Header Ads

  • Breaking News

    Đại dịch cúm Tàu ngày 9 tháng 9 năm 2020


                                                                     Nhà virus học Hendrik Streeck

    Phan Ba, dịch từ FOCUS Online

    Nhà virus học Hendrik Streeck

    Nhà virus học Streeck coi chiến lược xét nghiệm là lỗi thời: “Chúng ta cần một loại đèn giao thông cho Covid”

    Nhà virus học Hendrik Streeck chắc chắn rằng số ca mắc bệnh sẽ tăng trở lại vào mùa thu và mùa đông. Trong cuộc phỏng vấn, ông nói tại sao điều đó không nhất thiết là xấu và đưa ra một đề nghị để chúng ta có thể vượt qua được những tháng tới đây mà không có những cuộc bùng nổ dịch bệnh lớn.

    Có lẽ ít người biết rõ virus Vũ Hán như Hendrik Streeck. Nhà virus học ở Bonn (Đức) đã dẫn đầu cuộc nghiên cứu Heinsberg từ nhiều tháng nay, nhằm kiểm tra khả năng miễn dịch của những người ở tại điểm nóng của dịch bệnh cúm Tàu đầu tiên của Đức. FOCUS Online đã trao đổi với con người 43 tuổi này về con số lây nhiễm ngày càng tăng, khả năng cho một vắc-xin và lợi ích của đèn giao thông Corona trong mùa đông.

    FOCUS Online: Ông Streeck, làm thế nào để ông ước tính được sự phát triển hiện tại của số ca nhiễm virus Vũ Hán? Liệu tình hình ở Đức có lại căng thẳng lên không?

    Hendrik Streeck: Trong vài tuần qua, chúng ta đã nhận thấy các ca nhiễm mới đang gia tăng, nhưng cũng đã thấy số ca nhiễm lại giảm xuống, đặc biệt là trong hai tuần qua. Vâng, thỉnh thoảng người ta cảnh báo về một “làn sóng thứ hai” – nhưng tôi sẽ không gọi nó như vậy. Virus sẽ không biến mất. Nó đã trở thành một phần của cuộc sống của chúng ta, nó là một “làn sóng liên tục”, có lúc cao hơn và có lúc thấp hơn.

    Ngoài ra, số ca nhiễm mới ngày càng tăng, nhưng số lần xét nghiệm cũng vậy. Tỷ lệ người được kiểm tra thực sự dương tính được đưa ra trong tỷ lệ dương tính. Và điều này đã không thay đổi trong vài tuần qua. Tại thời điểm này, chúng ta cần 135 xét nghiệm để phát hiện một trường hợp dương tính.

    Trong việc này này, độ tin cậy của kết quả thường hay được bàn tới. Theo ông, rủi ro của các xét nghiệm dương tính sai lớn tới đâu?

    Streeck: Về nguyên tắc, xét nghiệm luôn có một độ chính xác nhất định, các xét nghiệm PCR cũng vậy. Chúng tôi nhận thấy điều này đặc biệt trong giai đoạn đầu, nhưng cũng còn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm tiến hành xét nghiệm. Ví dụ như việc xét nghiệm lần hai để xác nhận cũng đóng một vai trò nhất định. Phòng thí nghiệm của các trường đại học luôn làm điều đó. Nhưng tôi biết có những phòng thí nghiệm khác không làm việc này.

    Tuy nhiên, điều quan trọng là xét nghiệm PCR cực kỳ nhạy. Điều này có nghĩa là xác suất thực sự tìm thấy một trường hợp dương tính là rất cao. Thử nghiệm này ban đầu được phát triển để phát hiện vi rút ở những người có nghi ngờ cụ thể dựa trên các triệu chứng và sự phơi nhiễm – không phải để sàng lọc. Và nó rất thích hợp cho việc này.

    Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nên hướng đến con số bị lây nhiễm mới để đánh giá diễn tiến dịch bệnh.

    Những con số nào khác là quan trọng?

    Streeck: Chúng ta phải dự tính rằng các ca lây nhiễm sẽ gia tăng vào mùa thu và mùa đông. Rồi thì quan trọng là con số điều trị nội trú và chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện. Đó là yếu tố chính mà chúng ta cần phải để mắt đến. Vấn đề chính phải là về cái gánh nặng của dịch bệnh cho xã hội – và chỉ riêng con số lây nhiễm thì không nhất thiết nói lên được một điều gì. Tỷ lệ bệnh nhân nội trú hiện nay nằm ở khoảng 4% trong số những người bị nhiễm bệnh. Đó là rất ít.

    Thay vào đó, tôi đề nghị kết hợp hai giá trị này với số lần xét nghiệm và mức độ nghiêm trọng của lây nhiễm thành một hướng dẫn chung. Ví dụ: điều này có thể được hiển thị bằng đèn giao thông. Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều dữ liệu trong sáu tháng qua để giúp chúng ta thiết kế được một loại đèn giao thông phản ánh đơn giản tình hình hiện tại. Và nếu chúng ta hành động phù hợp, thì chúng ta có cơ hội vượt qua mùa đông một cách tốt đẹp.

    Giả sử đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì chúng ta phải làm gì?

    Streeck: Tôi không thực sự cho rằng nó sẽ xảy ra nhanh như vậy. Các đơn vị chăm sóc đặc biệt không bị quá tải vào thời cao điểm của đại dịch ở Đức. Nếu vậy, chúng ta sẽ phải nghĩ đến các biện pháp tiếp theo, chẳng hạn như lại hạn chế các tiếp xúc.

    So với tổng số bệnh, những trường hợp tử vong vì virus Vũ Hán hay có liên quan đến virua Vũ Hán là rất thấp, và đôi khi RKI chỉ báo cáo có một trường hợp mới hoặc không có trường hợp mới nào cả. Tại sao vậy?

    Streeck: Tỷ lệ tử vong đã giảm kể từ tháng 4, và tôi nghĩ rằng có một số lý do cho điều này. Một mặt, đó là vì độ tuổi của nhóm người chủ yếu bị bệnh hiện nay. Những người dưới 50 tuổi bị ảnh hưởng chủ yếu, họ không thuộc nhóm nguy cơ.

    Nhưng cũng có những yếu tố khác – ví dụ như chúng ta đã học rất tốt cách đối phó và sống chung với loại virus này. Chúng ta đã nhập tâm các quy tắc vệ sinh, chúng ta giữ khoảng cách, chúng ta đeo khẩu trang. Chỉ riêng điều đó thôi đã có tác động lớn đến tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong.

    Bởi vì khi nói đến vệ sinh, quy tắc “liều lượng làm nên chất độc” thường được áp dụng. Những người ban đầu tiếp xúc với tải lượng virus cao sẽ phát triển những triệu chứng nghiêm trọng hơn và diễn tiến nặng hơn. Các quy tắc về đeo khẩu trang và khoảng cách giờ đây làm giảm đáng kể liều lượng virus tiềm ẩn ban đầu mà chúng ta có thể mắc phải. Điều đó có nghĩa là: Chúng ta nhận được liều lượng vi rút thấp hơn và do đó sẽ có ít các trường hợp nghiêm trọng hơn và do đó ít tử vong hơn.

    Nếu lượng virus tiềm ẩn được giảm thiểu bằng cách đeo khẩu trang, chúng ta có nên đeo khẩu trang thường xuyên hơn không? Dẫu sao thì các quốc gia khác như Pháp cũng đã áp đặt yêu cầu đeo khẩu trang ở ngoài trời, ví dụ ở các thành phố lớn như Paris hay Lyon.

    Streeck: Khẩu trang bảo vệ khỏi phải bị lây nhiễm. Nếu bị lây nhiễm bệnh, thì người ta có một diễn tiến với ít hay không có triệu chứng. Mặc dù vậy, toi cho rằng: đeo khẩu trang ở nơi nó có ý nghĩa. Tức là ở những nơi mà khoảng cách cần thiết không thể được duy trì.

    Theo tôi, việc ai đó đeo khẩu trang ở nơi có thể giữ được đủ khoảng cách với người khác là việc không buộc phải làm.

    Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách – sẽ tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta có vắc-xin?

    Streeck: Tôi sẽ không bám vào cái cọng rơm “vắc xin” này. Có thể có được nó sớm, nhưng cũng có thể không. Điều này không thể nói trước được vào lúc này, cũng như không thể biết trước được bao lâu nữa thì có nó và với số lượng là bao nhiêu.

    Chúng ta đang ở trong một tình huống mà chúng ta đang học cách đối phó với virus. Vì vậy, tại thời điểm này, vẫn có lý khi vẫn dựa vào mặt nạ và giãn cách xã hội. Nhưng dần dần rồi thì chúng ta phải chấp nhận rằng virus đang tồn tại. Và chúng ta nên nghĩ ra các biện pháp để chống lại nó.

    Đối với phần lớn mọi người, virus không nguy hiểm, nhưng cho một số ít thì có. Chúng ta phải tìm ra những giải pháp thực dụng. Bảo vệ chính những nhóm người này theo cách tốt nhất có thể mà không cần phải tạm dừng phần còn lại của cuôc sống.

    Những biện pháp này có thể trông ra sao, đặc biệt là khi con số ca tiếp tục tăng? Một kiểu “nửa lockdown”, ví dụ như chỉ dành cho các nhóm rủi ro thì khó mà có thể biện minh được?

    Streeck: Không, chắc chắn là không. Về cơ bản, “nhốt” một phần dân số, cả một thế hệ, theo tôi không phải là con đường đúng đắn. Thay vào đó, chúng tôi có thể xét nghiệm một cách có hệ thống tại các cơ sở chăm sóc, nhà dưỡng lão hay bệnh viện. Trực tiếp tại cửa ra vào, ví dụ với các xét nghiệm kháng nguyên.

    Mặc dù chúng ít nhạy hơn các xét nghiệm PCR, nhưng bù vào đó thì chúng rẻ hơn nhiều và nhất là nhanh hơn. Chúng cho kết quả trong vòng vài phút. Khách truy cập có thể tự kiểm tra bản thân ngay trước chuyến thăm của họ, những người bị ảnh hưởng và nhân viên thì theo định kỳ.

    Điều đó sẽ cho phép những người không thuộc nhóm rủi ro quay trở lại kiểu đời sống “bình thường” nhanh chóng hơn. Và nó sẽ đảm bảo rằng người già và người bệnh được bảo vệ tốt hơn.

    Giả sử như chúng ta không sớm có vắc-xin – thay vào đó, chúng ta nên nhìn đến mục tiêu nào, khi nào thì mọi thứ sẽ “trở lại bình thường”?

    Streeck: Có thể có những trường hợp cá biệt mà trong đó người ta đã bị nhiễm bệnh hai lần. Tuy nhiên, đây là những ngoại lệ. Thông thường, một người nào đó đã bị nhiễm bệnh thì sẽ miễn dịch với virus, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Chúng ta chỉ có thể nói về thời gian mà chúng ta biết đến virus cho đến nay. Qua đó dần dần sẽ có cái được gọi là miễn dịch cộng đồng.

    Khả năng bị lây nhiễm sẽ giảm xuống vào một lúc nào đó. Hoàn toàn không cần đến vắc xin. Có những nghiên cứu cho rằng điều này đã xảy ra ở các thành phố lớn như New York hay Mumbai. Các đợt bùng phát lớn hơn không còn được dự tính ở đó nữa.

    Dần dần, ngày sẽ có càng nhiều người bị nhiễm virus. Cho tới chừng nào mà những trường hợp này là những ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng, thì đó không có gì là xấu cả, không có gì là tiêu cực cả. Tổn thương lâu dài, và tôi muốn nói rõ là như thế, chưa xảy ra ở các trường hợp bị lây nhiễm nhẹ hoặc không có triệu chứng.

    Và đó là những gì chúng ta nên tập trung vào, không phải tập trung vào vắc xin, cái có thể có cũng có thể không. Chúng ta phải nhớ rằng: virua đang ở đây – và chúng ta hiện nay đang thực sự đối phó tốt với nó. Chúng ta hầu như không có lây nhiễm, chúng ta hầu như không có ca nào trong những khu chăm sóc đặc biệt.

    Nếu chúng ta có thể đối phó với virus tốt như vậy, ông có nghĩ rằng “tình hình đại dịch có tầm quan trọng quốc gia” mà Quốc Hội tuyên bố vẫn còn có hiệu lực không?

    Streeck: Tôi nghĩ đó là một quá trình chuyển đổi không có ranh giới rõ ràng. Người ta không thể nói đại dịch đã qua rồi – virus vẫn còn đó. Tôi sẽ diễn đạt như thế này: Chúng ta đã chuyển từ nguy hiểm sang rủi ro. Và dần dần chúng ta phải xem xét những biện pháp nào có ý nghĩa trong dài hạn – và những biện pháp nào mà chúng ta có thể hủy bỏ.

    Cảnh báo, ban hành lệnh cấm thì lúc nào cũng dễ dàng. Theo tôi, đã đến lúc biến những điều cấm thành điều khuyên. Bởi vì nếu chúng ta thường xuyên cảnh báo, không ai có thể phân biệt được đâu là lúc nguy hiểm và lúc nào là ít nguy hiểm.

    Tức là tình hình ở Đức lúc này không phải là nguy cấp – nhưng cũng không bình thường. Phần lớn mọi người đều có một kỳ nghỉ khác thường. Ông có đi nghỉ không?

    Streeck: Đối với tôi cũng vậy, kỳ nghỉ diễn ra khác với dự định. Ban đầu, tôi muốn bay đến San Francisco để tham dự Đại hội AIDS Thế giới, và sau đó thực hiện một chuyến du lịch ở đó. Thay vì chuyến bay, bây giờ là chuyến đi đến Biển Bắc. Bằng ô tô và với chú chó nhỏ của tôi làm bạn đồng hành. Khác – nhưng cũng rất vui.

    https://phanba.wordpress.com/

    Không có nhận xét nào