Header Ads

  • Breaking News

    Chủ đề bầu cử Mỹ: Tính bền vững của chuỗi cung ứng

    Thương chiến Mỹ - Trung và đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã buộc các công ty giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc với tư cách là một nhà cung cấp duy nhất. Không những thế, tính bền vững của chuỗi cung ứng cũng là một trong những chủ đề của cuộc bầu cử Mỹ.

    Theo khảo sát của Qima, một công ty kiểm toán chuỗi cung ứng có trụ sở tại Hong Kong, các thương hiệu Mỹ đã bắt đầu khám phá các lựa chọn nguồn cung ứng gần nhà hơn. Khu vực Mỹ Latinh và Nam Mỹ đang đạt được sức hút đáng kể trong những tháng gần đây.

    Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 7/2020 với hơn 200 doanh nghiệp trên khắp thế giới cho thấy rằng [những doanh nghiệp được hỏi] đang gia tăng việc chuyển nguồn cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. 93% doanh nghiệp Mỹ được hỏi thông báo rằng họ đã có kế hoạch đa dạng hóa hơn nữa chuỗi cung ứng của mình. Trong khi đó, gần một nửa số doanh nghiệp được hỏi ở EU có chiến lược tương tự.

    Trung Quốc vẫn là một đấu thủ lớn trên toàn cầu về nguồn cung ứng, tuy nhiên, sự thống trị của nước này đã trở nên “ít gây ấn tượng mạnh” so với những năm trước, theo một báo cáo của Qima cho thấy những kết quả chính của cuộc khảo sát.

    Ví dụ, 75% doanh nghiệp được hỏi trên toàn cầu nhắc tên Trung Quốc nằm trong số 3 khu vực có nguồn cung ứng hàng đầu trong năm nay, so với tỷ lệ 96% áp đảo vào năm 2019.

    Các lựa chọn thay thế chuỗi cung ứng tại Trung Quốc

    Nhiều công ty, đặc biệt là những công ty trong ngành dệt may đã ưu tiên đa dạng hóa nhà cung cấp trong thời gian qua, trong đó Việt Nam đang tiếp tục trở thành một lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.

    “Liên tục xếp hạng trong số các đối thủ cạnh tranh trong khu vực của Trung Quốc, Việt Nam tiếp tục gặt hái được nhiều lợi ích nhất do các công ty của phương Tây tiếp tục di chuyển ồ ạt ra khỏi Trung Quốc. Với 40% số doanh nghiệp được hỏi ở EU và gần như bao gồm nhiều thương hiệu Mỹ thì Việt Nam nằm trong số các khu vực cung ứng hàng đầu của họ”, báo cáo nêu rõ.

    Trong số các quốc gia châu Á khác, Đài Loan đang nổi lên là “một nước dẫn đầu không thể chối cãi” khi dành được ưu tiên áp đảo như một thị trường tạo nguồn cung ứng cho các công ty Mỹ.

    Đại dịch cũng đã thúc đẩy nhu cầu nối lại các đường cung cấp đến Hoa Kỳ từ các nước Mỹ Latinh và Nam Mỹ.

    Báo cáo của Qima cho biết: “Đối với các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, các nơi tạo nguồn cung ứng gần quốc gia của họ tiếp tục phát triển ổn định, phổ biến là khu vực Mỹ Latinh và Nam Mỹ gần như tăng gấp đôi so với năm ngoái.

    Cuộc khảo sát cho thấy 39% các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết có kế hoạch tìm kiếm thêm nguồn hàng từ Hoa Kỳ và Bắc Mỹ và 13% từ Nam Mỹ và Mỹ Latinh.

    Báo cáo nêu rõ: “Trong khi đó, các thương hiệu EU đang ngày càng chuyển hướng sang Thổ Nhĩ Kỳ như một điểm đến gần bờ".

    Trong nhiều thập kỷ, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia lớn của Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực ở Trung Quốc để tiếp cận thị trường Trung Quốc, và họ đã từ bỏ tài sản trí tuệ của mình như một cái giá để gia nhập.

    Tuy nhiên, đại dịch cùng với tâm lý thất vọng đối với chính quyền Trung Quốc trong vài tháng qua đã buộc nhiều hội đồng quản trị công ty phải thay đổi đáng kể chiến lược tạo nguồn cung ứng của họ.

    Chủ đề bầu cử Mỹ: Tính bền vững của chuỗi cung ứng

    Tính bền vững của chuỗi cung ứng cũng trở thành một chủ đề chính trị nóng khi cuộc bầu cử Mỹ tháng 11 này.

    Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một nhà cung cấp toàn cầu quan trọng. Theo Liên hợp quốc, Trung Quốc chiếm gần 20% thương mại toàn cầu về sản xuất các sản phẩm trung gian, tăng từ 4% vào năm 2002.

    Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump cam kết chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc và mang lại 1 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Gần đây, ông đã đề xuất cung cấp các khoản tín dụng thuế và cho phép "giảm 100% chi phí cho các ngành thiết yếu như dược phẩm và robot" để khuyến khích các công ty này sản xuất ở Hoa Kỳ.

    Tổng thống Trump cũng đã ký một lệnh hành pháp hôm 6/8 để đảm bảo rằng các loại thuốc thiết yếu, vật tư y tế và thiết bị được sản xuất tại Hoa Kỳ.

    Cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ứng cử viên của đảng Dân chủ, cũng cam kết “mang các chuỗi cung ứng quan trọng trở lại”. Tuy nhiên, với tuyên bố "Họ không phải là những người xấu, các bạn ạ", và việc dành ưu ái lớn cho Trung Quốc khi đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump về virus Corona Vũ Hán; liệu ông Biden có thể thực hiện lời hứa của mình hay không vẫn còn là một nghi vấn.


    https://www.ntdvn.c

    Không có nhận xét nào