Header Ads

  • Breaking News

    Trọng Đạt – Nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ

    Vụ nhân danh công lý như thế này người dân Mỹ đã biết tỏng từ mấy chục năm trước, mới đầu biểu tình ôn hòa ra vẻ biết điều sau đó cũng một bọn đầu cơ chính trị kết hợp hài hòa với bọn đầu trộm đuôi cướp, có người cầm đầu, có kẻ theo đuôi…’
    Trọng Đạt – Nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ
    Đầu thập niên 60 tôi học tiếng Anh tại một lớp đêm Trường Sinh ngữ, mỗi tuần 6 tiếng, lớp học có một cô giáo Mỹ rất trẻ đẹp, cao ráo tên miss Armistead, cô mới 19 tuổi. Hồi ấy dưới thời Tổng Thống Kennedy, báo chí Sài Gòn đăng nhiều tin về nạn kỳ thị trắng đen tại Mỹ. Có lần các anh em học viên nhân dịp này hỏi cô giáo về tình hình kỳ thị hiện nay, hôm ấy cô chậm chãi cho biết lai lịch người da đen, xưa là nô lệ nay họ cùng chung lịch sử với người Mỹ. Khi kết thúc câu chuyện cô nói số người Mỹ kỳ thị, chửi bới, đánh đập người da đen rất ít, chỉ có một số rất ít thôi.

    Tôi nghĩ cô ấy nói đúng, người Mỹ hay người Tây, Tầu… cũng như mình, họ cũng có người xấu người tốt, kẻ hiền người dữ. Người da đen do bọn buôn nô lệ từ châu Phi đem vào châu Mỹ từ ngày mới lập quốc, chế độ buôn nô lệ rất dã man khốn nạn, con người bị mua bán như súc vật, sau người ta ra luật cấm buôn nô lệ, họ treo cổ những tên buôn người từ đó việc này mới hết. Chế độ nô lệ tại Mỹ kéo dài cho tới thời Tổng Thống Abraham Lincoln khi ông cho giải phóng nô lệ năm 1861 sau cuộc nội chiến Nam Bắc phân tranh (civil war, guerre de sécession), quí vị cũng đã biết qua truyện và phim Cuốn Theo Chiếu Gió.

    Mặc dù chế độ nô lệ bị bãi bỏ, nông nô được giải phóng nhưng vẫn còn nạn kỳ thị, thù ghét người da đen. Trong một số báo Reader’s Digest trước 1975, có một bài nói về những người da trắng (có lẽ thập niên 50, 60) tập họp đông đủ xử treo cổ một người da đen phạm tội cướp của, giết người. Đám đông da trắng y như một tòa án nhân dân kiểu Việt Minh tự tiện treo cổ người này. Mặc dù đã có giải phóng nô lệ từ một trăm năm trước nhưng đầu thập niên 60, thời TT Kennedy tại Mỹ vẫn còn nạn kỳ thị chủng tộc rõ rệt. Báo đăng có anh sinh viên da đen tại một trường đại học thấy cô sinh viên da trắng đi ngang qua, anh ta chỉ huýt sáo chứ chưa sơ múi gì thế mà đám đông xúm lại đập chết tươi anh. Báo cũng đăng bên Mỹ có một phim chống kỳ thị: tại một bệnh viện bệnh nhân da trắng được một người da đen hiến máu nhưng Bác sĩ, Y tá không chấp nhận, họ nói chẳng thà để cho bệnh nhân da trắng chết chứ không tiếp máu của một người da đen.

    Từ năm 1954, Tối Cao Pháo Viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết chấm dứt phân chia trắng đen tại các trường học, tuy nhiên nhiều tiểu bang không thi hành. TT Kennedy nhậm chức từ 1961, đưa ra phác thảo về đạo luật nhân quyền, cương quyết chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc.

    Thập niên 50 và đâu thập niên 60, tại Mỹ nhiều nơi da đen, da trắng đi xe ô tô buýt riêng, xử dụng nhà cầu vệ sinh riêng, học sinh, sinh viên cũng đi học riêng… xã hội thời đó phân biệt trên dưới rõ ràng, ai ăn mâm trên, ai mâm dưới. GS Nguyễn Tiến Hưng kể lại ông du học tại Mỹ, năm 1958 có lần đi xe buýt, ông không biết mình đi loại nào, đen hay trắng?

    TT Kennedy bị ám sát ngày 22-11-1963 tại Dallas, Phó TT Johnson lên thay tiếp tục chương trình nhân quyền mà Kennedy đã chủ trương. Johnson tiếp tục ủng hộ nhân quyền, giúp đỡ dân thiểu số, dân nghèo. Ngày 30-6-1965 ông ký thành luật Medicaire, Medicaid giúp đỡ người già, thực hiện quyền đầu phiếu cho mọi người, cấm phân biệt chủng tộc. Tuy vậy vẫn còn ký thị.

    Nhưng con giun xéo mãi nó cũng phải quằn, Martin Luther King một luật sư, nhà hùng biện Mỹ da đen tranh đấu bất bạo động cho dân quyền, ông được giải Nobel hòa bình năm 1964. Luther King nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân sự, ông bị ám sát tại Memphis, Tennessee năm 1968. Sau cái chết của ông, sang thập niên 70 nạn kỳ thị chủng tộc mới từ từ hết.

    Từ những thập niên 70, 80 trở đi người da trắng da đen sống với nhau bình đẳng vui vẻ, đề huề. Nhiều người Mỹ đen có chức vụ cao trong xã hội, họ trở thành những danh ca, tài tử, cầu thủ, đá banh nổi tiếng, nhiều tiền… được ca ngợi. Khoảng năm 1998 tôi có xem một cuốn phim Miền Tây về cuộc đời của một Cao bồi da đen nổi tiếng Jessily. Cuối phim người ta kết luận, người da đen chiếm 11% dân số nhưng tài sản của họ (toàn bộ dân da đen) chỉ có .05% Tổng sản lượng quốc gia. Nghĩa là chưa được 1% thì ta đủ thấy họ nghèo cỡ nào, không phải do kỳ thị, mà do nhiều lý do khác.

    Nay nạn phân biệt chủng tộc đen trắng đã hết nhưng lại sinh ra những tệ nạn khác không kém phần phức tạp và rắc rối. Hết phân biệt chủng tộc lại sinh ra nạn chụp mũ kỳ thị, tại các cơ quan, công xưởng những ông xếp bị người khác tố cáo có hành vi kỳ thị màu da có thể mất việc như chơi. Nhiều người khổ sở vì nạn “chụp nón cối” này, nhất là những ông bà giữ chức vụ dân cử bị chụp mũ có thể mất phiếu. Người ta có thể nói ông Dân biểu này, Nghị sĩ nọ kỳ thị da đen, bà Thị trưởng kia có thái độ phân biệt mầu da…..Hễ không ưa ai, ghét ai là chụp ngay cái nón cối lên đầu, nhiều khi chỉ là phỏng đoán không cần bằng cớ hay chỉ là bằng cớ ngụy tạo…

    Nhưng cái trò chụp mũ này dần dần cũng nhàm chán không còn ăn khách, người dân không thích lắm, trên các trang mạng, truyền thông nay nhan nhản những tin chụp mũ, họ làm như kỳ thị là một trọng tội, tội đại hình… Dần dần cái trò chụp nón cối không những chẳng được người ta chú ý mà còn mất cảm tình của mọi người, cái trò này cũng xưa rồi. Hồi xưa thì trắng đen đi cầu tiêu riêng, đi xe bút riêng nay được bình đằng như nhau là quí rồi.

    Tuy nạn kỳ thị đã hết trên nguyên tắc nhưng nó vẫn ngấm ngầm thể hiện, nó cũng có nhiều sự phân biệt chủng tộc khác chứ không riêng gì đen trắng, thí dụ người di dân tỵ nạn cũng kỳ thị nhau, công bằng mà nói, người da đen không kỳ thị người Việt mình. Đầu thập niên 90, tờ Văn Nghệ Tiền Phong tại Falls Church Virginia có đăng một bài khá độc đáo về vấn đề chủng tộc. Bài viết mở đầu:

    “Thưa quí vị, tôi xin nói với quí vị một sự thật phũ phàng, tại Virginia nhất trắng, nhì đen, thứ ba mới đến vàng, người viết nhấn mạnh “nhất trắng nhì đen, thứ ba mới đến vàng”

    Cũng đúng thôi, trâu chậm thì uống nước đục, người ta vào Mỹ trước nên có chức tước lớn như Bộ trưởng, Tổng tham mưu trưởng, Thượng nghị sĩ, Dân biểu… còn mình vào sau chỉ làm Phó thường dân. Bài viết trên cũng nhằm nhắc nhở nhiều ông Việt Nam ra vẻ ta đây cao thượng tranh đấu cho công lý bình đẳng của con người.

    Dưới thời TT Bush con có Bộ trưởng ngoại giao da đen, Tổng Tham mưu trưởng da đen, nhưng đến năm 2008, một biến cố lớn diễn ra khi lần đầu tiên một người Mỹ gốc Phi châu được bầu làm Tổng Thống. Hồi ấy báo, đài có nói sự kiện đã vượt quá ước mơ của người Mỹ đen, trước đây nửa thế kỷ, một người đen muốn ngồi chung bàn với người trắng cũng chưa được chứ đừng nói tới đứng đầu cả nước.

    Ông Obama từ một người vô danh đã trở thành Tổng Thống da đen Mỹ đầu tiên, ông thắng cử vẻ vang, đánh bại hai ứng cử viên da trắng Thượng nghị sĩ Hillary Clinton (trong cuộc tranh cử nội bộ) và thắng Thượng nghị sĩ John McCain với số phiếu rất lớn 365 phiếu cử tri đoàn (365/173), hơn McCain gần 10 triệu phiếu phổ thông.

    Năm ngoái tôi được đọc bài tóm tắt Hồi ký của bà cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, nghe nói bán được mấy chục triệu đô. Bà nói người Mỹ hiện chưa sẵn sàng chấp nhận một ông Tổng Thống da đen.

    Bà nói không đúng vì người da đen chỉ là thiểu số (41 triệu) 12.3% dân số Mỹ. Ông Obama thắng cử là do phiếu bầu của người da trắng, họ chiếm 65% dân số. Sở dĩ người ta bầu cho Obama vì ông có tài tranh cử, người dân hy vọng ông sẽ ổn định nền kinh tế đang bị khủng hoảng do chính phủ Bush để lại, ông đã long trọng hứa hẹn như vậy. Sau hai năm nhậm chức, người dân biểu tình đầy đường đầy chợ để phản đối chính sách của ông vì thất nghiệp lên cao quá, họ không có job. Hai năm trôi qua, người ta tưởng ông có phép lạ cứu nguy khủng hoảng kinh tế, đem lại việc làm nhưng tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao. Cuối năm 2008 khi ông Bush bàn giao cho ông Obama tỷ lệ thất nghiệp là 7.3, tháng 10- 2010 nó leo lên 10 chấm.

    Người Mỹ bây giờ đã bớt kỳ thị và tin tưởng ông nhưng khi thấy lời hứa của ông mười voi không được bát nước sáo người ta phải chỉ trích ông chứ sao. Năm 2012 người dân bầu cho ông làm Tổng Thống nhiệm kỳ hai để ông hoàn tất chương trình Obamacare. Cuộc đời chẳng ai biết thế nào là khôn, thế nào là dại, cuối tháng 12 năm 2011 Obama cho rút hết quân Mỹ tại Iraq về để lấy lòng dân và tuyên bố đây là cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất của lịch sử. Hậu quả của nó là quân ISIS từ Syrie qua tấn công Iraq và chiếm 1/3 đất nước này khiến cả nước Mỹ và Thế giới kinh hoàng. Cuộc chiến chống ISIS là cái giá phải trả vì TT Obama cho rút quân, ông cho oanh tạc mạnh và đưa thêm quân, bị dân chống đối, họ xếp ông vào hàng những Tổng Thống tồi tệ nhất nước Mỹ, đồng cân đồng hạng với ông Bush con.

    Bà Michelle cũng có nói hồi nhỏ khi gia đình bà dọn vào ở một khu phố thì những người Mỹ trắng lại dọn đi, bà có phàn nàn về thái độ kỳ thị của họ. Tôi nghĩ dọn nhà là cái quyền của người ta, miễn là họ không xâm phạm tới quyền lợi của mình là được rồi.

    Như thời thập niên 50, 60 da trắng da đen xài cầu tiêu riêng, đi đái đi ỉa riêng, đi xe buýt riêng, học trường riêng… thì mới gọi là kỳ thị, nay mọi người đều bình đẳng cả, người da đen được bầu làm Tổng Thống, Thị Trưởng là tốt lắm rồi, nhưng tâm lý con người ta được voi tròi tiên không bao giờ thỏa mãn.

    Nhiều nhà dân cử o bế người da đen để kiếm phiếu trong kỳ bầu cử, nhưng sẽ phải chịu mất phiếu của người Mỹ trắng, họ chiếm đa số dân, hễ “được lòng anh Cả sẽ mất lòng anh Hai”.

    Nay vụ một người da đen Goerge Floyd bị người cảnh sát da trắng đè cổ chết tạo lên biểu tình chống đối, bạo động ầm ĩ cả nước Mỹ và cả thế giới. Cảnh sát Mỹ có một số bắn người, dùng bạo lực với nạn nhân như cách đây hai năm, một bà da trắng từ Úc qua Mỹ du lịch, bà ta gọi cảnh sát vì nghi có kẻ gian gần nhà, khi cảnh sát tới bà mừng quá chạy lại bị một cảnh sát da mầu bắn chết vì tưởng bà là nguy hiểm. Cách đây khoảng chục năm, một chị Việt Nam tên Bích Câu bị cảnh sát Cali bắn chết trong một trường hợp khác. Chồng cô kếu cảnh sát lại nhà vì hai vợ chồng cãi cọ, chị vợ cầm dao làm thịt, cá. Khi anh cảnh sát này lại, vào bếp và yêu cầu chị bỏ dao xuống, Bích Câu chưa hiểu chuyện thì anh cảnh sát đã cho một phát chết tươi.

    Về vụ cảnh sát bắn người vô tội này người Việt tại Cali cũng đã tổ chức biểu tình, nhiều dân tộc thiểu số như người Mễ, da đen cũng tham gia. Các sắc dân khác đều bất mãn về việc cảnh sát giết người như ngóe. Nhưng vụ này sau không nghe thấy nói tới, nhất trắng nhì đen, thứ ba mới đến vàng, người ta sợ Mỹ đen vì họ đông và tranh đấu mạnh.

    Tháng 5-1992 thời TT Bush cha tại Cali cũng xẩy ra một vụ bạo hành người da đen, cũng biểu tình bạo động đập phá y hệt như vụ kẹp cổ chết người nhưng không toàn diện nước Mỹ như ngày nay. Chuyện bắt đầu bằng một người da đen tên Rodney King vi phạm luật bị một nhóm cảnh sát đánh đập tơi bời, có anh mới mua máy quay phim quay được cảnh này và cho truyền thông loan tin. Người da mầu tức giận biểu tình đập phá đòi công lý cho nạn nhân. Tòa án mới đầu xử cảnh sát không có tội, khi biểu tình, đập phá nổ ra Tòa án lại xử cảnh sát làm đúng nên họ biểu tình đập phá càng dữ, họ đốt nhà, đốt các cửa hàng lớn, cướp bóc hàng hóa trong tiệm khiến chính phủ phải gửi Vệ binh quốc gia, Quân đội tới tới giữ an ninh vãn hồi trật tự. Khi vụ bạo loạn được dẹp yên có 63 người chết, 2,383 người bị thương và 12,000 người bị bắt.

    Dưới thời TT Obama tại Mỹ lại xẩy ra nhiều vụ cảnh sát da trắng bắn da đen nên họ biểu tình dữ đội, mặc dù những kẻ gây lên tội đã bị xử lý nhưng đám cực đoan cũng đâp phá, đốt nhà, đốt tiệm… gây bao nhiêu thiệt hại cho tài sản người dân. Chúng có tổ chức chặt chẽ, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ xà beng, mặt nạ chống hơi cay, bom săng rất lành nghề và chuyên nghiệp. Hồi ấy có người nói Mỹ đen giết người da trắng hay vàng thì chẳng thấy ai nói gì, mọi chuyện chìm vào quên lãng, nhưng cảnh sát trắng bắn người da đen thì bị khoác cho cái áo kỳ thị.

    Người ta tưởng bầu cho một người da đen lên làm Tổng Thống để tạo đoàn kết nhưng tình hình lại xấu đi hơn thời TT Bush con trước đó. Trước những vụ giết người đen trắng, thay vì phải hành xử tế nhị, TT Obama lại có khuynh hướng thiên tư thiên vị nên vấn đề trầm trọng hơn.

    Nay vụ anh George Floyd bị một người cảnh sát trắng kẹp cổ chết gây bất mãn khắp nơi và lại có những cuộc biểu tình bạo động, mặc dù chính quyền đã trừng trị thỏa đáng anh cảnh sát phạm tội, nhưng trên 50 tỉnh thành lớn toàn nước Mỹ vẫn bị đập phá cướp bóc tan hoang. Vụ nhân danh công lý như thế này người dân Mỹ đã biết tỏng từ mấy chục năm trước, mới đầu biểu tình ôn hòa ra vẻ biết điều sau đó cũng một bọn đầu cơ chính trị kết hợp hài hòa với bọn đầu trộm đuôi cướp, có người cầm đầu, có kẻ theo đuôi. Lần này cuộc bạo loạn giống như những lần trước nhưng to lớn hơn, bao quát hơn. Người Mỹ biết quá rõ về bọn này, người cảnh sát làm sai đã bị nghiêm trị nhưng bạo loạn vẫn diễn ra khắp nơi. Làn sóng đập phá, cướp bóc, hôi của cho thấy bọn lưu manh đã bêu xấu nước Mỹ như thế nào. Ngay cả gia đình nạn nhân Floyd cũng phải nhìn nhận sự tiêu cực của phong trào. Chúng kéo nhau hàng đàn hàng lũ y như quân Mông Cổ đi tới đâu ngọn cỏ không còn mọc tới đấy. Hầu hết bọn này không giữ khoảng cách an toàn, không đeo khẩu trang và reo rắc bệnh tật khắp nơi giữa mùa Đại dịch

    Những tên đầu nậu chính trị đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để tổ chức biểu tình tại Mỹ và nhiều nước khác, chúng tổ chức đập phá, cướp của khắp nơi tại Mỹ để cho mọi người ngộ nhận đây là phong trào tự phát. Down town các thành phố Seattle, New York, Mineapolis… và hàng mấy chục thành phố tại Mỹ trở thành hoang tàn, khói lửa bốc lên nghi ngút y như sau một trận đại chiến

    Người dân đã biết tỏng âm mưu đê hèn của chúng, bọn này phá hoại để hy vọng thành công, cứu cánh sẽ biện minh cho phương tiện. Nhưng thiên bất dung gian, nước Mỹ đang hồi phục, chứng khoán lên rất mạnh không ai ngờ. Chỉ số Dow Jones đã lên rất cao, khoảng 27,600, mọi cố gắng nỗ lực để phá hoại đất nước của bọn này đầu hôm sớm mai tiêu ma hết, chúng đã thất bại nhục nhã.

    Nước Mỹ vẫn tiến mạnh và không bị khuất phục dưới bàn tay phá hoại của bọn đầu cơ chính trị và bọn đầu trâu mặt ngựa. Tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp không ngờ, người ta hân hoan đi làm trở lại. Trong vòng một khoảng thời gian không dài lắm, đất nước sẽ ổn định như trước mùa Đại dịch.

    Trọng Đạt


    Không có nhận xét nào