Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 21 tháng 8 năm 2020


    Hồ chứa đập Tam Hiệp chưa đầy 10m nữa là tràn

    Mực nước tại Đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc trên sông Dương Tử đang nhích gần tới mức tối đa sau khi những trận mưa lớn làm gia tăng khối lượng nước lên mức kỷ lục, dữ liệu chính thức cho thấy hôm thứ Sáu (21/8), theo Reuters.

    Với 75.000 m3/s từ sông Dương Tử đổ vào thứ Năm, độ sâu của hồ chứa đạt 165.6 m, tăng 2 m qua đêm và cao hơn gần 20 m so với mức cảnh báo chính thức.

    Độ sâu tối đa theo thiết kế của hồ chứa lớn nhất Trung Quốc là 175 m.

    Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử xả lũ để hạ thấp mực nước trong hồ chức sau khi mưa lớn và lũ lụt ở một số vùng, tại Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 17/7/2020 (ảnh: Reuters).


    Nhà chức trách đã tăng lưu lượng xả lên mức kỷ lục 48.800 m3/s hôm thứ Năm để cố gắng hạ thấp mực nước hồ chứa, và có thể họ sẽ phải tăng tiếp để tránh khả năng xảy ra một đợt tràn nguy hiểm.

    Trung Quốc tố Đài Loan chi tiền bôi nhọ đại sứ Bắc Kinh tại Kiribati

    Bức ảnh đại sứ Trung Quốc tại Kiribati dẫm trên lưng những đứa trẻ bản địa nằm sấp mặt đang gây tranh cãi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã bảo vệ nhà ngoại giao này và cáo buộc Đài Loan mua chuộc dư luận trực tuyến để lan truyền những bình luận ác ý, trang tin Taiwan News cho biết.

    Trong bức ảnh ban đầu được người dùng Michael Field chia sẻ trên Twitter, đại sứ Trung Quốc mới nhậm chức Kiribati, ông Tang Songgen đang dẫm lên lưng hàng dài những đứa trẻ bản địa đang nằm sấp trên mặt đất trong một nghi lễ tiếp đón ông.

    Người dân địa phương cho biết đây là một nghi lễ truyền thống của Kiribati, mặc dù nó thường xuất hiện trong các đám cưới. Các báo cáo truyền thông cho biết không có nhà ngoại giao hoặc quan chức chính phủ nước ngoài nào khác, kể cả những người từ Đài Loan, từng tham gia một nghi lễ như vậy, trái ngược với tuyên bố của ông Triệu.

    Mỹ gỡ bỏ phong tỏa tài sản Venezuela để giúp chống dịch Covid-19

    Phe đối lập Venezuela cho biết hôm thứ Năm Mỹ đã cấp cho họ quyền truy cập ngân quỹ hàng triệu đô la của chính phủ Veneuela để hỗ trợ việc chống dịch Covid-19 tại nước này, theo Reuters.

    Bộ Tài chính Mỹ đã phê duyệt việc gỡ phong tỏa các nguồn quỹ, phe đối lập cho biết trong một tuyên bố nhưng không cho biết tổng số tiền.

    Tuyên bố cho biết, một phần nguồn quỹ được gỡ phong tỏa sẽ được dùng để chi trả cho khoảng 62.000 nhân viên y tế với mức 300 USD/người. Trong lần ghi hình trực tiếp trên Twitter tối thứ Năm, lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido cho biết các nhân viên y tế có thể đăng ký tài khoản để nhận khoản thanh toán 100 USD/tháng, bắt đầu từ thứ Hai. Nhân viên y tế ở Venezuela có thể kiếm được ít nhất 5 USD mỗi tháng.

    WHO thảo luận với Nga về vắc xin Covid-19


    Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ đã bắt đầu thảo luận với Nga để nhằm thu thập thông tin về loại vắc xin Covid-19 thử nghiệm mà nước này gần đây phê duyệt, hãng AP đưa tin.

    Tuần trước, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vắc xin virus corona. Nhưng loại vắc xin này vẫn chưa trải qua các thử nghiệm tiên tiến theo yêu cầu như thường lệ để chứng minh tính hiệu quả trước khi cấp phép. Như vậy, đây là một vi phạm lớn trong quy trình nghiên cứu cấp phép vắc-xin. Các quan chức Nga tuyên bố vắc xin này sẽ cung cấp khả năng miễn dịch Covid-19 trong dài hạn nhưng không đưa ra bằng chứng.

    Đồng minh phe đối lập Nga cáo buộc Kremlin cản trở việc đưa đối thủ của Putin sang Đức điều trị

    Các đồng minh của nhà chính trị đối lập Nga Alexei Navalny đã tố cáo Kremlin cản trở việc đưa ông sang Đức để điều trị y tế vào thứ Sáu (21/8). Họ nói rằng quyết định của chính quyền Nga đã đặt tính mạng của ông Navalny rơi vào nguy hiểm vì bệnh viện Siberian nơi ông Navalny đang chữa trị thiếu trang thiết bị y tế, theo Reuters.

    Ông Navalny, một người chỉ trích ông Tổng thống Vladimir Putin và các phụ tá, đang trong tình trạng nghiêm trọng sau khi uống trà vào sáng thứ Năm. Những đồng minh của ông Navalny cho rằng trong cốc trà có độc.

    Ông Pompeo ‘vô cùng ngạc nhiên’ khi đảng Dân chủ phớt lờ mối đe dọa từ ĐCSTQ


    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 19/8 đã chỉ trích các nghị sĩ đảng Dân chủ trong Đại hội toàn quốc của Đảng này vì không đề cập đến ĐCSTQ mà ông cho là “thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ trong những năm kế tiếp”.

    “Tôi vô cùng ngạc nhiên vì đảng Dân chủ nói quá ít về chính sách đối ngoại và không đề cập đến Trung Quốc”, ông Pompeo nói với kênh Fox News.

    Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm 19/8 đã lặp lại phát biểu của ông Pompeo, chỉ trích các thành viên đảng Dân chủ không nêu bật trách nhiệm của ĐCSTQ trong việc làm bùng phát đại dịch.

    “Tôi cho rằng, những gì đang diễn ra trước mặt là đảng Dân chủ và ĐCSTQ đều có chung một mục tiêu, đó là đánh bại Donald J. Trump. Toàn bộ chiến lược của họ lấy trọng điểm là đổ lỗi cho chính quyền Trump về một đại dịch toàn cầu do ĐCSTQ gây ra”, ông Navarro nói.

    Vị cố vấn Nhà Trắng nói thêm, đảng Dân Chủ không đề cập đến các chính sách khác, mà chỉ xoay quanh việc Tổng thống Trump “xấu” như thế nào.

    “Đó là toàn bộ chiến lược của họ”, ông Navarro nhận định.

    Sợ Trump, Alibaba nói họ luôn ủng hộ 'thương hiệu và các nhà bán lẻ Mỹ'


    Trong động thái nhằm làm giảm căng thẳng với chính quyền Hoa Kỳ, lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc Alibaba nói hoạt động bán lẻ của họ “sẽ hỗ trợ các thương hiệu Mỹ, các cửa hiệu bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và nông dân Hoa Kỳ”.

    CEO của Alibaba, ông Daniel Zhang ra tuyên bố hôm thứ Năm cùng thời gian Alibaba công bố tăng trưởng trong doanh thu một quý vừa qua.

    Hoạt động của Alibaba có tầm toàn cầu và thị trường Hoa Kỳ với họ là rất quan trọng.

    Tập đoàn 695 tỷ USD này ghi nhận tăng trưởng ở Trung Quốc trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 vì người dân mua bán qua mạng nhiều hơn.

    Nhưng sau khi kinh tế Trung Quốc dần ra khỏi các hạn chế giao tiếp và kinh doanh hậu Covid, Alibaba tiếp tục có doanh thu tăng trong mảng bán lẻ mỹ phẩm.

    Mỹ đe dọa các đại gia công nghệ TQ


    Mới đây nhất, Tổng thống Donald Trump tiếp tục đe dọa các công ty Mỹ “không chịu chuyển việc làm từ Trung Quốc về Hoa Kỳ”.

    Sau Huawei, WeChat và TikTok, đến lượt nhà khổng lồ Alibaba của Trung Quốc lo ngại bị chính quyền Trump đưa vào tầm ngắm.

    Tuy thế, cho đến nay vẫn chưa thấy Nhà Trắng nêu tên Alibaba trong danh sách bị trừng phạt.

    Tuần này, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói với Fox Business News rằng không có thủ tục chính thức nào nhắm vào công ty kinh doanh này của Trung Quốc.

    Nhưng lo ngại hiện vẫn có trong công ty Alibaba vì không khí chung của cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ, khi Tổng thống Trump liên tiếp công kích Trung Quốc và doanh nghiệp nước này.

    Ông Trump dọa sẽ đánh thuế nhập khẩu cả các công ty Mỹ không chịu “chuyển việc làm về nước” và công ty nào làm ăn với đối tác Trung Quốc 'sẽ không được đấu thầu hợp đồng chính phủ" tại Hoa Kỳ.

    Hoa Xuân Oánh ’mời’ Ngoại trưởng Mỹ tới tham quan Tân Cương


    Vào tháng trước, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) đã mời ông Pompeo đến thăm miền tây Tân Cương để chứng kiến ​​rằng không có “trại tập trung” nào giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở đó cả.

    Hôm 19/8, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói với New York Post rằng ông sẽ không chấp nhận lời mời "PR Show" đến thăm Tân Cương Trung Quốc của bà Hoa Xuân Oánh. “Không có lý do gì để tham gia chuyến đi do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp xếp,” ông Pompeo nói.

    Ông Pompeo lên án ĐCSTQ vì đã giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và thành lập các trại tập trung. Ông nói: "Tôi nghi ngờ rằng đó là một màn quan hệ công chúng, không phải là một lời mời thực sự".

    Trong một cuộc họp báo hôm 15/7, bà Hoa Xuân Oánh có nhắc đến việc Hoa Kỳ cáo buộc nhân quyền ở Trung Quốc “là lời nói dối lớn nhất trong thế kỷ này” và bày tỏ sẵn sàng mời ông Pompeo đến Tân Cương để xem xét. Bà nói: “Tôi cũng có thể giới thiệu ông ấy với một số người bạn Duy Ngô Nhĩ của mình".

    Ông Pompeo cho biết: "Nghe có vẻ như có hai phần... nửa phần đầu là sai và là lời dối trá. Vì vậy, tôi nghĩ lời mời được đề cập trong nửa phần sau không có giá trị ... Tôi sẽ đợi cho đến khi chúng tôi có thể nhận được lời mời chân thành, và hứa rằng chúng tôi có thể nhìn thấy những gì chúng tôi muốn thấy theo cách chúng tôi muốn... Thực tế thì chúng tôi cần phải làm rất nhiều việc”.

    Đại sứ Mỹ: Washington chống mưu đồ áp đặt phương châm ‘mạnh được yếu thua’ ở Biển Đông


    Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink mới đây phát biểu rằng Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ hành động nào nhằm áp đặt lối tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông, lên án yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính.

    Hôm 21/8, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam loan tin Đại sứ Kritenbrink vừa thảo luận về chính sách mới về Biển Đông của Hoa Kỳ trên Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC: “Chính sách này chứng tỏ thêm rằng Hoa Kỳ luôn sát cánh với các đồng minh cũng như các đối tác của chúng tôi tại Đông Nam Á trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền và lợi ích của họ, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

    Ông Kritenbrink nói: “Chúng tôi sát cánh cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền và bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt lối tư duy ‘chân lý thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn”.

    Nhà ngoại giao Mỹ lặp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo vào tháng trước về chính sách an ninh khu vực của Hoa Kỳ ở Biển Đông, nói rằng: “Chúng tôi chống lại sự cưỡng ép, bắt nạt, các hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc”.

    “Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc đối với vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý xung quanh bất kỳ cấu trúc nào tại quần đảo Trường Sa”, ông Kritenbrink nói trên đài VTC trong một chương trình được phát hôm 18/8.

    “Có lẽ một trong những điều có ý nghĩa nhất đối với Việt Nam, như Ngoại trưởng Pompeo đã nói rõ, là Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách hàng hải nào của Trung Quốc đối với vùng biển quanh bãi Tư Chính”.

    Bác sĩ riêng của cựu tổng thống Obama lo ngại sự suy giảm trí lực của ông Biden


    Bác sĩ riêng của Cựu Tổng thống Barack Obama bày tỏ lo ngại trước tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, vị bác sĩ cho biết ông cảm thấy ông Biden có vẻ bị đãng trí và có điều gì đó không ổn ở ông, theo The BL ngày 19/8.

    Trong một cuộc phỏng vấn, nội dung được đăng toàn bộ trong cuốn sách “Đặc quyền Tự do (Liberal Privilege)” sẽ xuất bản vào tháng 9 tới của con trai cả Donald Trump Junior – con trai cả Tổng thống Trump, bác sĩ Ronny Jackson, cựu bác sĩ Nhà Trắng của Obama, cho biết ấn tượng của ông về sức khỏe của ứng viên tổng thống Joe Biden.

    “Điều phù hợp nhất tôi có thể mô tả về ông ấy mỗi khi tôi gặp là, ông ấy dường như bị đãng trí”.

    Một số kênh truyền thông, ví như Just the News, đã đăng các đoạn trích từ cuộc phỏng vấn.

    Bác sĩ Jackson, dù khá miễn cưỡng khi đưa ra một tuyên bố chắc chắn về việc ông Biden bị chứng mất trí nhớ do tuổi già, nhưng ông đã nói rằng có điều gì đó không ổn với sức khỏe của ông Biden.

    Bác sĩ Jackson, trong thời gian làm bác sĩ của cựu Tổng thống Obama, cho biết ông đã tận mắt chứng kiến ​​những thay đổi của cá nhân cựu Phó Tổng thống khi đó là Joe Biden qua nhiều năm. Ông nhận định ông Biden là người rất dễ mắc lỗi khi nói, và giờ đây ông ấy không chỉ là mắc lỗi mà còn khó khăn khi tạo thành câu hoàn chỉnh hoặc thậm chí hoàn thiện các suy nghĩ và giải quyết các tình huống gặp phải.

    Bác sĩ Jackson nói với Trump Jr, con trai cả của tổng thống Trump rằng, mặc dù tuổi tác có thể là một yếu tố dẫn đến suy giảm trí lực, nhưng nó không phải là nhân tố phổ biến, và ông đã viện dẫn tổng thống đương nhiệm như một ví dụ. Ông Biden hiện 77 tuổi, và nếu đắc cử sẽ kết thúc nhiệm kỳ ở tuổi 81. “Tuổi tác của ông ấy đang biểu lộ ra, và lúc này nó đang biểu lộ ra một cách mạnh mẽ”, ông Jackson cho biết.

    Không có nhận xét nào