Header Ads

  • Breaking News

    Hiền Minh - Epoch Times phản pháo New York Times: Sự thật thì ít, thiên kiến thì nhiều

    Bản in của báo Epoch Times. Ảnh: Denver Post.

    Một ngày sau khi New York Times đăng bài viết “How The Epoch Times Created a Giant Influence Machine“, tờ Epoch Times đã phản pháo. Luật Khoa trân trọng giới thiệu toàn văn thông cáo của Epoch Times có tựa đề “New York Times’ 8-Month-Long ‘Investigation’ of The Epoch Times: Light on Facts, Heavy on Bias” để bạn đọc được biết. Tựa đề do Luật Khoa đặt.

    Đọc thêm: Epoch Times phản pháo New York Times: Sự thật thì ít, thiên kiến thì nhiều


    Tờ The New York Times vào ngày 24/10 đã đăng một bài viết của phóng viên công nghệ Kevin Roose về The Epoch Times. Bài viết cũng xuất hiện trên trang nhất của New York Times bản in, số ra ngày Chủ nhật, 25/10.

    Roose đã dành ít nhất tám tháng để thực hiện bài viết này. Tuy vậy, kết quả là đáng thất vọng. Thay vì tường thuật về Epoch Times một cách công bằng như một tổ hợp truyền thông đang lên, tác giả Roose lại dựa vào những dữ kiện sai sự thật, những ý đồ riêng, và những mô tả sai lệch nhằm mục đích bôi nhọ một đối thủ cạnh tranh.

    Hơn nữa, các bình luận trên mạng xã hội của Roose và Ben Smith (một cây viết truyền thông của New York Times, cũng đóng góp vào bài viết của Roose) về Epoch Times làm dấy lên câu hỏi về ý định đằng sau bài viết này. Trong các cuộc thảo luận trên mạng, họ bàn về một nỗ lực chung chống lại Epoch Times (xem phần Thiên kiến cá nhân bên dưới).

    Ở trọng tâm của bài viết là một thái độ có vẻ không hài lòng về sự thật rằng Epoch Times đã trở thành, dùng chính từ ngữ trong bài, “một trong những đơn vị truyền thông kỹ thuật số quyền lực nhất nước Mỹ”. Roose hoàn toàn có thể viết bài này như một câu chuyện thành công của một nhóm người Mỹ gốc Hoa, trân trọng quyền tự do báo chí trong Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, và phát triển lớn mạnh thành một tổ hợp truyền thông độc lập.

    Thay vì vậy, Roose dựa vào những từ ngữ chẳng hạn như “kín tiếng” (secretive), và gộp chúng tôi chung vào với một trang tin không liên quan, để đặt nghi vấn về chất lượng của những sản phẩm báo chí đạt giải thưởng của Epoch Times.

    Roose đặt vấn đề về lập trường cứng rắn của chúng tôi đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và những hành vi xâm phạm nhân quyền tiếp diễn của họ. Ông ta xem nhẹ những lời chia sẻ của các nạn nhân của các cuộc đàn áp, gọi chúng là “có dấu hiệu cường điệu”. Sự bênh vực cùng với thái độ hoà hảo của bài viết đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là đáng nghi vấn về mặt đạo đức. Trong nhiều năm qua, New York Times đã tìm cách mở rộng tiếp cận tại thị trường Trung Quốc và nhận hàng triệu (USD) doanh thu quảng cáo từ các tập đoàn truyền thông nhà nước tại Trung Quốc.

    Những dữ kiện sai và những lời diễn giải lệch lạc

    Trong bài viết, tác giả Roose đã sử dụng những dữ kiện sai sự thật một cách rõ ràng, mặc dù đã được thông báo về điều này trước khi xuất bản bài viết.

    Đơn cử, Roose viết rằng “có lẽ thử nghiệm táo bạo nhất là một trang thông tin chính trị cánh hữu tên là America Daily.”

    Epoch Times không có bất cứ liên hệ nào với tổ chức truyền thông này, như chúng tôi đã chỉ ra trong email trả lời những câu hỏi của tác giả Roose.

    Roose không đưa ra bằng chứng để bảo vệ cho luận điểm này, thay vào đó, lại điều hướng sang một cựu nhân viên Epoch Times làm việc cho America Daily. Tuy nhiên, đó là việc diễn ra sau khi nhân viên này đã nghỉ việc tại Epoch Times; việc này không có liên hệ gì với Epoch Times.

    Việc cho rằng Epoch Times có liên đới với những việc làm của một cựu nhân viên nay đã làm việc cho một công ty truyền thông khác là vô lý. Đồng thời, việc này cho thấy Roose đã cố gắng xây dựng hình ảnh xấu về Epoch Times bằng cách kết nối tổ chức của chúng tôi với các bên không hề liên quan.

    Trong bài viết, Roose cũng cố tình ám chỉ rằng sự tăng trưởng của Epoch Times trên Facebook là kết quả của việc sử dụng “click farms”. Nhưng ông không đưa ra bằng chứng nào cho luận điểm này. Như chúng tôi đã trình bày trong email phản hồi các câu hỏi của Roose, Epoch Times “tận dụng các công cụ quảng bá của chính Facebook để có được một lượng người theo dõi thật và ngày càng tăng lên, không phải bằng ‘bots’ hay là ‘tài khoản giả mạo'” như Roose nói.

    Roose cũng viết trong bài là Epoch Times đã trở thành “một trong những kênh truyền bá nổi bật nhất cho ‘Spygate’, một thuyết âm mưu vô căn cứ bao gồm những cáo buộc chính quyền Tổng thống Obama theo dõi chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016 một cách phi pháp”.

    Đó là hành vi cố tình diễn đạt sai ý của Epoch Times về cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 của FBI (Crossfire Hurricane). Epoch Times đã dẫn đầu trong việc tường thuật vụ việc này, và đã được các tờ báo khác trích dẫn – trong đó có cả The New York Times. Hơn nữa, vụ việc vẫn đang được luật sư phía Mỹ John Durham điều tra.

    Tác giả Roose cũng cho rằng “các bài viết và các chương trình liên quan đến Epoch Times quảng bá thuyết âm mưu QAnon và truyền đi những luận điểm bị bẻ cong về sai phạm bầu cử và phong trào Black Lives Matter”. Hãy để ý cách ông ấy viết “các bài viết và các chương trình liên quan đến” Epoch Times. Không có khả năng để nhắm vào Epoch Times một cách trực tiếp, Roose viện dẫn những thứ “liên quan” đó mà không hề nói rõ là đang nhắc đến thứ gì.

    Trên thực tế, Epoch Times chưa từng “truyền bá thuyết âm mưu QAnon”, cũng chưa từng đăng thông tin sai sự thật về “sai phạm bầu cử và phong trào Black Lives Matter”.

    Trích dẫn tuỳ tiện (Selectively Quoting)

    Tác giả Roose trong bài viết chỉ trích dẫn những nhân viên bất mãn để tấn công Epoch Times, mà bỏ qua những bình luận tích cực của những người trả lời phỏng vấn.

    Chẳng hạn, Roose đã phỏng vấn nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Guo Wengui (Quách Văn Quý) cho bài viết, nhưng lại không đưa các ý kiến của ông này vào. Guo nói trong một video Youtube rằng ông đã nói với Roose là Epoch Times thật “tuyệt vời” (excellent) và “chói sáng” (brilliant).

    Ông Guo cũng khen ngợi Epoch Times vì đã không ngại tường thuật về Hong Kong bất chấp sự đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    “Tôi rất tôn trọng họ. Epoch Times có mặt trên đường phố Hong Kong với máy quay, chĩa thẳng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, tường thuật trực tiếp. Anh có nghĩ việc đó là dễ làm không?” Guo kể lại là ông đã nói với Roose như vậy.

    Guo cũng hỏi Roose: “Tại sao anh không nhắm đến Đảng Cộng sản Trung Quốc? … Các anh là truyền thông chính thống kiểu gì vậy?”

    Tác giả Roose đã không đưa bất kỳ một ý kiến nào của ông Guo vào bài viết. Việc tờ New York Times chỉ sử dụng những ý kiến tiêu cực về một vấn đề mà họ tường thuật là có bình thường không? Đó phải chăng là một ví dụ của sự thiên vị nghiêm trọng?

    Thiên kiến cá nhân

    Các bài đăng của Roose trên mạng xã hội cho thấy tác giả này đã xác lập quan điểm về Epoch Times từ trước khi ông ấy bắt đầu tường thuật về chúng tôi. Trong một loạt bài đăng đã bị xoá trên Twitter vào tháng 11/2019, Roose chế giễu Epoch Times và lập trường cứng rắn của tờ báo về chủ nghĩa cộng sản.

    Trong một loạt tweet khác vào tháng 12/2019, Roose và ba nhà báo khác cho rằng Facebook nên trao “phần thưởng” cho họ, vì đã khiến công ty này chặn quảng cáo từ Epoch Times.

    Roose góp vui với bình luận, “trời ơi chúng ta đáng lẽ phải được hưởng rất nhiều kỳ nghỉ ở nhà vào lúc này”.

    Trong khi sắc thái của những câu đó có vẻ vui tươi, ba trong số bốn nhà báo này (gồm Roose, Smith và phóng viên NBC News Ben Collins) đã tham gia vào những màn tấn công Epoch Times công khai. Smith cũng có đóng góp trong bài viết của Roose.

    Roose dùng đại từ “chúng ta” trong các bình luận, và nội chuyện phóng viên của các tờ báo cạnh tranh lẫn nhau lại cùng tung hê một sự cố mà Epoch Times gặp phải, là đã đủ để đặt câu hỏi: Có phải là họ đã cùng tham gia vào một chiến dịch được lên kế hoạch và được tổ chức nhằm chống lại Epoch Times?

    Không chỉ vậy, vai trò của các biên tập viên New York Times ở đâu trong các biểu hiện thiên vị và dấu hiệu phối hợp này?

    Xem nhẹ các hành vi xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc

    Trong bài viết, Roose tìm cách giảm nhẹ mức độ của cuộc đàn áp môn phái Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc. Cuộc đàn áp này đã được các nhóm hoạt động nhân quyền cũng như các cơ quan nhà nước (như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) tích cực tư liệu hoá. Thay vì trích dẫn các nguồn thông tin sẵn có này, Roose lại tìm cách nói giảm nói tránh về những sự xâm phạm nhân quyền đó.

    Roose cũng phớt lờ một lượng lớn các bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc sát hại các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người tập luyện Pháp Luân Công, để lấy nội tạng của họ. Trong bài viết, Roose gọi đây là một “lời cáo buộc”.

    Hành vi này thật hợp ý Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều năm qua, họ đã nỗ lực để tạo ảnh hưởng đến các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ.

    Những bài viết như thế này là cực kỳ quý giá đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì họ có thể dùng chúng cho mục đích tuyên truyền riêng, nhằm hợp lý hoá các cuộc đàn áp vẫn đang diễn ra. New York Times cũng đã từng cho dịch một bài viết về Epoch Times, cùng của tác giả Roose, sang tiếng Hoa.

    https://www.luatkhoa.org/

    Không có nhận xét nào