Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 1 tháng 6 năm 2020



    Ông Pompeo nói Bắc Kinh đang ‘hung hăng hơn’
    Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 31/5 nói rằng Trung Quốc đã trở nên “hung hăng hơn” trong việc truyền bá thông tin sai lệch và gây ra bất ổn trên khắp thế giới, từ Hồng Kông đến Hoa Kỳ, theo Politico.

    Ông Pompeo nói trên Fox News: “Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay đã khác với chính nó cách đây 10 năm, và tôi nghĩ những lời phát biểu mà Tổng thống Trump đưa ra vào thứ Sáu vừa qua đã phản ánh điều đó”.

    Ngoại trưởng Pompeo liệt kê các hành vi hung hăng của Bắc Kinh, bao gồm “trộm cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ, phá hoại hàng trăm triệu việc làm ở Mỹ, gây nguy hại cho các tuyến đường biển ở Biển Đông, ngăn cản giao thông thương mại, qua đó, trang bị vũ khí ở những nơi mà Trung Quốc không có quyền”.

    Trung Quốc lên kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông từ 10 năm trước
    Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập vùng nhân dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông từ năm 2010, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) tối 31/5 dẫn tin từ một quan chức quốc phòng Trung Quốc .

    Theo kế hoạch đó, ADIZ mà Bắc Kinh muốn thiết lập bao trọn hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết thêm.

    Mặc dù Bắc Kinh giữ bí mật về kế hoạch thiết lập ADIZ, nhưng hôm 4/5, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng họ biết được ý định của Đại lục.

    Lu Li-Shih, cựu giảng viên của Học viện Hải quân Đài Loan tại Cao Hùng, nói rằng việc xây dựng và phát triển các đảo nhân tạo, đặc biệt là các phi đạo và hệ thống radar được xây dựng trên các rạn san hô Đá chữ thập, Subi và Vành Khăn, đã diễn ra trong nhiều năm qua là một phần trong kế hoạch thiết lập ADIZ trên Biển Đông của Bắc Kinh.

    Mỹ hỗ trợ Brazil 2 triệu liều sốt rét để chống nCoV


    Hoa Kỳ đã cung cấp cho Brazil 2 triệu liều thuốc sốt rét hydroxychloroquine (HCQ) để dùng cho điều trị virus Vũ Hán, chính phủ hai nước cho biết thông tin hôm Chủ nhật, theo Reuters.

    “Người Mỹ và Brazil đang đoàn kết chống lại virus corona. Chúng tôi thông báo Chính phủ Mỹ đã cung cấp hai triệu liều HCQ cho người dân Brazil”, tuyên bố của chính phủ Brazil viết.

    “HCQ sẽ được sử dụng như một phương pháp dự phòng để giúp bảo vệ các y tá, bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Brazil chống lại virus. Nó cũng sẽ được sử dụng như một liệu pháp để điều trị cho những người Brazil bị nhiễm bệnh”, bản tuyên bố cho biết thêm.

    Tổng thống Brazil, ông Bolsonaro, nói rằng gần đây ông đã giữ một hộp thuốc HCQ để cho người mẹ 93 tuổi của ông dùng khi cần.

    Ấn Độ trục xuất 2 quan chức ngoại giao của Pakistan

    Hai quan chức tại Cao ủy Pakistan ở New Delhi đã bị trục xuất vì liên quan đến “hoạt động gián điệp”, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết vào cuối ngày 31/5, theo AFP.

    “Chính phủ đã tuyên bố cả hai quan chức này không được chào đón vì theo đuổi các hoạt động không phù hợp với vị thế của họ với tư cách là thành viên của phái đoàn ngoại giao”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố. Bộ cũng yêu cầu hai quan chức này phải rời khỏi Ấn Độ trong vòng 24 giờ.

    Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết họ “bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc vô căn cứ của Ấn Độ” và gọi hành động của Delhi là “vi phạm rõ ràng Công ước Viên”.

    Triều Tiên đang tìm thêm danh vị cho ‘núi thiêng’ Paekdu


    Triều Tiên đang tích cực tìm cách đưa núi thiêng Paekdu trở thành công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, truyền thông Bắc Hàn đưa tin hôm Chủ nhật, theo Yonhap.

    “Các nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan của Triều Tiên đã đưa ra bằng chứng khoa học về các đặc điểm địa chất và giá trị thế giới của nó [núi Paekdu] thông qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu kéo dài nhiều năm”, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên nói.

    Núi Paektu được truyền thông Triều Tiên tuyên truyền là nơi sinh của Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Jong Un, người sáng lập chế độ đang cầm quyền ở Bắc Hàn hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia thế giới đặt nghi vấn rằng đây chỉ là một trong những thông tin tuyên truyền của Bình Nhưỡng để làm tăng thêm sự “vĩ đại” của Kim Nhật Thành.

    c phi hành gia của NASA cập bến Trạm vũ trụ quốc tế thành công
    Các phi hành gia Robert Behnken và Douglas Hurley đã rời viên nang Crew Dragon của SpaceX và đi vào Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

    Tàu vũ trụ SpaceX mang theo phi hành đoàn đã cập bến tại trạm vũ trụ lúc 10h16 sáng giờ ET (9h16 tối giờ Việt Nam) Chủ nhật (31/5) sau khi phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy vào thứ Bảy (30/5) và du hành trong 19 giờ. Sau bước kết nối ban đầu, viên nang Crew Dragon đã trải qua một loạt các bước để tiếp tục kết hợp với cổng của ISS. 2 phi hành gia Behnken và Hurley dự kiến sẽ ở lại trạm vũ trụ trong khoảng từ 1-3 tháng.

    Vài giờ trước khi cập bến ISS, các phi hành gia báo cáo rằng viên nang của họ đang hoạt động rất tốt.

    Các phi hành gia Hurley và Behnken đã sử dụng màn hình cảm ứng công nghệ cao để kiểm soát điều khiển viên nang Crew Dragon và thực hiện một vài thử nghiệm trong vòng vài trăm mét như một phần của chuyến bay thử nghiệm, trước khi để nó trở lại tự động. Ông Hurley cho biết viên nang đã xử lý “rất tốt, rất gọn gàng”.

    Tổng thống Trump xuống tầng hầm để tránh biểu tình tại Nhà Trắng


    Tổng thống Trump đã được chuyển xuống tầng hầm dưới Nhà Trắng tối thứ Sáu (29/5) khi những người biểu tình đụng độ với cảnh sát và mật vụ bên ngoài hàng rào, theo thông tin từ New York Times.

    Tờ The New York Times hôm 31/5 đưa tin rằng Tổng thống đã xuống hầm trú ẩn khi những người biểu tình kéo rào chắn kim loại ra khỏi cổng Nhà Trắng tối 29/5. Theo CNN, Tổng thống ở trong hầm trú ấn khoảng một giờ trước khi quay lại. Không có thông tin liệu đệ nhất phu nhân Melania Trump và con trai của họ Barron có đi cùng ông không.

    Ông ấy không ở đó lâu. Nhưng ông ấy đã xuống đó”, theo thông tin một quan chức.

    Biểu tình và bạo loạn đã xảy ra khắp nước Mỹ sau vụ việc cảnh sát Mỹ ghì chết một người da đen. Những người biểu tình đã nổi loạn và cướp phá các cửa hàng. Một số tiểu bang đã viện đến vệ binh quốc gia để ổn định tình hình.

    Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi điều tra hình sự Twitter

    Vào ngày 29/5, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã kêu gọi Bộ Tư pháp điều tra Twitter về các vi phạm liên quan đến việc trừng phạt chính quyền Iran.

    Từ lâu, Twitter đã cấp tài khoản cho Ali Khamenei, Lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran và Javad Zarif, Bộ trưởng Ngoại giao Iran. Cả hai người này đã bị Bộ Tài chính trừng phạt; trong khi các công dân và công ty của Mỹ đều bị cấm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho Iran.

    Trong thư, ông Ted Cruz cáo buộc rằng Twitter đã vi phạm Đạo luật Quyền Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) và đã thực hiện các hoạt động có thể bị xử phạt theo Lệnh 13876.

    "Chúng tôi không có bình luận gì", ông Ian Plunkett, giám đốc toàn cầu của Twitter về truyền thông chính sách công, đã viết trong một email gửi tới hãng The Epoch Times (Mỹ).

    Đại dịch cúm Tàu tại Đức ngày 31/05/2020

    Các con số nhiễm bệnh ở nước Đức vẫn như mấy ngày qua: vẫn còn trên 3000 người mắc bệnh thêm trong 7 ngày qua và vẫn còn tổng cộng gần 10.000 người đang mắc bệnh cúm tàu trên toàn nước Đức.

    Hôm nay là ngày chủ nhật Lễ Hiện Xuống (Pfingsten), gia đình đi dạo một vòng trên Heidelberg. Khu phố cổ đông đảo, đông vui, đông nghịt người như… chưa từng có Corona!

    Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi một khởi đầu mới cho một cuộc sống công bằng hơn. “Sẽ còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng hiện nay, nếu như chúng ta bỏ lỡ cơ hội mà nó mang lại và tự khép kín chúng ta lại.” Con người phải tự giải thoát mình khỏi “sự tê liệt của tính ích kỷ”.

    Gói kích thích kinh tế của Đức sẽ có giá 75 đến 80 tỷ, theo báo chí. Các nhà lãnh đạo của liên minh muốn lãnh đạo vào thứ ba về khiếu nại về việc kích thích nền kinh tế suy thoái kinh tế. Đại dịch cúm Tàu đã gây thiệt hại cho nhà nước 287,5 tỷ euro theo kiểm tra của Viện Kinh tế Đức (IW). Chính quyền các cấp đã phải chi thêm 192,9 tỷ euro và đồng thời thu thuế đã giảm 94,6 tỷ euro.

    Một phần ba người Đức muốn bãi bỏ hoặc ít nhất nới lỏng yêu cầu về đeo khẩu trang trong cuộc khủng hoảng cúm Tàu. 19 % những người tham gia một cuộc khảo sát trực tuyến đại diện của YouGov yêu cầu bãi bỏ, 14% trong số 2056 người được hỏi ủng hộ việc nới lỏng. 49% nói rằng quy định nên được giữ ở dạng hiện tại. 13% ủng hộ việc mở rộng sang các lĩnh vực khác. (Đeo khẩu trang hiện nay là bắt buộc trong giao thông công cộng và khi đi mua sắm). Ở Đông Đức, nhiều người muốn nới lỏng hoặc bãi bỏ hơn ở Tây Đức. Bốn phần năm người Đức (81 phần trăm) luôn tuân thủ yêu cầu về mặt nạ, 13 phần trăm tuân thủ một phần. Chỉ có 2% cho biết họ hoàn toàn không làm điều đó. Người già tuân thủ các quy tắc nhiều hơn là những người trẻ.

    Ứng viên tổng thống Joe Biden: Biểu tình là ‘đúng’, nhưng ‘phá hoại thì không’
     

    Ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden hôm 31/5 kêu gọi người biểu tình phản đối sự tàn bạo của cảnh sát không sử dụng bạo lực, trong khi bạo loạn xảy ra tại nhiều thành phố của Mỹ.

    Ông Biden ra tuyên bố vài giờ sau khi người biểu tình xuống đường phản đối cái chết của một người đàn ông da đen không mang vũ khí mà một đoạn video cho thấy ông bị ngạt thở khi bị một cảnh sát da trắng quỳ lên cổ ở Minneapolis.

    “Phản đối sự tàn bạo như vậy là điều đúng đắn và cần thiết”, ông Biden nói trong tuyên bố gửi qua email.

    Nhưng thiêu rụi các cộng đồng và việc phá hoại vô ích thì không”.

    Ông Biden nói thêm: “Tất cả đất nước chúng ta đang đau buồn, nhưng chúng ta không thể để cho nỗi đau này hủy hoại chúng ta”.

    Ông Biden sẽ đối mặt với Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vào ngày 3/11.

    Quản lý chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, ông Brad Parscale, hôm 30/5 nói rằng ông Biden nên lên án bạo lực mạnh mẽ hơn nữa.

    Tuyên bố của ông Biden giống với phát biểu của một nhà hoạt động vì quyền dân sự của người da đen và cũng là dân biểu Mỹ từ tiểu bang Georgia, ông John Lewis, người từng bị cảnh sát đánh đập trong cuộc tuần hành đòi quyền được bỏ phiếu ở Alabama năm 1965.

    Nhiều người Hồng Kông bán tài sản và lên kế hoạch chuyển ra nước ngoài
    Khi quốc hội Trung Quốc phê chuẩn luật an ninh mới đối với Hồng Kông, nhiều người dân xứ Cảng Thơm đã bán tài sản, bán cổ phiếu và lên kế hoạch chuyển ra nước ngoài sinh sống.

    Số lượng gõ từ “di cư” trên Google ở Hương Cảng đã tăng gấp mười lần trong vài giờ sau khi tin tức về việc Bắc Kinh sẽ áp luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông xuất hiện.

    Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở Hồng Kông. Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.

    Theo tờ The Guardian, nhiều người Hồng Kông nói rằng họ bị sốc, tràn ngập sự tức giận và sự bất lực khi các quyền tự do của họ bị xói mòn. Nhiều người cũng nói rằng họ hoan nghênh tuyên bố của chính phủ Hoa Kỳ về việc “Hồng Kông không còn đủ độc lập” để được hưởng ưu đãi đặc biệt từ Mỹ.

    Vào hôm 29/5, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông đang chỉ đạo chính phủ của ông loại bỏ những đãi ngộ đặc biệt dành cho Hồng Kông. “Chúng tôi sẽ hành động để thu hồi những chính sách đối xử ưu đãi cho Hồng Kông”, ông Trump nói.

    Anh sẽ có trách nhiệm với Hồng Kông

    Anh – một bn trong tuyên bố chung Trung-Anh – cho biết nước này sẽ giữ vững trách nhiệm đối với Hồng Kông, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết hôm Chủ nhật (31/5), khi nhắc lại đề nghị của London về việc mở rộng quyền thị thực cho người dân Hồng Kông trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc áp dụng luật an ninh mới tại thuộc địa cũ, theo Reuters.

    “Nếu Trung Quốc kiên quyết áp dụng luật an ninh quốc gia mới này … chúng tôi sẽ trao cho những người giữ hộ chiếu BNO (hộ chiếu hải ngoại Anh) quyền đến Vương quốc Anh”, ông Raab nói với tờ BBC.

    “Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ, chúng tôi sẽ không rời mắt khỏi trách nhiệm của mình đối với người dân Hồng Kông”.

    Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vẫn khá chậm chạp khi virus tấn công lĩnh vực xuất khẩu

    Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đã mở rộng vào tháng 5 nhưng với tốc độ khá chậm chạp trong tháng thứ hai liên tiếp khi đại dịch Covid-19 đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu, theo AP.

    Anh muốn ủng hộ Đài Loan chống lại sự xâm lược của Bắc Kinh

    Tờ Sunday Express được biết bộ trưởng các ban ngành ở Anh đang tìm cách hỗ trợ Đài Loan nhiều hơn, thậm chí có thể thách thức Bắc Kinh và chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập trong vòng 5 năm tới. Khi trách nhiệm của Trung Quốc trong dịch Covid-19 ngày càng được phanh phui, sự bất bình ngày càng gia tăng hơn đối với cách chính quyền này đối xử với Hồng Kông và hiện đang đe dọa Đài Loan. Một nguồn tin nói với tờ Sunday Express rằng “đừng ngạc nhiên nếu rốt cục chúng tôi sẽ công nhận Đài Loan và tham gia cùng những nước khác bảo vệ hòn đảo này bằng biện pháp quân sự”.

    Hiện tại, do vấp phải sự phản đối từ Trung Quốc, Đài Loan không được chính thức công nhận và chỉ có một đại sứ quán không chính thức ở Anh.

    Nhưng một nguồn tin cho biết: “Tình trạng này có thể thay đổi nếu Trung Quốc tiếp tục với quỹ đạo hiện tại”.

    Khám nghiệm tử thi: George Floyd đã không chết do chấn thương hoặc do bị siết cổ
    Kết quả khám nghiệm tử thi sơ bộ của Cơ quan kiểm tra y tế quận Hennepin cho thấy George Floyd, nạn nhân da đen tử vong hôm thứ hai (25/5) tại thành phố Minneapolis sau khi bị một sĩ quan cảnh sát trên Chauvin quỳ đè lên cổ trong gần chín phút, không phải chết vì bị siết cổ hoặc thiếu oxy, theo nội dung đơn khiếu nại sĩ quan Chauvin của Tòa án Quận Hennepin, bang Minnesota.

    Báo cáo khám nghiệm tử thi được trích dẫn trong đơn khiếu nại cho thấy Floyd đã chết do sự kết hợp của bệnh tim và “chất gây say tiềm năng trong cơ thể anh [VD: thuốc phiện]”, đã bị làm trầm trọng thêm bởi hành vi khống chế mạnh tay của các sĩ quan cảnh sát, bao gồm việc sĩ quan Chauvin áp đầu gối vào vùng cổ và vùng đầu của Floyd trong một khoảng thời gian dài.

    Bắc Kinh tiếp tục âm mưu lập ADIZ, bao phủ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

    Theo nguồn tin của SCMP, Trung Quốc được cho là đã lên kế hoạch xây dựng Vùng nhận diện phòng không (Air Defence Identification Zone – ADIZ) ở biển Đông từ năm 2010 và đang tìm thời điểm thích hợp để công bố.

    Theo nguồn tin trong quân đội Trung Quốc, Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông kể từ năm 2010. Đây cũng là năm Trung Quốc cân nhắc lập ADIZ ở biển Hoa Đông và đã thực sự thiết lập ADIZ tại khu vực này vào năm 2013, một động thái bị quốc tế chỉ trích mạnh mẽ.

    ADIZ là một phạm vi vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi phương tiện bay dân sự đi qua vùng này phải nhận dạng, xác định vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với không phận của một quốc gia, nhưng nó được coi như khu vực tồn tại song hành với khu vực an ninh quốc phòng.

    ADIZ của Trung Quốc được cho là sẽ bao gồm cả khu vực quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nguồn tin cho biết chính quyền Trung Quốc đang chờ thời điểm thích hợp để công bố.

    Giới quan sát quân sự cho rằng kế hoạch về ADIZ ở biển Đông của Trung Quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và tổn hại đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á.

    Trong khi Bắc Kinh dường như tỏ ra kín đáo về vấn đề này, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết hôm 4/5 rằng họ đã biết về các kế hoạch của Đại lục.

    Lu Li-Shih, cựu giảng viên thuộc Học viện Hải quân Đài Loan, nói rằng việc xây dựng và phát triển các đảo nhân tạo – đặc biệt là các phi đạo và hệ thống radar được xây dựng trên các rạn san hô Chữ Thập, Subi và Vành Khăn – đã diễn ra trong nhiều năm qua là một phần của kế hoạch ADIZ của Bắc Kinh ở biển Đông.

    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào