Header Ads

  • Breaking News

    Phan Ba -Những kịch bản của Bộ Nội vụ Đức cho đại dịch cúm Tàu


    Một hồ sơ của Bộ Nội vụ Đức về chiến lược đối phó với đại dịch cúm Tàu đã bị rò rỉ ra ngoài vào cuối tuần này mà cổng thông tin “Frag den Staat” (“Hỏi nhà nước”) là một trong những nơi đăng tải đầu tiên.
    Phan Ba -Những kịch bản của Bộ Nội vụ Đức cho đại dịch cúm Tàu


    Trong hồ sơ, các tác giả đã dựa trên mô hình của Hàn Quốc. Tại nước này, nhờ xét nghiệm ở quy mô rộng mà người ta cho rằng con số nhiễm bệnh nhưng không biết đến đã được hạn chế ở mức rất thấp. Theo đó, lối thoát sớm ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay chỉ có thể có được nếu như người ta nhanh chóng nhận biết và cô lập các bệnh nhân có tiềm năng rủi ro cao. Thêm nữa, các tiểu bang phải nâng con số xét nghiệm lên tổng cộng cho tới 200.000 lần hằng ngày trên toàn liên bang – tức là 1,4 triệu xét nghiệm mỗi tuần. Hiện nước Đức chỉ đạt được 1/3 con số đó, nhưng chính phủ cũng dự định mở rộng quy mô xét nghiệm thêm thật nhiều. Theo ông Bộ trưởng Bộ Y tế bang Nordrhein-Westfalen, một trong ba bang có nhiều bệnh nhân cúm Tàu nhất, hiện có 90.000 xét nghiệm được thực hiện mỗi ngày trong tiểu bang này. Cho tới nay đã có nửa triệu người được xét nghiệm và 90% trong số này là âm tính.

    Kịch bản xấu nhất

    Hiện nay, 975 bệnh viện đã nhập dữ liệu về số giường chăm sóc đặc biệt vào một ngân hàng dữ liệu chung toàn liên bang vừa mới được thành lập. Theo đó, các bệnh viện này có tổng cộng tròn 20.000 giường trong khu chăm sóc đặc biệt. Tròn 8500 giường hiện đang trống và có thể được sử dụng ngay lập tức cho các bệnh nhân mắc bệnh cúm Tàu. Nếu kể cả các bệnh viện chưa nhập số liệu của mình vào ngân hàng dữ liệu, nước Đức có trên 40.000 giường trong khu chăm sóc đặc biệt. Trong tình trạng khẩn cấp, con số 8500 giường trống này có thể nâng lên đến 17.500 giường.

    Thế nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong hồ sơ, con số này vẫn không đủ. Ngay cả khi đạt được tới 24.000 giường trống trong khu chăm sóc đặc biệt với máy thở, hệ thống y tế ở Đức sẽ bị quá tải trầm trọng.

    Kịch bản này sẽ diễn ra nếu như cho tới cuối tháng 4, khoảng thời gian tăng gấp đôi của con số bệnh nhân vẫn nằm ở mức 9 ngày như hiện nay. Trong trường hợp tồi tệ nhất, người ta dự tính có 1,2 triệu người chết vì 80% bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt bị bệnh viện từ chối do hết chỗ.

    Kịch bản được ưu tiên


    Nếu như kìm hãm được tốc độ lây nhiễm cho tới giữa tháng 4 thì chỉ còn 15% bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt bị bệnh viện từ chối, chỉ 1/5 người dân bị mắc bệnh, con số người chết được dự đoán là 220.000 người. Dưới những điều kiện này, tình trạng khẩn cấp hiện nay sẽ kéo dài ít nhất là 7 tháng.

    Con đường được các chuyên gia lựa chọn là xét nghiệm và cô lập. Theo đó, một sự kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt sẽ ngăn chận được đại dịch. Người ta phỏng đoán sẽ có một triệu người ở Đức bị nhiễm virus Vũ Hán, độ chừng 12.000 người sẽ chết vì căn bệnh quái ác này.

    Những hy vọng sau kỳ nghỉ Lễ Phục Sinh


    Cũng theo các chuyên gia, nếu tình trạng giãn cách xã hội hiện nay có tác động tốt, nếu các con số giảm xuống thấy rõ sau kỳ nghỉ Lễ Phục Sinh thì đó đủ là lý do để mở cửa lại trường học và nhà trẻ, một phần cũng nhằm giảm tải cho các cha mẹ và mang họ trở lại nơi làm việc. Các sự kiện tụ tập đông người vẫn tiếp tục bị cấm và đồng thời vẫn cần phải xét nghiệm thật nhiều.

    Theo đó, các công ty sản xuất phải cần hai tháng mới có thể hoạt động bình thường trở lại. Trong trường hợp tốt nhất, nhà nước sẽ phải tiêu tốn mất 80 tỉ Euro.

    Kịch bản đợt lây nhiễm thứ nhì


    Hồ sơ của Bộ Nội vụ cũng dự đoán những hậu quả cho nền kinh tế Đức nếu như dịch cúm Tàu quay trở lại vào mùa đông. Với cùng một kịch bản của những việc hạn chế đi lại, thất nghiệp tạm thời như hiện nay, nền kinh tế Đức sẽ suy giảm 11%, công nghiệp mất 19% doanh thu – tệ hại hơn cuộc khủng hoảng tài chánh 2008/09 rất nhiều.

    Các chuyên gia cũng vẽ nên một bức tranh kinh tế và xã hội thật ảm đạm nếu như không ngăn chận được đại dịch cúm Tàu. Theo họ, nếu thế thì sẽ có nguy cơ “tan chảy hạt nhân” cho toàn bộ hệ thống; trận đại dịch sẽ làm thay đổi cả cộng đồng xã hội cho tới tình trạng vô chính phủ.

    Một “lockdown” (“hạn chế ra đường”) cho tới cuối năm sẽ đồng nghĩa với một sự sụp đổ về kinh tế và hầu như không thể tưởng tượng được những hệ quả về xã hội và chính trị của nó. Trong trường hợp này, hồ sơ Bộ Nội vụ lo ngại sẽ có nhiều cuộc biểu tình lớn chống lại các biện pháp hạn chế của chính phủ và có lẽ là người ta sẽ không còn chấp nhận trả giá cho việc điều trị các bệnh nhân bằng sự bế tắc xã hội và kinh tế lâu dài nữa.
    phanba.

    Không có nhận xét nào