Header Ads

  • Breaking News

    Bạn lâu năm của ông Tập chỉ trích ĐCSTQ che giấu đại dịch

    Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Terry Branstad. (Ảnh: Rich Koele / Shutterstock).

    Hôm thứ Sáu (18/9), trong cuộc phỏng vấn với CNN, “người bạn lâu năm” của ông Tập – Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Terry Branstad cho biết, ông sắp rời nhiệm sở vào đúng thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang gia tăng. Ông Branstad lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu đại dịch, đồng thời cáo buộc thể chế ĐCSTQ đã khiến cục diện trong mối quan hệ Mỹ – Trung, mối quan hệ ĐCSTQ với các nước trên thế giới ngày càng trở lên căng thẳng hơn.

    “Cả thế giới phát hiện những gì ĐCSTQ tuyên truyền đều giả dối”

    Ông Branstad nói rằng ông đồng ý với Tổng thống Trump về việc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về bệnh dịch. “Đáng ra họ có thể ngăn chặn (virus) ngay tại Vũ Hán, nhưng cuối cùng đã gây ra đại dịch trên toàn cầu.”

    Ông nhận định, thể chế này của ĐCSTQ là nguyên nhân khiến bệnh dịch hoành hành.“Chế độ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che đậy nó (tình hình dịch bệnh), thậm chí đàn áp các bác sĩ có tâm cảnh báo sớm giai đoạn đầu xảy ra dịch.”

    CNN đưa tin, ông Branstad cho rằng ông Tập Cận Bình có thể đã lợi dụng mối quan hệ cá nhân của mình với ông Trump khiến ông Trump bắt đầu tin tưởng những gì ông ấy nói, nghĩ rằng ĐCSTQ đã ngăn chặn dịch bệnh. “[Ông Trump] ban đầu đã sẵn lòng tin vào những thông tin về virus do ĐCSTQ cung cấp, sau đó ông ấy và cả thế giới phát hiện rằng những gì họ (ĐCSTQ) nói đều là giả dối.”

    Ông Tập là một “nhà lãnh đạo mạnh mẽ” nhưng đáng tiếc sinh ra trong “chế độ cộng sản”

    Ông Branstad và ông Tập Cận Bình gặp nhau lần đầu tiên vào những năm 1980. Khi đó, ông Tập Cận Bình còn là một cán bộ địa phương với vị trí  khá thấp, hai người đã duy trì tình bạn từ đó. Năm 2012, ông Tập Cận Bình gặp lại ông Branstad trong chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là phó chủ tịch nước.

    Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu (ngày 18/9), ông Branstad vẫn bày tỏ “vinh dự là thống đốc đầu tiên tại Hoa Kỳ tiếp đón Tập Cận Bình khi ông còn là bí thư quận ủy ở tỉnh Hà Bắc, địa phương kết nghĩa của chúng ta.”

    Ông tin rằng với tư cách là một nhà ngoại giao, cần thiết lập các mối quan hệ cá nhân với các quan chức nước ngoài. “Tôi nghĩ cái gọi là ngoại giao, chính là để xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người.” Ông nói thêm, “Chủ tịch Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo rất mạnh mẽ của Trung Quốc, nhưng thật đáng tiếc, ông ấy lại ở trong một chế độ chuyên chế cộng sản, chúng ta có một thể chế vô cùng bất đồng (với họ).”

    “Chế độ ĐCSTQ là nguyên nhân của thảm kịch”

    Khi phân tích tình hình đại dịch, ông Branstad nói: “Thực ra, tôi nghĩ rằng chính chế độ cộng sản Trung Quốc và các quan chức ĐCSTQ không muốn thừa nhận các hành động sai trái của mình chính là nguyên nhân dẫn đến sự việc như hiện nay. Thảm kịch chính là ở tại điểm này.”

    Ông Branstad cũng nói rằng chính việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và các hành động của ĐCSTQ ở Hồng Kông, ở Biển Đông đã khiến thế giới xa lánh họ, và ngay cả quốc gia trung lập Ấn Độ nay cũng đã bắt đầu lên tiếng phản đối. “Không chỉ người Mỹ, mà sự quan tâm của người dân thế giới trong việc hợp tác và bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc đã suy giảm rất nhiều.”

    “Người bạn lâu năm” chứng kiến ​​sự suy sụp trong quan hệ Mỹ – Trung

    Ngay sau khi ông Trump đắc cử, ông Branstad được chọn làm đại sứ tại Trung Quốc vì những thành tích xuất sắc trong chính sách công, thương mại, nông nghiệp, và “mối quan hệ lâu năm” của ông với ông Tập Cận Bình.

    Thời điểm ông Branstad được bổ nhiệm đã nhận được sự hoan nghênh từ Bắc Kinh, ông được gọi là “người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc”.

    Nhưng ông Branstad cũng đã sớm chứng kiến ​​một trong những giai đoạn khó khăn nhất của quan hệ Trung – Mỹ trong lịch sử hiện đại. Kể từ khi được bổ nhiệm, chiến tranh thương mại đã xảy ra giữa Mỹ và ĐCSTQ, các lệnh cấm áp đặt lên Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc khác. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đồng thời thực hiện thắt chặt các hạn chế đối với các học giả quân sự cùng các phóng viên truyền thông đảng, và giờ đây là truy cứu trách nhiệm vì các hành động che giấu dịch bệnh.

    CNN phân tích, ông Branstad cuối cùng đã không thể dùng mối quan hệ cá nhân của mình với ông Tập Cận Bình để xoa dịu căng thẳng quan hệ song phương.

    “40 năm thâm giao” cũng bị cơ quan ngôn luận đảng xóa bỏ

    Ngày 9/9, ông Branstad đã viết một bài báo chỉ ra rằng ĐCSTQ lợi dụng chính sách mở của Hoa Kỳ (chính sách 40 năm ưu ái của Mỹ dành cho Trung Quốc), bài phát biểu đã bị Nhân dân nhật báo kiên quyết từ chối đăng tải. Ngày 16/9, Branstad lần nữa gửi bài, nhưng kết quả không cách nào gửi đến truyền thông xã hội trong nội bộ nước Trung Quốc.

    “Rõ ràng là người dân Trung Quốc muốn nghe tiếng nói của Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc – ông Branstad. Ông ấy là một người bạn thâm giao của nhân dân Trung Quốc trong hơn 40 năm. Chúng tôi cố gắng đăng lại vào ngày 16/9, tuy nhiên, Sina Weibo và WeChat thậm chí còn chặn bài phát biểu này, tăng cường đàn áp quyền phát biểu của các quan chức Mỹ tại Trung Quốc.” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết.

    https://vietluan.com.au/35789/ban-lau-nam-cua-ong-tap-chi-trich-dcstq-che-giau-dai-dich

    Tại sao Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc từ chức?

    Việc ông Terry Branstad bất ngờ từ chức đại sứ Mỹ tại Trung Quốc vào đầu tuần này khiến nhiều người tưởng ra ông này không đương đầu với những áp lực từ mối quan hệ căng thẳng Mỹ – Trung. Trong tweet đăng sáng ngày 14.9, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gửi lời cảm ơn ông Branstad vì những đóng góp trong vai trò đại sứ tại Trung Quốc, nhưng không nêu lý do cho sự ra đi của ông này hay đề cập người kế nhiệm tiềm năng.

    Trên thực tế là ông Branstad đã từ chức theo yêu cầu của TT Donald Trump để về Mỹ tham gia chiến dịch vận động tranh cử trong giai đoạn nước rút.

    Tin của CNN cho hay tính đến vài tuần trước đây, ông Branstad vẫn có kế hoạch ở lại Bắc Kinh cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, nhưng nay tình hình đã thay đổi.

    CNN cho hay Trump đã cũng đề cập việc Branstad thôi giữ chức đại sứ tại Trung Quốc trong cuộc điện đàm với Thượng nghị sĩ tiểu bang Iowa, Joni Ernst, thuộc đảng Cộng Hòa. Ông Ernst đăng tải cuộc gọi này trên Twitter, trong đó tổng thống nói đại sứ Branstad “sẽ trở về từ Trung Quốc bởi ông ấy muốn tham gia chiến dịch vận động”.

    Ông Branstad có mối quan hệ cá nhân Tập Cận Bình từ thập niên 1980 và đó là lý do chính khiến ông ta được bổ nhiệm làm đại sứ, tuy nhiên quan hệ này chưa đem lại lợi ích thực tế trong quan hệ giữa hai nước.

    Branstad được Trump “chấm” để làm đại sứ vào tháng 12.2016, khi ông mới là tổng thống đắc cử. Trump ca ngợi Branstad là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chính sách công, thương mại, nông nghiệp, và “tình bạn lâu bền” với ông Tập Cận Bình.

    Ông Tập gặp Branstad khi tham gia chương trình trao đổi của chính phủ Mỹ-Trung năm 1985, và tái ngộ ông này trong chuyến công du Mỹ năm 2012 với vai trò phó chủ tịch Trung Quốc. Hai ông có một cuộc gặp nữa khi Terry Branstad giữ chức thống đốc bang Iowa và thăm Bắc Kinh năm 2013.

    Việc bổ nhiệm Branstad được Bắc Kinh hoan nghênh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi ông là “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”.

    Vai trò của Terry Branstad trở nên mờ nhạt hơn trong những tháng gần đây, khi căng thẳng Mỹ-Trung tăng cao. Hôm 9.9 vừa qua, báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo từ chối đăng tải bài viết của ông Branstad, trong đó ông cáo buộc chính phủ Trung Quốc “lạm dụng” sự cởi mở của Mỹ trong nhiều thập niên.

    Về mặt ngoại giao thì việc từ chức đại sứ của ông Branstad sẽ không gây hậu quả lớn khi ông không giữ vai trò trọng tâm trong chính sách Mỹ-Trung của Washington.

    CNN dẫn nguồn tin bên trong, theo đó ông Trump muốn Branstad – người từng đắc cử thống đốc tiểu bang Iowa ba nhiệm kỳ – tham gia cuộc vận động tại Iowa. Ngoài ra ông Trump tin rằng ông Branstad có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến cử tri các bang Wisconsin, Missouri và ngay cả Minnesota.

    Một tập hợp các cuộc khảo sát của New York Times Upshot.Đại học Siena được công bố hôm 5.9 cho thấy ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước ông Trump ở bang Minnesota với tỉ lệ tín nhiệm 50% và 41%. Khoảng cách chênh lệch thu hẹp hơn ở bang Wisconsin với 48% và 43%.

    CNN dẫn nguồn tin: “Ông ấy vẫn có vai trò tốt ở vùng Trung Tây. Ông ấy có danh tiếng tốt và gần như là nhân vật tốt nhất để nói về ảnh hưởng của Trung Quốc”.

    Bà Hillary Clinton đã thua đau ông Trump tại đây khi 6 phiếu đại cử tri Iowa lọt vào tay ông Trump vào năm 2016.

    https://vietluan.com.au/35599/

    Không có nhận xét nào