Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 8 tháng 8 năm 2020


    Ấn Độ tăng cường triển khai tàu chiến đến Ấn Độ Dương

    Hải quân Ấn Độ đã tăng cường triển khai nhiều tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương kể từ khi căng thẳng biên giới với Trung Quốc bắt đầu, các quan chức chính phủ cho biết. Một số ước tính chỉ ra mức tăng là gần 25%, theo Timesnownews.

    Các quan chức cho biết 100 ngày qua đã chứng kiến ​​Hải quân Ấn Độ hoạt động từ Ladakh (với máy bay giám sát P-8I) ở phía bắc đến Mauritius, 7.000 km về phía nam, và từ khu vực Biển Đỏ ở phía tây cho đến eo biển Malacca ở phía đông, một khoảng cách gần 8.000 km.

    Hải quân Ấn Độ đã triển khai các tàu Triển khai Dựa trên Nhiệm vụ tại các địa điểm quan trọng tại Ấn Độ Dương để xây dựng chiến lược hàng hải toàn diện và ứng phó với các tình huống xuất hiện.

    Vụ tai nạn máy bay tốc hành Air India hạ cánh ở Kerala, ít nhất 17 người thiệt mạng

    Tai nạn máy bay Ấn Độ, ít nhất 17 người thiệt mạng


    Các quan chức cho biết ít nhất 17 người đã chết và hơn 100 người bị thương trong vụ hạ cánh trượt đường băng của một máy bay Air India Express chở 191 hành khách tại Kozhikode, Ấn Độ hôm thứ Sáu (7/8). Cả hai phi công cũng đã thiệt mạng, theo Live Mint.

    Tổng cục Hàng không Dân dụng Ấn Độ cho biết: “Một chuyến bay Dubai-Kozhikode Air India Express đã rơi xuống thung lũng sau khi hạ cánh xuống Đường băng số 10 của Sân bay Karipur và bị vỡ làm hai mảnh”.

    Cơ quan này cho biết chiếc máy bay mang số hiệu Air India Flight IX-1344 “đã trượt khi hạ cánh xuống sân bay Karipur vào khoảng 7:45 tối. ngày hôm nay”, nói thêm rằng họ sẽ tiếp tục điều tra vấn đề.

    Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ yêu cầu các chỉ huy quân sự hàng đầu chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

    Tổng tư lệnh Lục quân Ấn Độ Manoj Mukund Naravane đã yêu cầu các chỉ huy quân sự hàng đầu ở khu vực miền Trung và miền Đông chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra và duy trì tình trạng sẵn sàng hoạt động cao nhất, hãng tin ANI trích dẫn các nguồn tin giấu tên hôm thứ Sáu cho hay, theo Live Mint.

    Naravane cho biết điều này sau chuyến thăm đến trụ sở Bộ Tư lệnh và Miền Đông hôm thứ Năm và thứ Sáu. Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng và việc điều động quân đội của Ấn Độ và Trung Quốc dọc tuyến Đường Kiểm soát Thực tế – tuyến đường biên giới chưa phân định giữa hai bên.

    30 doanh nghiệp Nhật Bản được trợ cấp rời Trung Quốc để chuyển sang khu vực Đông Nam Á

    Nhật Bản có 30 công ty đã nhận trợ cấp chính phủ để chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á. 30 công ty này đã nhận được tổng cộng 12 tỷ yên (khoảng 113 triệu USD) tiền trợ cấp, theo Epoch Times.

    Hãng tin Bloomberg ngày 7/8 đưa tin, sau sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán, chính phủ Nhật đã sớm thông báo họ sẽ chi tổng cộng 2,2 tỷ USD để giúp các công ty trong nước rút khỏi Trung Quốc và quay trở lại Nhật Bản, đồng thời chi 220 triệu USD để giúp những doanh nghiệp Nhật rời Trung Quốc và chuyển hoạt động sang các nước khác.

    Tính đến tháng 7, đợt trợ cấp đầu tiên đã được ban hành, tổng trị giá 70 tỷ yên (tương đương 653 triệu USD), mang lại lợi ích cho 87 công ty, bao gồm cả 30 công ty đã đến Đông Nam Á.

    Tình báo Mỹ : Trung Quốc không muốn ông Trump tái đắc cử

    Theo cơ quan tình báo Mỹ hôm 07/08/2020, Trung Quốc không muốn ông Donald Trump tái đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống ngày 03/11, và đã « gia tăng nỗ lực gây ảnh hưởng » trước cuộc bỏ phiếu.

    Ông William Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC) cho biết, Iran cũng cố gắng « làm tổng thống Trump yếu đi », trong khi Nga sử dụng « nhiều đòn bẩy để gièm pha » đối thủ Joe Biden của ông Trump. Ba nước trên đây cũng có thể tìm cách phá hoại tiến trình bầu cử, đánh cắp dữ liệu…

    Quan chức cao cấp chuyên giám sát việc nước ngoài can thiệp vào chính trường Mỹ, trong một tuyên bố công khai hiếm hoi, đã điểm qua các mối đe dọa vào thời điểm còn chưa đầy ba tháng nữa đến kỳ bầu cử. Ông Evanina cho rằng các đối thủ của Mỹ chừng như khó thể can thiệp hoặc nhào nặn kết quả một cách quy mô, nhưng vẫn bày tỏ « quan ngại » về các chiến dịch tác động của Trung Quốc, Nga và Iran.

    William Evanina tuyên bố: « Chúng tôi nhận thấy Trung Quốc muốn rằng tổng thống Trump – được Bắc Kinh cho là khó đoán định – không giành được một nhiệm kỳ thứ hai. Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực để tác động lên môi trường chính trị » trước khi cuộc bầu cử diễn ra, trong lúc sự đối đầu giữa đôi bên ngày càng gay gắt.

    Tương tự, « Iran cố làm yếu đi các định chế dân chủ Mỹ, tổng thống Donald Trump, và chia rẽ nước Mỹ trước bầu cử ». Ngược lại, Matxcơva « dùng nhiều đòn bẩy, chủ yếu để nói xấu cựu phó tổng thống Joe Biden » vốn từng bênh vực đối lập Nga, « các nhân tố liên quan đến Kremlin tìm cách ủng hộ ông Donald Trump trên các mạng xã hội và truyền hình Nga ».

    Thượng nghị sĩ Marco Rubio, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện cho rằng việc ông khai các thông tin trên là « phương tiện tốt nhất để chống lại » sự can thiệp của nước ngoài. Tuy nhiên cùng với đồng nhiệm Dân Chủ Mar Warner, ông « khuyến khích các chính khách cả hai đảng không nên dùng những thông tin trên làm vũ khí chính trị, vì như vậy sẽ phục vụ cho lợi ích các đối thủ » của Mỹ.

    Đại dịch cúm Tàu ngày 07/08/2020

    Sau khi số người bị lây nhiễm mới đang gia tăng gần đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Đức Jens Spahn đã nói rõ rằng ông hiện không thấy bất kỳ ngưỡng quan trọng nào bị vượt quá. Những con số này vẫn còn ở trong quy mô mà hệ thống y tế và dịch vụ y tế công cộng có thể giải quyết được, ông nói. Theo Viện Robert Koch (RKI), nước Đức có thêm 1147 ca nhiễm virus Vũ Hán mới trong vòng một ngày, đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng Năm. Ngay từ hôm thứ Năm, lần đầu tiên các ca nhiễm mới (1045 người) vượt ngưỡng 1000. Lần cuối cùng con số ca bệnh mới vượt quá mức 1000 là vào ngày 7 tháng Năm.



    Đại dịch cúm Tàu 07/08/2020

    Chỉ vài ngày sau khi bắt đầu năm học mới, bang Mecklenburg-Vorpommern đã phải đóng cửa hai trường học vì nhiều ca nhiễm virus Vũ Hán. Vào thứ Hai vừa rồi, Mecklenburg-Vorpommern là tiểu bang đầu tiên ở Đức bắt đầu năm học mới.

    Facebook cho phép nhân viên làm việc tại nhà cho đến ít nhất là tháng 7 năm 2021. Ngoài ra, các nhân viên còn nhận được 1.000 đô la để mua sắm trang thiết bị tốt hơn. Theo Facebook, nhiều văn phòng ở Mỹ và Mỹ Latinh khó có thể mở cửa trở lại trong năm nay vì tỷ lệ lây nhiễm cao.

    Các nhà khoa học ước tính rằng số người chết ở Hoa Kỳ có thể tăng lên đến khoảng 300.000 người vào cuối năm nay. Như vậy sẽ có thêm khoảng 140.000 người chết so với hiện tại. Các nhà nghiên cứu tại Viện IHME thuộc Đại học Washington ở Seattle giải thích rằng nếu 95% người dân luôn đeo khẩu trang ở nơi công cộng, số nạn nhân vào ngày 1 tháng 12 sẽ là vào khoảng 228.000 người, thấp hơn đáng kể. Các nhà nghiên cứu lo ngại con số người chết sẽ lên đến 295.000 vào ngày 1 tháng 12.

    Tại nhiều khu trong thành phố cảng Marseille của Pháp, chính quyền bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài trời từ thứ Bảy. Lệnh này có hiệu lực đến ngày 30 tháng 8.

    Ba Lan đã lại ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm virus Vũ Hán mới hơn bao giờ hết kể từ khi bắt đầu đại dịch. Hôm thứ Sáu, nhà chức trách đã ghi nhận 809 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Kỷ lục trước đó đã được ghi nhận vào thứ năm, 726 ca nhiễm mới. Theo thông tin chính thức, tính đến nay đã có 50.324 người ở Ba Lan bị nhiễm Sars-CoV-2. 1787 người chết vì virus này. Ba Lan có khoảng 38 triệu dân.

    Úc muốn tiếp tục đóng cửa biên giới trong thời gian này. Thủ tướng Scott Morrison cho biết sẽ còn kéo dài “vài tháng nữa”, trước khi người nước ngoài lại được phép vào nước này.

    Phan Ba

    Pfizer sản xuất thuốc chống COVID cho Gilead

    Công ty Pfizer ngày 7/8 cho biết ký một thỏa thuận kéo dài nhiều năm để sản xuất thuốc remdesivir chữa trị COVID cho công ty dược Gilead Sciences vốn đang chịu áp lực về việc cung cấp thuốc chống virus.

    Gilead nhắm sản xuất đủ thuốc vào cuối năm nay để chữa trị cho hơn 2 triệu bệnh nhân COVID-19 và đồng ý gởi gần hết nguồn dự trữ remdesivir tới Mỹ trong tháng 9.

    Tuy nhiên, các nhân viện bệnh viện và các chính trị gia đã than phiền về những khó khăn tiếp cận thuốc này, là một trong hai loại chứng tỏ khả năng giúp ích cho bệnh nhân nhập viện vì COVID trong những thử nghiệm lâm sàng chính thức.

    Gilead nói mạng lưới sản xuất thuốc của họ đã tăng lên hơn 40 công ty tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á để tăng thêm khả năng.

    Pfizer với hãng dược BioNTech của Đức cũng đang khẩn trương phát triển vaccine chống COVID.


    Khảo sát: Hơn 50% dân số Colombia không tin WHO

    Theo dữ liệu do Cơ quan Khảo sát Các Giá trị Thế giới công bố tuần này, hơn một nửa dân số Colombia không tin tưởng vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Cuộc khảo sát đặt câu hỏi về nhiều chủ đề, trong đó có mức độ tin tưởng vào chính phủ ở các quốc gia trên thế giới. Kết quả cho thấy 56% người Colombia ít hoặc không tin tưởng vào WHO, một cơ quan của Liên Hợp Quốc.

    Ban đầu, Colombia là quốc gia ít bị ảnh hưởng hơn từ dịch bệnh so với châu Âu, châu Á và Mỹ. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Colombia là một trong số nhiều quốc gia Mỹ Latinh ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về số ca bệnh. Tính đến 8h10 ngày 8/8 (giờ Việt Nam), Colombia là vùng dịch lớn thứ 9 trên thế giới với 367.196 ca bệnh, trong đó có 12.250 đã tử vong.

    Dữ liệu cho thấy nhiều người ngày càng thiếu tin tưởng WHO. Danh tiếng của tổ chức này bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vì mối quan hệ thân thiết với chính quyền Trung Quốc. WHO nói chung và Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói riêng phải hứng làn sóng chỉ trích trên khắp thế giới vì cách xử lý yếu kém trong dịch bệnh và quỵ lụy trước Bắc Kinh. Tính đến cuối tháng 4, một bản kiến nghị trực tuyến trên trang Change.org đã thu hút hơn 1 triệu chữ ký nhằm kêu gọi ông Tedros phải từ chức.

    Breitbart cho biết, vào tháng 6, các tài liệu bị rò rỉ tiết lộ rằng các quan chức của WHO biết về việc Bắc Kinh đã che giấu những thông tin quan trọng về sự bùng phát dịch bệnh hồi tháng 1. Trong khi đó, ông Tedros lại dành nhiều lời khen ngợi cho Bắc Kinh vì “sự minh bạch” và nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus.

    Sói chiến dịu giọng: Dương Khiết Trì ‘kiên quyết gìn giữ’, Vương Nghị ‘từ chối tách rời’ với Mỹ


    Theo phân tích từ giới quan sát bên ngoài, chính quyền Tổng thống Trump đã tìm được “tử huyệt” của ĐCSTQ.

    Chính quyền Tổng thống Trump gần đây liên tục tung đòn nặng nhằm vào các quan chức và doanh nghiệp lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thái độ của Bắc Kinh đã dịu đi đáng kể. Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị và Giám đốc Văn phòng Ngoại giao ĐCSTQ Dương Khiết Trì đã liên tục có lời phát biểu, yêu cầu “đối thoại thẳng thắn” với Hoa Kỳ. Ông Vương Nghị thì tuyên bố “từ chối tách rời”, còn ông Dương Khiết Trì “kiên quyết gìn giữ” mối quan hệ Trung-Mỹ.

    Ngày 7/8, Giám đốc Văn phòng Ngoại giao ĐCSTQ Dương Khiết Trì đã đăng một bài viết có ký tên với tựa đề “Kiên định gìn giữ và ổn định quan hệ Trung-Mỹ bằng mọi giá” trên trang Tân Hoa Xã, toàn văn vượt quá 6.300 từ.

    Bài viết theo thường lệ phản đối cái gọi là “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, “công kích ĐCSTQ và hệ thống chính trị của Trung Quốc”, “xúi giục chia rẽ quan hệ máu thịt giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc”… của phía Hoa Kỳ, tuy nhiên những nội dung này chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ.

    Phần lớn nội dung bài viết đều gợi nhớ lại 41 năm “Hữu nghị Trung – Mỹ”, thảo luận về cái gọi là “hợp tác sẽ có lợi cho cả hai, còn như đấu đá sẽ gây tổn hại cho cả hai”, đồng thời cho rằng cần phải “hợp tác và cùng có lợi” với Mỹ, triển khai đối thoại và gắn kết với nhau trên nhiều lĩnh vực, “Bên phía Trung Quốc trước sau vẫn mở rộng cánh cửa đối thoại và thắt chặt tình hữu nghị với Hoa Kỳ”.

    Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị trong buổi phỏng vấn độc quyền với Tân Hoa Xã vào ngày 5/8, hứa rằng ĐCSTQ “sẽ không can thiệp bầu cử và công việc nội bộ của Hoa Kỳ”, đặt ra “khuôn khổ quan hệ Trung – Mỹ”: “tránh đối đầu”, “đối thoại thẳng thắn”, “từ chối tách rời” và “tiếp tục hợp tác”.

    Trong cuộc phỏng vấn, ông Vương Nghị nhiều lần nhấn mạnh đối thoại và tuyên bố “sẵn sàng tiến hành đối thoại thẳng thắn và hiệu quả với Hoa Kỳ một cách đường hoàng công khai”.

    Không có nhận xét nào