” cho Phượng số tiền đủ… 3000 tỷ VNĐ để Phượng xóa tên Ngân hàng Gia Định và thành lập VinaCapital Bank.

    Trần Bắc Hà luôn sát cánh bên “anh Ba”. Photo Courtesy
    Với Tô Huy Rứa, thời Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trần Bắc Hà đã đưa Tô Huy Vũ, con trai ông Rứa, lên Vụ trưởng Vụ thống kê Ngân hàng Nhà nước. Nay Vũ là Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế NHNN.

    Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự án Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTEX) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may (Vinatex) hợp tác đầu tư, có giá trị nghiệm thu tại thời điểm thanh tra gần 365 triệu USD. Sau 2 năm đi vào hoạt động, dự án đã để thua lỗ hơn 1.400 tỷ đồng. Trần Bắc Hà cũng duyệt cho vay và có nguy cơ mất vốn tại đây hơn một ngàn tỷ.

    Phó TGĐ Vinatex Hoàng Vệ Dũng chính là anh trai của Hoàng Trung Hải.

    Trần Bắc Hà câu kết với Bí thư Bình định Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Đinh La Thăng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh để thâu tóm Cảng Quy Nhơn.

    Trần Bắc Hà cực chẳng đã phải liên kết với Cty Khoáng sản Hợp Thành trong thâu tóm Cảng Quy Nhơn với giá rẻ như bèo, 404 tỷ VNĐ.

    Chủ tich HĐQT công ty này là Lê Hồng Thái, sinh năm 1974, một “nhóc con” khởi nghiệp từ việc buôn bán vật liệu xây dựng tại TP Thái Bình.

    Năm 2013, vào thời điểm bắt đầu thâu tóm Cảng Quy Nhơn, Khoáng sản Hợp Thành có tổng tài sản 2.733,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 460 tỷ đồng, nắm trong tay một loạt công ty con như công ty Gang thép Hà Tĩnh, công ty Sắt Vũ Quang, công ty Hóa Cốc Hà Tĩnh, công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, công ty Khoáng sản Miền Trung…

    Hợp Thành là đơn vị được giao thực hiện hàng loạt dự án từ Bắc chí Nam, như Dự án xây dựng tòa nhà văn phòng Mitec, tòa nhà Văn phòng 69 Nguyễn Du, Dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, Dự án Nhiệt điện Thái Bình, Nhiệt điện Vũng Áng, Khu liên hiệp gang thép Hà Tĩnh, … và cung cấp máy móc thiết bị cho các Dự án trọng điểm của ngành Dầu khí, Nhà thầu thi công xây lắp công trình Khách sạn Dầu khí Thái Bình, Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Vũng Áng, dự án HH3– khu đô thị Nam An Khánh… và những thương vụ mua bán đình đám như mua 24,27% cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ hay thương vụ “sang tay” 70% cổ phần của tổ hợp khách sạn Daewoo từ tay công ty TNHH MTV Hanel vào những năm 2015-2016.

    Ai không biết chứ Trần Bắc Hà thì biết rõ, Hợp Thành là “sân sau” của Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải. Và Lê Hồng Thái (tức Vân) chính là em con dì ruột của ông Phó thủ tướng gốc Hoa này.

    Hồng Hà

    (Còn tiếp)

    (FB Hồng Hà) 

    Không có nhận xét nào