Header Ads

  • Breaking News

    ĐCSTQ nhượng bộ cuộc Biểu tình ở Quảng Đông vì sợ ngọn lửa đấu tranh lan toàn quốc?

    Từ khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông bùng nổ đến nay, mặc dù truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc bôi nhọ người biểu tình Hồng Kông là “bạo đồ”, nhưng không ít người dân Đại Lục đã mạo hiểu đăng video, hình ảnh và chữ viết để biểu đạt ủng hộ, hoặc là đem những thông tin chân thực truyền tải tại Đại Lục.

    Người dân trấn Văn Lâu, thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông kháng nghị chính quyền cưỡng chế xây nhà hỏa táng (Ảnh từ intenet)
    Trong lúc người Hồng Kông giành được thắng lợi qua bầu cử cấp quận thông qua đấu tranh gần nửa năm, mồi lửa phản đối Dự luật Dẫn độ cũng đã lan đến Đại Lục. Ngày 28/11, người dân ở trấn Văn Lâu, vùng đô thị Hóa Châu thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông đã học theo người Hồng Kông đề xuất “5 yêu cầu”, hô lớn “Quang phục Mậu Danh, cách mạng thời đại”, dũng cảm đứng ra phản đối quyết định sai lầm của chính quyền địa phương và dùng vũ lực phản kháng lại trấn áp bạo lực của cảnh sát. Ngày 1/12, Bí thư Đảng ủy và Trưởng công an thị trấn Văn Lâu đã công khai nhượng bộ.
    Quảng Đông; Mậu Danh

    Tại trấn Văn Lâu thuộc đô thị Hóa Châu, thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông đã xảy ra sự kiện xung đột kịch liệt giữa người dân và cảnh sát, nguyên dân dẫn đến sự kiện này là do chính quyền địa phương muốn xây dựng nhà hỏa táng mới. Cư dân trấn Văn Lâu cho biết, chính quyền đô thị Hóa Châu nói rằng muốn thu hồi đất để xây dựng “công viên sinh thái nhân văn”, nhưng cho đến ngày 27/11 mới thông báo khu công viên bao gồm cả nhà tang lễ, tức là sẽ xây dựng nhà hỏa táng. Cư dân mạng cho biết: “Hôm trước nói với bạn rằng xây dựng công viên sinh thái, hôm sau lại biến thành xây dựng nhà hỏa táng, bạn có chấp nhận được không?”

    Có thông tin cho biết, biến động nhất thời này có liên quan đến người nhiều người Hồng Kông tử vong. Ngày 13/11, Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông Lý Gia Siêu cho biết, từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay, cảnh sát đã nhận được 256 trường hợp tự sát, số người chết trước khi đến bệnh viện hoặc tử vong khi đến bệnh viện lên đến 2.537 trường hợp. Có người dân Hồng Kông nói, những người này vẫn chưa bao gồm cả những trường hợp mất tích, bị bắt, chết vì tham gia kháng nghị, lần phản đối Dự luật Dẫn độ này Hồng Kông có rất nhiều người chết.

    Mô phỏng Hồng Kông đề xuất “5 yêu cầu”

    Để kháng nghị việc xây nhà hỏa táng, từ ngày 28/11, hàng nghìn người dân trong thôn vốn muốn đến trụ sở chính quyền địa phương biểu tình hòa bình, nhưng đã bị nhiều cảnh sát chống bạo động chặn đường, dẫn đến xung đột kịch liệt giữa người dân và cảnh sát.

    Người dân Văn Lâu đã học theo người Hồng Kông, cầm ô để chống lại lựu đạn hơi cay của cảnh sát, chặt cành cây hoặc dùng khung tre để cản đường, đề phòng cảnh sát tăng chi viện từ các ngả đường. Họ còn bao vây cả đặc cảnh, ném gạch vào xe bọc thép, còn có xe cảnh sát đến chi viện cũng bị lật lên.

    Không ít thôn dân tay cầm gậy gộc từng có thời điểm đẩy lùi đặc cảnh trấn áp, đuổi họ lên núi, và còn đốt cả trạm kiểm soát mà cảnh sát lập lên. Tuy nhiên, đối diện với cảnh sát có trang bị vũ khí đầy đủ như dùi cui và súng ống, khiên, cùng với việc liên tiếp ném lựu đạn hơi cay, dùng xe phun vòi rồng, không ít người dân tay không tấc sắt bị đánh bị thương phải đưa đến bệnh viện, trong đó có cả người già và trẻ em.

    Trong hai ngày đấu tranh kháng nghị, đã có khoảng 200 người đã bị bắt, tuy nhiên thôn dân học người Hồng Kông nản lòng, không phân nam nữ già trẻ, cùng nhau căng băng rôn, hô khẩu hiệu để đối đầu với công an cầm khiên dài, thậm chí có người thôn dân tình cảm kích động còn quỳ xuống, đề xuất 5 yêu cầu, bao gồm ngừng xây nhà hỏa táng, điều tra cảnh sát lạm quyền, thả người bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 28/11, chính quyền bỏ tiền ra sửa lại những cơ sở vật chất đã bị hủy hoại, và lập tức khôi phục xanh hóa địa điểm xây dựng công trình.

    Chiều ngày 29/11, trên mạng lan truyền một bức ảnh chụp thông cáo của chính quyền, nói rằng sẽ dừng dự án, nhưng thôn dân nghi ngờ thông cáo là giả, và tiếp tục ra đường. Thứ Sáu tuần trước (30/11), người dân đã tập trung trước trụ sở chính quyền thị trấn để căng băng rôn phản đối xây nhà hỏa táng và đã xảy ra đối đầu với cảnh sát.

    Cảnh sát ném lựu đạn hơi cay (Ảnh từ Twitter)
    4 ngày sau chính quyền thả người và bồi thường

    Đối mặt với sự dũng cảm và không khuất phục của người kháng nghị, ĐCSTQ bắt đầu “đạp phanh” và nhượng bộ.

    Ngày 1/12, đối mặt với hàng nghìn người biểu tình ở bên ngoài trụ sở chính quyền thị trấn, Bí thư Đảng ủy trấn Văn Lâu Lý Vĩ Hoa đã cùng một số quan chức và luật sư gặp mặt người dân, đồng thời dùng loa để hồi đáp lại những yêu cầu của người dân. Ông Lý Vĩ Hoa trước tiên cam kết vĩnh viễn không không xây dựng công viên sinh thái nhân văn và nhà tang lễ ở trấn Văn Lâu, hương thân phụ lão không nên vì sự kiện này mà ảnh hưởng đến sự phát triển của trấn Văn Lâu, hiện trường khi đó vang lên tiếng hoan hô của người dân. Ông Lý Vĩ Hoa cũng cho biết, luật sư tại hiện trường và nhân viên công tác liên quan sẽ làm thủ tục miễn xá liên quan cho những người bị bắt.

    Cục trưởng Cục Công an đô thị Hóa Châu cũng cam kết thả người bị bắt, sẽ cung cấp dịch vụ điều trị và bồi thường tổn thất cho người bị bắt, cam kết sẽ không tính sổ sau khi sự việc kết thúc. “Đối với những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xử lý như thế nào, cũng sẽ tiến hành thương lượng cùng mọi người.”

    Cuộc kháng nghị ở Mậu Danh đã kết thúc chỉ trong thời gian ngắn ngủi 4 ngày. Tuy nhiên cũng có thôn dân lo lắng việc thả những người bị bắt chỉ là kế hoãn binh của chính quyền, bộ phận người bị bắt vẫn là “bảo lãnh chờ thẩm tra”, vẫn có khả năng bị điều tra và truy cứu sau này.
    Lãnh đạo Hồng Kông còn không bằng Quảng Đông “một quốc gia, một chế độ”

    So sánh thái độ giữa Hồng Kông và chính quyền tỉnh Quảng Đông trong sự kiện lần này, rất nhiều người Hồng Kông nói: “Lâm Trịnh Nguyệt Nga còn không bằng Bí thư Đảng ủy trấn Văn Lâu!”

    Bình luận chỉ ra, lần này người dân trấn Văn Lâu đã học người Hồng Kông nên mới trở nên dũng cảm. Mấy năm trước cũng xảy ra phong trào người dân chống bạo lực tương tự, nhưng rất nhiều người chỉ dám đi “tản bộ” hoặc là quỳ xuống thỉnh nguyện, chú không dám đánh trả cảnh sát. Lần này thì lại khác, thôn dân dựa vào số đông, còn đẩy lùi cả cảnh sát.

    “Đây là lần đầu tiên trong 70 năm qua, ĐCSTQ lần đầu cúi đầu nhượng bộ dân chúng! Dân chúng trấn Văn Lâu rất dũng mãnh! Họ còn ném pháo hoa về phía cảnh sát, giống như người Hồng Kông ném bom xăng về phía cảnh sát! Họ học Hồng Kông, điều này khiến cho ĐCSTQ cũng sợ hãi! ĐCSTQ sợ nhất là cuộc đấu tranh ở Hồng Kông mở rộng! Cho nên chính quyền đành phải nhượng bộ. Vì sao hiện nay không cho người Đại Lục thấy tình hình Hồng Kông? Chính là họ sợ mang dũng khí của người Hồng Kông đến Đại Lục”, bà Trần, một người Đại Lục thường xuyên đi lại giữa Đại Lục và Hồng Kông chia sẻ.

    Còn ở Hồng Kông, thị dân phản đối Dự luật Dẫn độ sửa đổi, đã không ngừng ra đường diễu hành, từ 300.000 người đến 500.000 người, đến ngày 9/6 là 1 triệu người, nhưng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn cố chấp không màng đến dân ý, vẫn tuyên bố ngày 12/6 tiếp tục đọc lần 2 dự luật này tại Hội đồng lập pháp, và khiến cho 2 triệu người ra đường kháng nghị ngày 16/6, và người kháng nghị đã xông vào Hội đồng Lập pháp để ngăn cản.

    Sau đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố “tạm thời hoãn sửa đổi dự luật”, rồi tiếp tục tuyên bố “dự luật đã chết” rồi “rút lại dự luật”, mỗi bước biểu đạt thái độ này đều là dưới sự thúc đẩy ngoan cường của người Hồng Kông. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ đầu đến cuối không hề thực sự hiểu dân tâm và dân ý, cho bên mới dẫn đến việc bà sai lầm một cách hoang đường khi cho rằng “phe kiến chế ắt thắng trong cuộc bầu cử cấp quận ở Hồng Kông”.

    Vì để giữ mũ ô sa, Bí thư Đảng ủy trấn Văn Lâu đã nhượng bộ người dân, còn bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vì để bảo vệ mũ ô sa lại không thể không hành ác với dân chúng. Dù thế nào, Hồng Kông xảy ra chuyện, Bắc Kinh sợ nhất là toàn quốc bắt chước Hồng Kông, nên mới nhanh chóng để cho sự kiện ở Mậu Danh lắng xuống.

    Trí Đạt

    (Trí thức VN)

    Không có nhận xét nào