Header Ads

  • Breaking News

    Nguyên Hương - Chiến lược tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã thay đổi!

    Các chuyên gia nhận định rằng Hoa Kỳ đang tăng cường thu hẹp mối quan hệ với Trung Quốc, và sự phản đối của Hoa Kỳ đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm chưa từng có trong lịch sử.
    Chiến lược tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã thay đổi!
    Từ những lời kêu gọi trừng phạt kinh tế của Thượng viện Hoa Kỳ đối với Trung Quốc vì tội bưng bít thông tin về sự bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán, khiến virus corona Vũ Hán lây lan thành đại dịch toàn cầu, đến những rủi ro hơn trong cơ cấu đầu tư vào chuỗi cung ứng phụ thuộc Trung Quốc mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt trong quan hệ Mỹ - Trung, sự phản đối của lưỡng đảng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lên đến đỉnh điểm chưa từng có trong lịch sử.
    Ngày 8/4/2020, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cùng nhiều thượng nghị sĩ khác của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa “khu chợ ẩm ướt”, mà chính quyền Trung Quốc tuyên bố là nơi virus Corona Vũ Hán đã lây truyền từ động vật sang người và khởi phát dịch bệnh.
    Về mặt chiến lược, ông Graham đề nghị áp dụng biện pháp khấu trừ khoản nợ dài hạn của Hoa Kỳ với Trung Quốc như một biện pháp cứng rắn hơn để đền bù phần nào những tổn thất tài chính mà Hoa Kỳ đang phải gánh chịu trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
    Tuy nhiên, những động thái đáp trả lập tức để chống lại ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc đối với Hoa Kỳ là một phần của sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ trong chính sách Trung Quốc, đã được Tổng thống Donald Trump đặt cơ sở vào năm 2017, khi ông nắm quyền Nhà Trắng.
    Ông Robert Spalding, một vị tướng nghỉ hưu của Lữ đoàn không quân hiện là thành viên cao cấp tại Học viện Hudson ở Washington chuyên nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, khu vực Đông Á và an ninh quốc gia, cho The Epoch Times biết: “Trong giai đoạn 2014 - 2016, Lầu Năm Góc nắm rõ hơn về cách thức hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc như một tổng thể”.
    Đó là hai năm cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama. Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông John Mills, giám đốc chính sách an ninh mạng, một vai trò quan trọng của Bộ Quốc phòng (DoD) đã chỉ ra rằng Hoa Kỳ hầu như chưa có động thái phản ứng mạnh nào trong vấn đề này.
    Ông cho biết, “Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống Obama, chính quyền đã nhiều lần cảnh cáo và nói chuyện nghiêm túc với Trung Quốc về các cuộc xâm nhập vào không gian mạng bí mật của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính quyền lại 'thụ động' không muốn hành động quyết liệt để giải quyết vấn đề này".
    Và điều này đã khuyến khích ĐCSTQ “mạo hiểm hơn nữa”.
    Tuy nhiên, ông Spalding nói rằng trong những năm đó, Lầu Năm Góc đã đánh giá thành công tác động tổng thể của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.
    Ông cho biết, Văn phòng Phân tích An ninh Kinh tế và Thương mại (OCEA) của Không lực Hoa Kỳ đã “đứng lên xem xét các thách thức của Trung Quốc”. Dần dần, văn phòng này được mở rộng vai trò để xem xét tất cả các khía cạnh ảnh hưởng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
    Trang web của OCEA thể hiện “đây là sáng kiến đa dịch vụ được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Không lực Hoa Kỳ nhằm nỗ lực bảo vệ lợi thế quân sự của Không lực và DoD khỏi các rủi ro thương mại và kinh tế”.
    Sáng kiến này xác định và đánh giá “các rủi ro địa chiến lược có thể thách thức sự cân bằng của DoD và đe dọa nền tảng quyền lực và sự lãnh đạo hiện tại của Hoa Kỳ trên thế giới, cũng như đe dọa nền an ninh quốc gia của Hoa Kỳ”. Cuối cùng, nhiệm vụ của OCEA là “cố gắng thông báo cho những người ra quyết định của USG về toàn bộ các giải pháp tùy chọn để đối phó với những rủi ro này”.
    Ông Spalding cho biết: “Vào thời kỳ cuối của cuộc Chiến tranh Lạnh, liên minh tình báo của chúng tôi đã không để mắt đến Trung Quốc nữa”.
    Nhưng theo thời gian, “liên minh tình báo đã ngày càng phải đối mặt với sự gia tăng vấn đề liên quan đến Trung Quốc” và phải đối phó với chúng.
    Ông nói, đây là một quá trình vô cùng quan trọng.
    Liên minh tình báo nay đã ngày càng thấy rõ được mối đe dọa của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, cuối cùng đã cảnh giác với Trung Quốc “không chỉ trong bối cảnh chiến trường”, mà còn trong bối cảnh nền an ninh quốc gia của Hoa Kỳ bị Trung Quốc đe dọa trên nhiều phương diện.
    Ông Spalding cho biết, OCEA được trao thêm quyền kiểm soát thông tin liên quan đến các trường đại học Hoa Kỳ, chẳng hạn như sự xâm nhập vào các phòng thí nghiệm cho mục đích chuyển giao công nghệ mới bất hợp pháp, cũng như việc sử dụng các Viện Khổng Tử cho mục đích tuyên truyền của ĐCSTQ để tô vẽ hình ảnh Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
    OCEA cũng đã xem xét vấn đề Trung Quốc xâm nhập vào cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ: Chương trình “Ngàn người tài” đã sử dụng các gói thù lao và tiền thưởng khổng lồ để thu hút các học giả và nhà khoa học hàng đầu của Hoa Kỳ đến làm việc tại các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, và sử dụng thành quả công nghệ và nghiên cứu được phát triển bằng tiền tài trợ của Hoa Kỳ.
    OCEA cũng tập trung xem xét chuỗi cung ứng, một vấn đề rất quan trọng khi Hoa Kỳ thức tỉnh rằng việc cung cấp dược phẩm và vật tư y tế của Hoa Kỳ chủ yếu phụ thuộc vào năng lực sản xuất và thiện ý ở Trung Quốc.
    Ông Spalding cho biết Lầu Năm Góc “bắt đầu xem xét sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các nguồn cung ứng này” trong giai đoạn 2014-2015.
    Ông nói: “Chúng tôi nhận ra rằng chuỗi cung ứng của quân đội Hoa Kỳ đã phụ thuộc rất lớn vào ĐCSTQ”.
    Trọng tâm này trở thành mũi nhọn vào năm 2017, khi Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) được xây dựng. Ông Spalding là người phụ trách NSS trong Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump.
    Tổng thống Trump thay đổi “cuộc chơi”
    Ông Spalding cho biết, đối với Liên minh tình báo, việc phải miễn cưỡng gọi Trung Quốc là “đối phương” là một thách thức lớn. Đây không phải chỉ là một vấn đề trước mắt, mà là “vấn đề lâu dài”.
    Chiến lược An ninh Quốc gia NSS tuyên bố Trung Quốc là “đối phương” của Hoa Kỳ.
    Ông nói, Tổng thống Trump là “người khai sáng” của vấn đề này. Sự sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc của Tổng thống Trump là cơ sở để củng cố “sự thay đổi chiến lược cơ bản của liên minh tình báo” đối với Trung Quốc kể từ năm 2018.
    Ông Mills cũng có chung quan điểm với ông Spalding. Nhưng ông nói, chủ yếu là “sự cảm nhận theo bản năng của Tổng thống là cực kỳ chính xác”.
    Ông Mills cho biết, ở cấp độ này, quá trình hoạch định chính sách thông thường cần có khoảng thời gian hòa hoãn 3-5 năm để chứng thực và chấp nhận hiện trạng. Thời gian hòa hoãn này có thể là thảm họa vì tình hình thực trạng lại không được chứng thực.
    Ông Mills nói: “Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã hất tung bàn ‘cờ vây’ xuống đất”. 
    Trò chơi ‘Cờ vây’ được biết đến trong tiếng Trung là “weiqi”, là ván cờ giữa 2 người chơi ở Trung Quốc đã tồn tại 2.500 năm đến nay, có chiến lược bao vây đối thủ rất trừu tượng. “Cờ vây” được cho là phức tạp hơn cờ vua.
    Theo ông Mills, khi đưa ra chiến lược tiếp cận Trung Quốc, Tổng thống Trump đã quyết định không tuân theo các quy tắc đã định sẵn ​​của cuộc chơi. Trung Quốc đã liên tục cố gắng thiết lập lại nhưng phải thất bại.
    “Họ [ĐCSTQ] đã rất tức tối”, ông Mills nói.
    Khi được hỏi về những thách thức trong việc giải quyết và từ chối Trung Quốc trước các mục tiêu thỏa hiệp của họ trong vấn đề an ninh mạng đối với Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc, ông Mills cho biết, kể từ đầu những năm 2000 đến nay, chính quyền Hoa Kỳ đã có những thay đổi rõ rệt.
    Trong nhiệm kỳ Tổng thống George W. Bush, “chúng tôi đã nhận thức được rằng họ [ĐCSTQ] đã dọn đường và lên kế hoạch” sử dụng những thông tin trái phép”.
    “Tuy nhiên, ngay từ ngày đầu tiên lên nắm quyền Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã bắt Bắc Kinh phải thực sự trả giá” cho hành vi xấu đối với thế giới mạng của Hoa Kỳ.
    “Trước đây, họ chưa bao giờ bị trừng phạt như vậy”, ông Mills cho hay.
    Nguyên Hương
    Nguồn : Theo The Epoch Times

    Không có nhận xét nào