Header Ads

  • Breaking News

    Cái bóng chiến tranh lạnh bao trùm giới tinh hoa chính trị Trung Quốc

    Thủ tướng Lý Khắc Cường đối mặt với tình trạng không tốt đẹp tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần này.
    Cái bóng chiến tranh lạnh bao trùm giới tinh hoa chính trị Trung Quốc
    Nền kinh tế tăng trưởng âm của Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và quan hệ ngoại giao với phương Tây đang xấu đi

    Trong bầu không khí hiếm hoi của Đại lễ đường Nhân dân, mùi chất khử trùng hoà quyện cùng nỗi đau kinh tế.

    “Trước khi xảy ra đại dịch, Mỹ – Trung đã đứng trước bờ vực một cuộc chiến tranh lạnh mới.” An Gang, thuộc Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế của Đại học Bắc Kinh cho biết tình hình sẽ tồi tệ hơn sau khi bùng phát.

    “Dịch bệnh nêu bật những lợi thế thể chế của Trung Quốc và những bất lợi về thể chế của Mỹ. Và khi sự tự tin chính trị của Mỹ giảm, Washington sẽ ngày càng nhạy cảm hơn. Bằng cách này, sự cạnh tranh thể chế rõ ràng đã trở thành một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước”, An Gang bày tỏ trong bài bình luận với tựa đề “Bốn cuộc khủng hoảng chính đang âm ỉ”.

    Trước đại dịch coronavirus, “mối quan hệ” ngoại giao giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã lạnh nhạt, và bây giờ đang trong tình trạng đóng băng sâu.

    Kể từ khi dịch bệnh chính thức xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào đầu năm nay, hơn 4,8 triệu người đã bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới, với hơn 316.000 người tử vong.

    Một số khu vực ở châu Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

    Vương quốc Anh có hơn 243.695 ca nhiễm và 34.636 ca tử vong. Ý có gần 226.000 ca nhiễm và gần 32.000 ca tử vong, tiếp theo là Tây Ban Nha và Pháp.

    Phản ứng trước dịch bệnh ngày càng dữ dội, khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus. Pháp và Vương quốc Anh cũng yêu cầu câu trả lời về nguồn gốc của dịch bệnh, và các chính trị gia Canada cũng tham gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường Trung Quốc.

    “Châu Âu sẽ cân nhắc về các vấn đề dài hạn từ đa dạng hóa chuỗi cung ứng đến an ninh viễn thông trong bầu không khí bất tín đối với Trung Quốc gia tăng cũng như tham vọng ngày càng lộ rõ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình,” ông Andrew Small, thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, nêu rõ quan điểm về Trung Quốc.

    “Cách thức Bắc Kinh đã xử lý một trong những thử thách nghiêm trọng nhất mà chính phủ châu Âu và chính các kế hoạch châu Âu (hoặc EU) phải đối mặt đảm bảo rằng sẽ có một tính toán chính trị”, ông nói.

    Tuy nhiên, Mỹ vẫn là đối thủ lớn và quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Chính điều này đã dẫn đến tranh cãi, khi Trung Quốc nhấn mạnh rằng Tổng thống Donald Trump đã cố gắng chuyển hướng khỏi sự chỉ trích liên quan đến 90.000 người Mỹ chết vì dịch bệnh, dưới chủ nghĩa bài Trung Quốc.

    Zhang Tengjun thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế, một tổ chức do Trung Quốc tài trợ đã so sánh bầu không khí ngoại giao Trung – Mỹ hiện giờ với chiến dịch McCarthy truy lùng cộng sản ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 1950.

    Ông đã viết trong một bài bình luận cho “Thời báo Hoàn cầu”: “Quan hệ Trung-Mỹ đang ở thời tồi tệ nhất của họ trong hơn 40 năm,… và trách nhiệm chính thuộc về chính quyền Trump.”

    “Cho dù coronavirus xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là lời nói dối, hay dựa trên những tuyên bố vô căn cứ rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do dịch bệnh gây ra ở Hoa Kỳ, chính quyền Trump đang nỗ lực để làm điều này vì lợi ích chính trị và tái bầu cử,” Zhang cho biết.

    Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ công bố kế hoạch kinh tế của Trung Quốc cho năm 2020, vốn chỉ còn bảy tháng nữa.

    Các quyết định chính sách quan trọng sẽ liên quan đến việc kiểm soát sự gia tăng thất nghiệp ở thành thị. Dữ liệu chính thức cho thấy tháng trước là 6%, so với 5,9% trong tháng 3, nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục 6,2% trong tháng 2.

    Ngoài ra, những con số này không bao gồm những người lao động nhập cư, một chủ đề nhạy cảm đối với đảng Cộng sản cầm quyền. Theo nhà kinh tế Wei Yao và Lin Ziwei, có đến 10% những người được tuyển dụng chính thức tại Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp.

    Cả hai ông đã viết trong một báo cáo nghiên cứu: “Tác động của Covid-19 đến thị trường việc làm là chưa từng có về phạm vi, thời gian và tính chất.”

    Việc duy trì sự ổn định xã hội là không thể thiếu, vì vậy việc tăng cường việc làm sẽ đi đôi với việc cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn.

    Khu vực tư nhân đã tạo ra 60% GDP của Trung Quốc, chiếm khoảng 80% việc làm ở thành thị, bao gồm một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Trong số “sáu ưu tiên” của Bắc Kinh được Bộ Chính trị thông qua vào tháng trước, ba ưu tiên đầu tiên là “đảm bảo công việc, sinh kế của người dân” và “sự sống còn của doanh nghiệp”. Tại phần thảo luận “hai cuộc họp” hàng năm, Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ đề cập nó trong báo cáo công việc của chính phủ.

    Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của Capital economics, cho biết trong báo cáo công bố hồi tháng Tư: “Hồ sơ công khai cho thấy ít nhất 1 triệu công ty đã bị giải tán trong quý đầu tiên và các công ty khác có thể bị đóng cửa.”

    Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Tập Cận Bình đang hiện đại hóa chính sách “Made in China 2025” với thế hệ công nghệ mới. Trong thuật ngữ vụng về điển hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó được gọi là “hệ thống nhà nước mới”.

    Mặc dù các chi tiết chính xác của chính sách này chưa được công bố chính thức, chúng có thể là một phần của khoản đầu tư quy mô lớn của nhà nước vào cơ sở hạ tầng công nghệ.

    Tháng trước, Tập Cận Bình đã mô tả sự chuyển đổi công nghệ cao trong chuyến đi đến tỉnh Thiểm Tây ở vùng Tây bắc Trung Quốc. Ông ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “thúc đẩy đầu tư vào 5G, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo” hoặc, “Internet công nghiệp” (như robot) và các cơ sở hạ tầng mới khác.

    Tuy nhiên, nhiều rủi ro trực tiếp hơn cho nền kinh tế phải được giải quyết.

    “Chỉ trong ba tháng, cú sốc bất ngờ từ đại dịch COVID-19 đã lấy mất gần 7 điểm tăng trưởng của Trung Quốc. GDP của nước này trong quý I/2020 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019. Kinh tế Trung Quốc chính thức lao vào tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ năm 1992,” ông Pashash Sakpal, nhà kinh tế của ngân hàng đa quốc gia ING cho biết.

    “Mặc dù dịch bệnh tồi tệ nhất của quốc gia đã qua (hy vọng), sự sụt giảm đáng kể nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục làm suy yếu sự phục hồi trong thời gian còn lại của năm. Tranh chấp với Mỹ làm gia tăng nguy cơ leo thang mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước,” ông nói thêm.

    Trong bầu không khí không chắc chắn này, những con số lạnh lùng, khắc nghiệt trong báo cáo của Lý Khắc Cường sẽ không giấu những gì đã và sẽ là bất mãn, hỗn loạn.



    Nguồn : https://vietnamthoibao.org/

    Không có nhận xét nào