Header Ads

  • Breaking News

    Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Trump: 'Thỏa thuận thế kỷ' là một canh bạc lớn


    Có lúc không khí trong Phòng phía Đông tại Nhà Trắng giống một bữa tiệc hơn là một cuộc họp báo.

    Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Kế hoạch của ông Trump là một thỏa thuận tuyệt vời cho ông Netanyahu và chính phủ của ông

    Người dẫn chương trình, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và khách mời danh dự, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đã cười rạng rỡ với nhau. Những vị khách từ đoàn tùy tùng của hai nhà lãnh đạo vỗ tay và reo hò lớn.

    Sự cổ vũ lớn nhất dành cho những lời nhắc nhở của Tổng thống Trump về những gì ông đã làm cho Israel. Thủ tướng Netanyahu nói ngày này sẽ được ghi nhớ trong cùng hơi thở với ngày độc lập của Israel năm 1948. Đó là, ông Netanyahu nói, một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của đời ông.

    Tổng thống Trump nói rằng ông đã tìm ra một cách mới để tạo hòa bình giữa Israel và Palestine. Israel sẽ có được sự an toàn cần thiết. Người Palestine sẽ có được một nhà nước mà họ khao khát.

    Mọi việc đến đây nghe khá tốt - ngoại trừ kế hoạch mang lại cho ông Netanyahu tất cả những gì ông muốn của Trump - và mang đến cho người Palestine rất ít: một dạng nhà nước bị cắt cụt, không có chủ quyền thích hợp, bao quanh bởi lãnh thổ của Israel và luồn lách giữa các khu định cư của người Do Thái.

    Một thời, hòa bình dường như đã là điều có thể

    Tổng thống Trump có thể tin, thực sự và không nghi ngờ gì, rằng ông đang đưa ra "thỏa thuận thế kỷ". Đó là một thỏa thuận tuyệt vời cho ông Netanyahu và chính phủ của ông. Vị trí của họ đối với người Palestine, hơn bao giờ hết, là vị trí của Mỹ.

    Trong suốt những năm hòa giải các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ luôn là mong muốn, ràng buộc và trên tất cả, sự an ninh của Israel. Nhưng nhiều đời tổng thống Mỹ đã chấp nhận rằng, thỏa thuận hòa bình đòi hỏi phải có một quốc gia Palestine khả thi bên cạnh Israel, ngay cả khi họ không chuẩn bị cho phép hai bên chủ quyền bình đẳng.

    Israel lập luận rằng người Palestine đã từ chối một loạt các đề nghị tốt. Các nhà đàm phán Palestine nói rằng họ đã nhượng bộ rất nhiều, nhất là chấp nhận sự tồn tại của Israel ở khoảng 78% quê hương lịch sử của họ.

    Một đàm phán hòa bình cách đây gần 30 năm dường như đã có thể đạt được. Một loạt các cuộc đàm phán bí mật ở Na Uy đã trở thành tiến trình hòa bình ở Oslo, mãi mãi được biểu tượng bằng một buổi lễ trên bãi cỏ Nhà Trắng năm 1993 do Tổng thống Bill Clinton rạng rỡ chủ trì.

    Yitzhak Rabin - lãnh đạo chiến tranh vĩ đại nhất của Israel, và Yasser Arafat - hiện thân của hy vọng tự do của người Palestine, đã ký các văn bản hứa sẽ đàm phán trong tương lai, và không đấu đá nữa. Hai kẻ thù cay đắng thậm chí còn bắt tay nhau. Rabin, Arafat và Bộ trưởng Ngoại giao Israel Shimon Peres được trao giải Nobel Hòa bình.

    Lúc ấy ở Oslo là một khoảnh khắc lịch sử. Người Palestine công nhận nhà nước Israel. Người Israel chấp nhận rằng Tổ chức Giải phóng Palestine đại diện cho người dân Palestine.

    Các vết nứt sớm xuất hiện. Benjamin Netanyahu gọi tiến trình này là mối đe dọa sinh tử đối với Israel. Người Israel đã đẩy nhanh dự án để định cư người Do Thái trong các lãnh thổ chiếm đóng của Palestine. Một số người Palestine, như học giả Edward Said, đã lên án tiến trình ở Oslo là đầu hàng. Các chiến binh Palestine của Hamas, Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, đã phái những kẻ đánh bom tự sát để giết người Do Thái và phá hỏng cơ hội có một thỏa thuận.

    Tình hình ở Israel trở nên xấu đi. Yitzhak Rabin bị một số đồng hương Israel lên án là chẳng khác gì một tên phát xít, và được miêu tả trong các cuộc biểu tình với tư cách là một sĩ quan của SS. Nhiều tháng kích động lên đến đỉnh điểm khi ông bị một kẻ cực đoan Do Thái ám sát vào ngày 4 tháng 11 năm 1995.

    Kế hoạch đầu hàng

    Kẻ giết Rabin muốn phá hỏng tiến trình hòa bình, và tin rằng cách tốt nhất để làm điều đó là loại bỏ những gì tốt nhất của Israel, ngõ hầu biến nó thành hiện thực. Và người này đã đúng.

    Ngay cả giả như nếu Rabin còn sống, tiến trình hòa bình Oslo vẫn có thể thất bại, bị đánh bại vì những chi tiết nhỏ cũng như những vấn đề lớn như tương lai của Jerusalem. Bởi các nhà lãnh đạo ở cả hai bên vẫn thích xung đột hơn là thỏa hiệp và vị thực tế bạo lực của sự chiếm đóng của Israel và phe đối lập Palestine với sự chiếm đóng này.

    Thời điểm công bố sáng kiến ​​của Trump phù hợp với nhu cầu chính trị và pháp lý của ông Trump và ông Netanyahu. Cả hai người đang phải đối mặt với cuộc bầu cử. Không những thế, ông Trump còn đang bị phân tâm về phiên tòa luận tội của mình tại Thượng viện Hoa Kỳ vì trọng tội và tội nhẹ. Ông Netanyahu thì phải đối mặt với cáo buộc hình sự về tham nhũng, hối lộ và làm mất lòng tin.

    Tổng thống Trump không lãng phí cơ hội để tự hào về sức mạnh của nước Mỹ. Ông tin rằng, sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ cho phép ông áp đặt ý chí của mình. Ông muốn đập tan những định nghĩa và quan điểm cũ, những điều nằm sau nhiều nỗ lực tìm kiếm hòa bình thất bại.

    Tài liệu của Trump cũng gạt ra ngoài những sự thật bất tiện, như nghị quyết 242 của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đến sự không thể chấp nhận của việc giành lại lãnh thổ bằng chiến tranh, hoặc luật pháp quốc tế nói rằng người chiếm đóng không thể định cư dân của họ trên vùng đất bị chiếm đóng.

    Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã từ chối kế hoạch này gần như ngay lập tức. Quyền và hy vọng của người Palestine, ông nói, không phải để đem bán.

    Về cơ bản, người Palestine đã được yêu cầu phải chấp nhận và không có lựa chọn nào khác. Họ đang được trao cho một kế hoạch đầu hàng, được bảo phải chấp nhận rằng Israel đã thắng, và những người bạn Mỹ của Israel sẽ định hình tương lai. Nếu người Palestine từ chối, thông điệp vẫn là, Israel vẫn sẽ có được những gì họ muốn và Palestine còn ở vào tình trạnh tồi tệ hơn nữa.

    Mối nguy cơ là người Palestine sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tức giận, tuyệt vọng và vô vọng hơn trước nữa. Trong phần dễ bùng cháy này của thế giới, đó là một mối hiểm nguy.

    Kế hoạch hòa bình của Trump là một canh bạc.

    Jeremy Bowen Biên tập viên BBC về Trung Đông, Washington

    Không có nhận xét nào