Header Ads

  • Breaking News

    Miến Điện: Aung San Suu Kyi điều trần trước tòa án quốc tế về cáo buộc "diệt chủng" người Rohingya


    Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2019, lãnh đạo Miến Điện bà Aung San Suu Kyi bắt đầu cuộc điều trần trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế (CIJ), tại La Haye, Hà Lan.
    Chính qu
    Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi tại sân bay quốc tế Naypyidaw để đến La Haye, Hà Lan. Ảnh chụp ngày 08/12/2019 tại sân bay Naypyidaw, Miến Điện.Myanmar's State Counsellor Office/Handout via REUTERS
    yền Naypyidaw phải trả lời về những cáo buộc phạm tội "diệt chủng" nhắm vào sắc tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Từ tháng 08/2017, đã có 740.000 người Rohingya sang Bangladesh tị nạn do bị quân đội Miến Điện đàn áp.

    Đặc phái viên đài RFI, Vincent Souriau, từ trụ sở Tòa Án Công Lý Quốc Tế La Haye, đánh giá tình thế khó xử của lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trong đợt điều trần kéo dài trong ba ngày lần này :

    "Miến Điện có ba ngày để bào chữa, để giải trình về các cáo buộc đàn áp nhắm vào người Rohingya. Các cáo buộc hết sức nghiêm trọng, nào là tội "diệt chủng, thanh lọc sắc tộc, một cuộc thanh lọc mang màu sắc chính trị và tội tiêu diệt hàng loạt".

    Phái đoàn Miến Điện sẽ phải biện hộ về các hành vi của quân đội, về việc người Rohingya phải di dời chỗ ở, về một số những vụ hành quyết và cưỡng hiếp... Đây là nhiệm vụ rất khó đối với bà Aung San Suu Kyi và phái đoàn tháp tùng, bởi hồ sơ luận tội trình lên tòa án CIJ căn cứ vào các cuộc điều tra do Liên Hiệp Quốc tiến hành. Trong báo cáo được công bố tháng 09/2019, tài liệu này nêu bật "rủi ro nghiêm trọng về tội ác diệt chủng". Phái đoàn Miến Điện khó có thể bác bỏ những kết luận trong báo cáo của Liên Hiệp Quốc.

    Nhưng mọi việc vẫn chưa ngã ngũ. Miến Điện cam kết sẽ đấu tranh để gạt bỏ cụm từ "diệt chủng". Naypyidaw nhấn mạnh chính quyền đã đạt được thỏa thuận với Bangladesh để hồi hương một số người tị nạn Rohingya và đây là bằng chứng cho thấy Miến Điện không có ý định thanh lọc sắc tộc người thiểu số này. Đó sẽ là một trong những lập luận chính của phái đoàn Miến Điện trước tòa.

    Tòa án CIJ trên nguyên tắc sẽ không đưa ra quyết định gì ngay lập tức, mà có lẽ phải đợi thêm một vài tuần lễ".

    Thanh Hà

    RFI

    Không có nhận xét nào