Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 11 tháng 5 năm 2020


    Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo về 'thiệt hại kinh tế lâu dài' nếu Mỹ không mở cửa trở lại

    viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).


    Ngày 8/5, Bộ Lao động Mỹ đã ban hành một báo cáo việc làm cho thấy tỷ lệ thất nghiệp lên tới gần 15%, trong khi ít nhất 20 triệu người đã nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp trong 8 tuần qua.

    “Những con số này lớn không phải bởi vì nền kinh tế đang vận hành không tốt. Những con số này lớn bởi vì chúng ta đang đóng cửa nền kinh tế”, ông Mnuchin nói.

    Ông Mnuchin cho biết tỷ lệ thất nghiệp có thể là 25%, và đó là vì “chúng ta đã đóng cửa nền kinh tế” để giảm thiểu sự lây lan của virus. Nó “không giống như cuộc Đại Suy thoái, khi mà chúng ta gặp các vấn đề về kinh tế”, ông đề cập đến sự suy giảm hoạt động kinh tế lớn trong những năm 1930.

    Ông Mnuchin cho biết, “những con số được báo cáo có lẽ sẽ tồi tệ hơn nữa trước khi chúng trở nên tốt hơn”, nhưng ông dự đoán quý III và quý IV tình hình sẽ được cải thiện.

    Virus corona: Quan chức TQ thừa nhận nhược điểm của hệ thống y tế

    Đại dịch virus corona là một "thử nghiệm lớn" đã bộc lộ những nhược điểm trong hệ thống y tế công cộng của Trung Quốc, một quan chức cấp cao nói với truyền thông nước này.

    Sự thừa nhận hiếm hoi, từ Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ông Li Bin, được đưa ra sau những chỉ trích liên tục ở nước ngoài về phản ứng của Trung Quốc trong thời gian đại dịch mới bùng phát.

    Đất nước này sẽ cải thiện công tác phòng chống dịch bệnh, hệ thống y tế công cộng và thu thập dữ liệu, ông Li Bin nói.

    Trung Quốc đã đề nghị giúp Bắc Hàn chống lại đại dịch ở nước này.

    Ông Li nói với báo giới rằng đại dịch là một thách thức đáng kể đối với sự quản trị của Trung Quốc và nó đã phơi bày "những móc xích yếu kém trong cách chúng ta giải quyết đại dịch bệnh và hệ thống y tế công cộng".

    Trung Quốc bị cáo buộc đã phản ứng quá chậm với các dấu hiệu ban đầu của virus ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu, và không nhanh chóng cảnh báo cho cộng đồng quốc tế về sự bùng phát.

    Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của virus.

    Một thừa nhận hiếm hoi

    Rất hiếm khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận hành vi sai trái.

    Đại dịch Covid - Thụy Sĩ: Xếp hàng chờ nhận đồ cứu trợ dài hơn cây số
    Điều khó tin nổi tại một quốc gia được coi là một trong những nước giầu nhất châu Âu, nếu không phải là thế giới. Do hậu quả của đại dịch Covid-19, rất nhiều người lâm vào tình cảnh không còn thu nhập. Tại Genève, hôm qua, 09/05/2020, hơn 2.000 người xếp hàng dài, chờ đến lượt nhận một chút thực phẩm cứu trợ, đủ để sống trong vài ngày tới.

    Nền kinh tế ngưng trệ đã đẩy hầu hết những người có thu nhập bấp bênh vào đường cùng. Phóng sự của thông tín viên Jérémy Lanche gửi về từ Genève :

    « ‘‘Bình thường ra tôi không bao giờ đi xin, nhưng hoàn cảnh hiện nay buộc chúng tôi phải làm như vậy’’. Với hai con phải nuôi và đứa thứ ba sắp ra đời, Mamanana đã không đắn đo nhiều trước khi quyết định đến đây để nhận một gói đồ cứu trợ. Cũng giống như hầu hết mọi người ở đây, người phụ nữ trẻ đến từ nước Guinea, châu Phi, không có việc làm, kể từ đầu cuộc khủng hoảng.

    Ông Patrick Wieland, người phụ trách việc phân phối đồ cứu trợ của tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới Thụy Sĩ, nhận xét : ‘‘Họ là những người lao động, không phải những người sống ăn bám xã hội. Họ sống nhờ lao động của chính mình, nhưng họ là những người không có giấy tờ. Khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng, họ bị mất việc làm, không còn trả được tiền thuê nhà, các loại phí tổn khác, ngay lập tức họ trắng tay’’.

    Tình trạng nghèo đói tại Thụy Sĩ ảnh hưởng đến gần 8% dân cư. Đây là những người thường là không có bảo hiểm y tế. Bác sĩ Yves Jackson, Đại học Bệnh viện Genève, đến đây để đề nghị với những người đang xếp hàng chờ nhận đồ cứu trợ, nên yêu cầu được xét nghiệm Covid-19.

    Hoa Kỳ – Số ca tử vong vì COVID-19 giảm, nhưng…

    Lần đầu tiên trong hơn một tháng qua, số người chết vì COVID-19 giảm mạnh trong ngày Chủ Nhật, 10-05 xuống dưới mức 1.000. Nhưng một tính toán mới cũng được công bố cùng ngày, đưa ra con số tử vong vào tháng Tám tới sẽ là 137.000 người, tăng gần 3.000 người so với dự báo cách đây năm ngày.

    Số liệu từ worldsometers.info cho thấy toàn quốc có thêm hơn 20.300 người nhiễm COVID-19, nhưng số ca tử vong giảm còn 750 ca, ít nhất trong hơn một tháng qua. Số bệnh nhân được chữa lành bệnh cũng đã tăng nhiều. Tổng cộng cho đến nay, số bệnh nhân COVID-19 trên toàn quốc được chữa lành là trên 256.000 người.

    Số người chết vì COVID-19 giảm, chủ yếu ở các tiểu bang bị tấn công mạnh nhất trong hơn một tháng qua như New York, New Jersey, Michigan. Và vì hôm qua nước Mỹ đón nhận tin tốt lành từ những tiểu bang này. Ông Christopher Murray, giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe của Đại học Washington nói những tiểu bang này có số người chết giảm nhanh hơn dự kiến.

    Nhưng, niềm vui chợt tắt khi tin xấu ập đến: Một số tiểu bang khác đang có số ca nhiễm và chết vì COVID-19 tăng phi mã, cũng ‘tăng hơn dự kiến’, như Illinois, Arizona, Florida, và California.

    WHO bác bỏ cáo buộc “thân Trung Quốc”


    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bác bỏ một phúc trình của một tờ báo Đức nói rằng tổ chức này đã giấu giếm thông tin về coronavirus chủng mới dưới sức ép của Trung Quốc.

    Tuần báo Đức Der Spiegel cuối tuần qua tường thuật một cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 21-01-2020, trong đó ông Tập yêu cầu ông Tedros chưa công bố thông tin về virus truyền nhiễm từ người sang người, trì hoãn việc tuyên bố đại dịch toàn cầu.

    Tờ báo dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo đối ngoại BND của Đức và nói thêm rằng BND đã đi tới kết luận là thế giới đã mất đi sáu tuần lễ chuẩn bị chống dịch do chính sách ém nhẹm thông tin của Trung Quốc. Hôm nay Chủ nhật BND từ chối bình luận về chuyện này.

    Tối hôm qua thứ Bảy, tổ chức WHO ra thông báo nói rằng bài tường trình của Der Spiegel về cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Tedros là “không đúng sự thật, không có cơ sở”.

    WHO nói ông Tedros và ông Tập “không bao giờ nói chuyện qua điện thoại”, và cho rằng “những báo cáo không chính xác như vậy đã làm xao lãng và giảm giá trị các nỗ lực của WHO và của thế giới trong việc dập tắt dịch Covid-19”.

    WHO nói Trung Quốc xác nhận coronavirus truyền nhiễm từ người sang người vào ngày 20-01-2020. Hai ngày sau đó, WHO ra thông báo nói rằng có bằng chứng cho thấy virus truyền từ người sang người ở Vũ Hán nhưng cần phải điều tra thêm. Tổ chức y tế quốc tế này công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 11-02-2020.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong số những nhà lãnh đạo chỉ trích gay gắt nhất việc WHO xử lý đại dịch, tố cáo tổ chức này chiều theo ý muốn của Trung Quốc và đã ngừng đóng góp tài chánh cho tổ chức.

    Tình báo Đức: Trung Quốc đã đề nghị WHO giấu thông tin về COVID-19


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh ngày 28/1/2020 (ảnh chụp màn hình CGTN/Youtube).

    Trang tin Daily Caller hôm 9/5 trích dẫn thông tin tình báo Đức cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trì hoãn tiết lộ thông tin quan trọng về đại dịch viêm phổi COVID-19.

    Daily Caller trích dẫn thông tin từ tạp chí Der Spiegel của Đức cho biết ông Tập đã gặp mặt Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vào hôm 21/1 để yêu cầu ông này trì hoãn công bố thông tin rằng virus corona chủng mới có khả năng lây từ người sang người, đồng thời trì hoãn tuyên bố đại dịch toàn cầu về căn bệnh này.

    Tờ Der Spiegel cho biết: “Phán quyết của BND rất khắc nghiệt: [Thế giới] đã bị lỡ ít nhất 4 tuần, nếu không muốn nói là 6 tuần, trong cuộc chiến chống virus này vì chính sách [bưng bít] thông tin của Bắc Kinh”. BND là Cơ quan Tình báo Liên bang Đức.

    Thông tin từ tình báo Đức đã thu hút sự chú ý của giới chức Hoa Kỳ. Chủ tịch Nhóm làm việc về Trung Quốc của Hạ viện Mỹ, ông Michael McCaul nói Daily Caller: “Chúng tôi vẫn đang xác minh báo cáo này. Nếu nó là đúng, thì nó sẽ đóng góp thêm bằng chứng cho thấy Tổng giám đốc WHO Tedros đã thông đồng cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc để che giấu dịch bệnh và ông ta không xứng đáng với vị trí lãnh đạo WHO”.

    Việc bưng bít thông tin của chính quyền Trung Quốc, cũng như sự yếu kém của WHO trong cách ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán đang là tâm điểm chỉ trích của thế giới.

    Daily Caller đề cập đến một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 3, trong đó kết luận thế giới đã có thể tránh được đại dịch toàn cầu nếu có thêm 4-6 tuần chuẩn bị. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton nhận định nếu Trung Quốc hành động và công khai thông tin sớm hơn 3 tuần, thì đã có thể làm giảm tình trạng lây lan của dịch bệnh lên tới 95%.

    Hơn 1 triệu người đã ký tên trực tuyến để để yêu cầu ông Tedros từ chức, dù vậy ông này chưa có dấu hiệu muốn rời ghế. Các báo cáo của giới truyền thông cho biết vị quan chức Ethiopia này có mối quan hệ thân thiết “khó nói” khiến ông không thể không chiều lòng Bắc Kinh.

    Tổng thống Donald Trump lên án WHO “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và đình chỉ nguồn tiền tài trợ của Mỹ dành cho tổ chức này.

    Tới nay dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây lan tới 212 quốc gia, khiến hơn 4 triệu người nhiễm và hơn 200.000 người tử vong, chưa kể vô số thiệt hại khác liên quan đến tình trạng mất việc làm, phá sản và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu vì COVID-19.

    Vành đai Con đường’ Trung Quốc trước ngưỡng bị sa lầy ở Đông Nam Á


    Các dự án cơ sở hạ tầng thuộc sáng kiến “Vành đai Con đường” của Trung Quốc bị chững lại ở Thái Lan, Indonesia, Myanmar và Campuchia.

    Trong bối cảnh phần lớn các quốc gia trên thế giới đang dốc tiềm lực kinh tế của họ vào phòng chống dịch bệnh và cứu trợ kinh tế trong đại dịch Covid-19, nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc khởi xướng ở khu vực Đông Nam Á bị đình trệ vô thời hạn, khiến giới quan sát quốc tế cho rằng chính quyền Trung Quốc đang quay cuồng trong một nền kinh tế bị vùi dập sau dịch bệnh virus corona, theo báo Taiwan News.

    Truyền thông Nhật Bản Nihon Keizai Shimbun ngày 5/5 cho hay, một dự án vốn nhà nước Trung Quốc nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 140 km giữa Jakarta và Kota Bandung ở Indonesia đã tạm dừng.

    Một dự án khác ở Indonesia được xây dựng bởi hai doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, dự kiến khánh thành vào năm 2021 cũng bị lùi thời hạn, theo truyền thông Nhật Bản.

    Tại Myanmar, một dự án nhà máy điện do một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc liên doanh với một doanh nghiệp Hồng Kông cũng bị đình trệ, một phần do gián đoạn chuỗi cung ứng từ tác động của đại dịch Covid-19. Một nhà máy điện khác ở Campuchia đang được Trung Quốc xây dựng dường như không thể hoạt động vào tháng Năm như kế hoạch.

    Truyền thông Nhật Bản cũng đề cập rằng Thái Lan đã cố gắng trì hoãn các cuộc đàm phán về thời hạn của một dự án đường sắt cao tốc tới Trung Quốc. Thái Lan hy vọng cuộc đàm phán về đoạn đường sắt từ Bangkok tới Nakhon Ratchasima có thể được hoãn lại đến tháng 10 thay vì vào tháng 5. Tuy nhiên, Trung Quốc không hồi đáp đề nghị hoãn của Thái Lan.

    Ethiopia bắn rơi máy bay cứu trợ nhân đạo chống dịch Covid-19

    Ethiopia thừa nhận họ bắn rơi chiếc máy bay Kenya chở hàng cứu trợ nhân đạo hồi đầu tuần. Vụ bắn làm chết cả 6 người trên máy bay.

    Chiếc máy bay bị bắn rơi ngày 4/5 bởi các binh sĩ Ethiopia đang bảo vệ một trại quân sự ở thị trấn Bardale, phía tây nam Somalia, tờ Aljazeera dẫn thông báo của quân đội Ethiopia ngày 9/5 gửi lên Liên minh châu Phi (AU).

    Chiếc máy bay chở hàng cung cấp nhân đạo và y tế tới giúp Somalia chống dịch Covid-19. Máy bay rơi xuống Bardale, cách thủ đô Mogadishu, Somalia, khoảng 300km về phía tây bắc.

    Binh sĩ Ethiopia tưởng nhầm rằng chiếc máy bay nhiều khả năng “thực hiện một nhiệm vụ tấn công tự sát” vì họ không nhận được báo cáo về bất kỳ chuyến bay bất thường nào và lúc đó phi cơ bay tương đối thấp, theo thông báo.

    “Vì thiếu thông tin và liên lạc, máy bay đã bị bắn rơi”, quân đội Ethiopia cho biết. “Vụ việc sẽ cần tới hợp tác điều tra từ cả Somali, Ethiopia và Kenya”.

    Theo Aljazeera, Kenya đã bày tỏ họ bị sốc vì vụ tai nạn, họ cho biết máy bay đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ Somalia trong dịch virus.

    Trung Quốc bãi chức thứ trưởng Bộ Công an

    Tôn Lực Quân, 51 tuổi, cựu thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đã bị bãi nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, theo thông báo của Quốc Vụ viện Trung Quốc, theo The Standard.

    Ông Tôn đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật, theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước cho biết hồi đầu tháng Tư.

    Ông Tôn là thủ phạm đắc lực trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công và mổ cướp nội tạng các học viên theo môn tập tâm linh này.

    Tổng thống Hàn Quốc cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ hai khi số ca mắc mới tăng bật trở lại
    Hàn Quốc cảnh báo về làn sóng dịch bệnh thứ hai hôm nay khi các ca nhiễm tăng trở lại mức cao nhất trong vòng một tháng, trong bối cảnh chính quyền bắt đầu nới lỏng một số hạn chế, theo Reuters.

    “Dịch chưa qua cho tới khi nó thật sự qua”, Tổng thống Moon Jae-in phát biểu trước cả nước, đồng thời cho biết một ổ dịch mới cho thấy virus có thể lan rộng bất cứ lúc nào. Ông cảnh báo một đợt bùng phát dịch thứ hai vào cuối năm nay.

    Mỹ điều tàu chiến, tập trận tại Biển Đông

    Hải quân Hoa Kỳ vừa điều hai tàu chiến đến tuần tra gần khu vực căng thẳng giữa Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông. Trang tin của Học viện Hải quân Hoa Kỳ – USNI dẫn lời giới chức Hải quân Mỹ cho biết như vậy hôm 8/5, theo RFA.

    Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng, Mỹ điều tàu chiến đến khu vực Biển Đông, thách thức Trung Quốc.

    Trong một diễn biến liên quan, hôm qua hạm đội 7 Mỹ thông cáo 3 tàu ngầm cùng các tàu nổi và máy bay đã có cuộc tập trận chung từ ngày 2-8/5 tại biển Philippines, theo Thanh Niên.

    Cuộc tập trận và triển khai tàu ngầm của hạm đội Mỹ chứng tỏ quân đội nước này vẫn trong tình trạng sẵn sàng trước mọi hoàn cảnh, bất chấp đại dịch Covid-19 gần đây khiến nhiều thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bị lây nhiễm, gây ảnh hưởng hoạt động.

    Campuchia kịch liệt phản đối các nước chỉ trích Trung Quốc lan truyền Covid-19 ra toàn cầu


    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Tea Banh mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến đại dịch toàn cầu. Nội dung trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hôm thứ Sáu, theo Fresh News. Campuchia là đồng minh thân cận của Trung Quốc tại khu vực.

    “Campuchia kịch liệt phản đối sự lên án, phân biệt chủng tộc, buộc tội và trò chơi đổ lỗi trong đại dịch Covid-19. Đây là thời điểm cộng đồng quốc tế cần phải cùng nhau chung tay ứng phó Covid-19”, ông Tea Banh nói.

    Phản ứng của ông Banh được đưa ra sau khi một số nước phương Tây, dẫn đầu bởi Mỹ, chỉ trích Trung Quốc phát tán virus ra toàn cầu do tắc trách.

    Dịch Covid-19 bùng phát ở vùng đông bắc Trung Quốc

    Hôm Chủ nhật, giới chức Trung Quốc cho hay ở vùng đông bắc của nước họ có những dấu hiệu cho thấy dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu bùng phát trở lại, theo Reuters.

    Tỉnh Cát Lâm đã bị đưa vào nhóm nguy cơ cao về Covid-19, trong danh sách phân 3 mức nguy cơ, gồm “thấp”, “trung bình” và “cao” mà chính quyền Trung Quốc đặt ra.

    Hôm Chủ nhật, quan chức tỉnh Cát Lâm đã nâng mức rủi ro dịch bệnh ở thành phố Shulan từ “trung bình” lên “cao”. Chỉ trước đó ít ngày, mức rủi ro của thành phố này vẫn còn ở trong nhóm “thấp”. Tính tới ngày 9/5 Shulan đã phát hiện 11 trường hợp dương tính với virus Vũ Hán, tất cả những người này đều là thành viên trong một gia đình.

    Bắc Kinh tung tài liệu dài phản bác ’24 cáo buộc sai’ của Mỹ

    Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một phản bác dài về những gì họ nói là 24 “cáo buộc phi lý” của một số chính trị gia Hoa Kỳ đối với phản ứng của Bắc Kinh trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo bản tin hôm Chủ nhật của SBS News.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào tối thứ Bảy đã đưa lên trang web của mình một tài liệu dài 30 trang, 11 ngàn từ, với nội dung phản bác lại các tuyên bố của quan chức Mỹ.

    Cơ quan ngoại giao của chính quền Trung Quốc đã dành hầu hết các cuộc họp báo trong tuần qua để bác bỏ các cáo buộc của các chính trị gia Hoa Kỳ, đặc biệt là Ngoại trưởng Mike Pompeo, rằng Trung Quốc đã che đậy sự thật về dịch Covid-19 và nCoV có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.

    Anh dần nới lỏng phong tỏa

    Thủ tướng Anh Boris Johnson, hôm Chủ nhật, nói rằng nước ông sẽ không ngừng ngay lập tức việc phong tỏa chống dịch viêm phổi Vũ Hán mà sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng từ từ, cho dù dịch bệnh đã lắng xuống sau 7 tuần người dân bị xiết chặt các hoạt động đi lại, theo Reuters.

    “Tuần này không phải là thời điểm để kết thúc một cách đơn giản việc phong tỏa”, ông Johnson nói trên truyền hình. “Thay vào đó, chúng tôi đang thực hiện các bước cẩn thận đầu tiên để thay đổi các biện pháp [chống dịch] của mình”.

    Từ thứ Hai, những người không thể làm việc ở nhà sẽ được khuyến khích tích cực đi làm, và từ thứ Tư, mọi người sẽ được phép tập thể dục ngoài trời không giới hạn miễn là họ tuân thủ các nguyên tắc cách ly xã hội, ông Johnson cho biết thêm.

    Mặc dù dịch Covid-19 ở Anh đã suy yếu nhưng theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng 11/6, nước này vẫn có thêm 3.923 người nhiễm bệnh mới sau 24 giờ, đưa tổng số bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán ở Anh lên 219.183 người, trong đó có 31.855 người đã tử vong, tăng 268 ca tử vong so với một ngày trước.

    Người biểu tình Hồng Kông tái xuất


    Hôm Chủ nhật, các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông đã phát động một cuộc tuần hành chớp nhoáng để kêu gọi độc lập và yêu cầu các lãnh đạo không được lòng dân ở đặc khu từ chức. Để kiểm soát người biểu tình, cảnh sát đã bám sát họ qua khắp các con phố và tuyến đường của hòn đảo, AFP đưa tin.

    Các cuộc biểu tình nhỏ đã nổ ra tại ít nhất tám khu vực của Hồng Kông trong suốt buổi chiều ngày Chủ nhật. Có ít nhất 3 vụ bắt giữ đã xảy ra. Kể từ khi tình hình dịch bệnh ở Hồng Kông lắng dịu vào tháng trước, các cuộc biểu tình nhỏ như thế này đã bắt đầu xuất hiện trở lại.

    “Đây chỉ là một sự khởi động, phong trào phản kháng của chúng tôi cần phải bắt đầu lại”, một sinh viên đại học nói với AFP. “Đó là một dấu hiệu cho thấy phong trào đang trở lại với cuộc sống. Tất cả chúng tôi cần phải thức dậy ngay bây giờ”.
    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào