Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 6 tháng 10 năm 2020


     Ông Trump vẫn muốn tranh luận lần hai với Biden dù đang điều trị Covid

    Tổng thống Mỹ Donald Trum vẫn muốn tham gia tranh luận lần hai với ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden vào ngày 15/10 theo kế hoạch, dù ông đang điều trị Covid-19.

    Ông Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump nói với CNN hôm 5/10 rằng: “Tổng thống dự định tham dự cuộc tranh luận kế tiếp”.

    Cuộc tranh luận tổng thống lần hai sẽ diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Adrienne Arsht ở thành phố Miami, bang Florida. Đây là nơi đã tổ chức các cuộc tranh luận đầu tiên của đảng Dân chủ trong vòng sơ bộ năm ngoái.

    Fox News đưa tin, Symone Sanders, cố vấn cấp cao cho chiến dịch tranh cử của ông Biden, ngày 4/10 cho biết cựu phó tổng thống Mỹ “mong chờ” cuộc tranh luận tiếp theo. Joe Biden hy vọng ông Trump sẽ kịp hồi phục và tham gia sự kiện.

    Người điều hành cuộc tranh luận thứ hai là Steve Scully. Ông Scully có mối quan hệ mật thiết với Joe Biden, điều này có thể gây bất lợi cho Tổng thống Trump.

    GS Nguyễn Văn Tuấn - Covid-19 sẽ biến mất?

    Biểu đồ từ WP thể hiện số ca nhập viện và số ca tử vong mỗi ngày trong thời gian 3/2020 đến 8/2020 ở Manaus.

    Tổng thống Trump có lần nói rằng dịch sẽ "go away" (biến khỏi) và ông bị công chúng cũng như giới khoa học chế nhạo. Nhưng số liệu từ thành phố Manaus (Ba Tây - Brazil), nơi không áp dụng lockdown, có vẻ nhứt quán với nhận xét của ông!

    Manaus là thành phố trung bình, với hơn 2 triệu dân, mật độ dân số tương đối cao. Dịch Covid-19 bộc phát vào tháng 3 (hay trước đó) và đạt độ đỉnh vào tháng 5. Trong thời gian đó, số người chết lên cao đến nỗi thành phố không có đủ áo quan cho nạn nhân.

    Trong tình hình như thế, nhưng thành phố Manaus không áp dụng chánh sách "lockdown" (vì quan toà địa phương bác bỏ chánh sách này). Thành phố vẫn cho trường học mở cửa, và các trung tâm thương mại vẫn mở cửa bình thường! Chánh sách này làm cho các giới chức y tế lên án rất gắt gao [2].

    Nhưng từ tháng 6 trở đi thì số ca mới nhiễm suy giảm. Tính chung, các nhà phân tích ước tính rằng 66% dân số bị nhiễm. Số ca tử vong cũng giảm. Vào đỉnh điểm tháng 5, có ngày có đến 79 người chết, thì đến tháng 9 con số này giảm xuống còn 2-3 người / ngày. Tỉ lệ tử vong (case fatality ratio) ghi nhận được dao động trong khoảng 1 / 500 (hay 0.02%).

    Không ai giải thích được tại sao dịch suy giảm một cách 'bí mật' như vậy. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng lí do là con virus không còn người để 'trú ngụ' nữa[1]! Nói cách khác là số người ở Manaus có thể đã bị nhiễm 'đủ' và tạo ra kháng thể để chống dịch, tức là họ đã đạt được miễn dịch cộng đồng (herd immunity).


    Phân tích này còn cho chúng ta một câu trả lời về tỉ lệ nhiễm cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng (~60-70%). Tuy nhiên, chiến lược miễn dịch cộng đồng là một điều gây ra nhiều tranh cãi.

    Bắc Kinh bắt mẹ cô Diêm Lệ Mộng

    Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng trả lời phỏng vấn báo The Epoch Times (ảnh chụp màn hình Youtube/American Thought Leaders – The Epoch Times).

    Giới chức Trung Quốc gần đây đã bắt giữ mẹ của nhà virus học Diêm Lệ Mộng, người nhiều lần tố cáo tội ác của Bắc Kinh trong đại dịch Covid-19.

    Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng xác nhận việc mẹ cô bị bắt với The Epoch Times vào ngày 5/10, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

    Cô Diêm đã đào thoát khỏi Hồng Kông và xin tị nạn ở Mỹ vào tháng 4 vì vì lo ngại tính mạng bị đe doạ khi cô nắm giữ nhiều bí mật về virus Vũ Hán. Gần đây nữ tiến sĩ đã cung cấp những chứng cứ đầu tiên về nguồn gốc nhân tạo của virus viêm phổi Vũ Hán (Covid-19).

    Nhà virus học Diêm Lệ Mộng từng làm việc tại một trường đại học danh tiếng của Hồng Kông, một trong những trung tâm hàng đầu thế giới chuyên nghiên cứu về các loại bệnh truyền nhiễm và là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới dịch tễ học toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Tiến sĩ Diêm cho biết cô là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về loại virus corona chủng mới. Cô cho biết, vào cuối tháng 12/2019, cô đã được cấp trên yêu cầu bí mật điều tra một ổ dịch giống SARS xuất hiện ở Trung Quốc đại lục.

    Tiêm kích Trung Quốc đang răn đe Đài Loan thì bị rơi vì đâm phải… chim?

    Sau nhiều tuần các máy bay chiến đấu Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) liên tục xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, thì một chiến đấu cơ Trung Quốc đã bị rơi do đâm phải chim, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

    Tờ Taiwan News bình luận về vụ việc rằng, hình ảnh “bất khả chiến bại” của PLAAF như bấy lâu họ trau chuốt nay đã tạo tiếng vang khi một trong các máy bay phản lực của họ bị hạ gục sau khi va phải đối thủ gia cầm.

    Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND), các máy bay của Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã xâm phạm ADIZ của Đài Loan hơn 10 lần trong 18 ngày, từ 16/9 đến ngày 3/10. Tổng cộng đã có 50 lần máy bay Trung Quốc xâm nhập ADIZ.

    Vào ngày 5/10, Nhật báo Quân đội Trung Quốc đưa tin rằng, chiến đấu cơ do phi công Wang Jiandong điều khiển bị đâm phải chim ngay sau khi cất cánh. Động cơ ngừng hoạt động, máy bay liên tục phát tín hiệu cảnh báo. Màn hình hiển thị chỉ là một màu đen. Sau 5 giây, hệ thống cấp điện dự phòng khẩn cấp được kích hoạt và màn hình hiển thị buồng lái sáng trở lại.

    Phi công Wang sau đó cố gắng tăng tốc nhưng máy bay không phản ứng vì lúc này động cơ đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

    ‘Bộ Tứ’ bàn cách ứng phó Trung Quốc

    AP đưa tin, Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm nay cho biết các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực khiến Bộ tứ Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ tăng cường hợp tác để bảo vệ đối tác và người dân của họ khỏi “sự bóc lột, tham nhũng và cưỡng bức” của Bắc Kinh.

    Bình luận trên được ông Pompeo đưa ra tại cuộc họp ở Tokyo với các ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của Bộ tứ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

    Ngoại trưởng Pompeo cáo buộc chính quyền Trung Quốc bưng bít thông tin về Covid-19 và khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn, đồng thời đe dọa tự do, dân chủ và sự đa dạng trong khu vực bằng những hành động ngày càng hung hăng. Ông Pompeo nhắc đến Biển Đông, Đài Loan, Mekong, Himalayas và nhấn mạnh đó chỉ là “một vài ví dụ”.

    Trong khi đó, Tokyo lo ngại việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản cũng coi hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc là mối đe dọa an ninh.

    Nhật siết thị thực đối với sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc

    Trang The Strait Times dẫn tin từ báo Yomiuri thân chính phủ Nhật Bản ngày 5/10 cho biết, kể từ tháng 4/2021, Tokyo sẽ siết chặt quá trình xem xét trong việc cấp thị thực, đặc biệt với các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc.

    Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Tokyo lo ngại công nghệ nhạy cảm và tin tình báo an ninh của Nhật Bản bị rò rỉ sang Trung Quốc hoặc các quốc gia khác thông qua những đối tượng nhập cảnh vào Nhật Bản dưới diện sinh viên cao học hoặc nhà nghiên cứu.

    Nếu điều này diễn ra, Nhật Bản sẽ nối gót Mỹ và Úc trong việc nâng cao cảnh giác chống lại sự can thiệp từ Trung Quốc.

    Một chuyên gia về chính sách an ninh kinh tế nhận định: “Các sinh viên Trung Quốc bị Mỹ từ chối có thể thay đổi đối tượng của họ và chuyển sang Nhật Bản”.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma dự định thăm Đài Loan


    Taiwan News hôm nay đưa tin, Đức Đạt Lai Lạt Ma có kế hoạch thăm Đài Loan và phát biểu tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thông báo kế hoạch trên cho các tín đồ Đài Loan trong một cuộc hội thảo trực tuyến trên Facebook kéo dài ba ngày, bắt đầu từ 2/10.

    Nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng hồi tháng trước bày tỏ hy vọng sẽ đến thăm Đài Loan nhưng không tiết lộ tổ chức nào đã gửi thư mời cho ông. Ông đã thực hiện các chuyến đi tới Đài Loan vào các năm 1997, 2001 và 2009 nhưng chưa đặt chân đến hòn đảo kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền.

    Bà Âu Giang An, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay cho biết hòn đảo hoan nghênh chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Ấn Độ, Bộ cho biết chính phủ Đài Loan sẽ cần đảm bảo cả hai bên phải tuân thủ các quy trình kiểm soát dịch bệnh. Bà Âu cho biết thêm, Bộ Ngoại giao Đài Loan đến nay vẫn chưa nhận được thông báo từ Đức Đạt Lai Lạt Ma.

    Người biểu tình lao vào tù phóng thích cựu tổng thống Kyrgyzstan

    Aljazeera đưa tin cựu tổng thống Kyrgyzstan, ông Almazbek Atambayev đã được thả tự do vào ngày 6/10 sau khi người biểu tình xông vào nhà giam. Có khoảng 2.000 người biểu tình cùng tham gia chiếm đóng, húc đổ cổng các tòa nhà.

    Trước đó, con trai của ông Atambayev đã dẫn đầu nhóm biểu tình tấn công các văn phòng chính phủ và tòa nhà quốc hội Kyrgyzstan.

    Người biểu tình bắt đầu xuống đường từ ngày 5/10 sau khi tố cáo cuộc bầu cử gian lận và cáo buộc Tổng thống Sooronbay Jeenbejov mua phiếu bầu và đe dọa.

    Dự kiến, cựu tổng thống Atambayev sẽ tham gia với đám đông biểu tình tại quảng trường Ala-Too để kêu gọi hủy bỏ cuộc bầu cử quốc hội gây tranh cãi hôm 4/10.

    Ông Biden: Sẽ tranh luận với Trump nếu bác sĩ nói ổn

    Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden hôm thứ Hai (5/10) nói rằng ông sẵn sàng tham gia cuộc tranh luận được lên lịch vào tuần tới với Tổng thống Donald Trump miễn là các chuyên gia y tế nói rằng nó an toàn, theo Reuters.

    “Nếu các nhà khoa học nói rằng điều đó là an toàn và khoảng cách là an toàn, thì tôi nghĩ điều đó ổn. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà các chuyên gia nói là thích hợp để làm”, ông Biden nói với các phóng viên ở Delaware trước khi đến Florida để vận động tranh cử.

    Tổng thống Trump đã xuất viện. Tuy nhiên ông vẫn cần phải tiếp tục điều trị khi ông đang sử dụng thuốc kháng vi-rút remdesivir tiêm tĩnh mạch kéo dài 5 ngày. Thời gian cách ly thông thường đối với bất kỳ ai xét nghiệm dương tính với nCoV là 14 ngày. Vì thế có thể cuộc tranh luận tổng thống thứ hai dự kiến vào ngày 15/10 sẽ phải lùi lại.

    Nhật-Mỹ tiếp tục đàm phán chia sẻ tài chính quân sự

    Nhật Bản và Hoa Kỳ chuẩn bị tiếp tục đàm phán về phần chia sẻ của Tokyo đối với việc duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nhật, trong bối cảnh chính quyền Trump đề nghị các nước đồng minh đóng góp nhiều hơn cho việc duy trì an ninh chung, Nikkei đưa tin tối thứ Hai ((5/10).

    Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước dự kiến sẽ gặp nhau qua hội nghị truyền hình vào đầu tuần này. Vấn đề cần thảo luận là chia sẻ gánh nặng tài chính cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, bắt đầu từ năm tài chính 2021, với mục đích đạt được một thỏa thuận mới vào cuối năm nay.

    Ở châu Á, bên cạnh Nhật, Washington cũng đang đàm phán với Hàn Quốc về việc chia sẻ tài chính để duy trì khoảng 28.000 quân Mỹ ở nước này. Các cuộc đàm phán giữa Mỹ-Hàn vẫn chưa đi đến thống nhất.

    Chuyên gia Trung Quốc vạch chiến thuật đối phó UAV của Mỹ


    Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ trong cuộc tập trận Northern Strike 2019 (ảnh: Air National Guard/Wikimedia Commons).

    Sau khi Mỹ tập trận máy bay không người lái (UAV) mô phỏng tấn công đảo. Chuyên gia quân sự Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch để đối phó.

    Theo SCMP, Zhou Chenming, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh cho biết biện pháp để đối phó với UAV là tìm cách bắn hạ ít nhất một chiếc, sau đó thu thập dữ liệu rồi phản công. Ông Zhou cho hay:

    “Quân đội Trung Quốc có thể xác định vị trí căn cứ của UAV sau khi bắn hạ nó và thu thập dữ liệu. Biện pháp đối phó hiệu quả nhất là tấn công phá hủy căn cứ và tiêu diệt toàn bộ số UAV tại đó”.

    Tuyên bố được Zhou đưa ra sau khi tạp chí Không quân Air Force, có trụ sở tại Mỹ, đưa tin quân đội nước này tổ chức một cuộc diễn tập mô phỏng tấn công đảo ở California hồi tháng 9 với UAV MQ-9. Các binh sĩ Mỹ tham gia diễn tập đeo biểu tượng hình UAV MQ-9 chồng lên bản đồ Trung Quốc màu đỏ, hình ảnh bị truyền thông Bắc Kinh coi là động thái “khiêu khích”.


    Phù hiệu miêu tả một chiếc máy bay không người lái của Mỹ chồng lấn lên bản đồ Trung Quốc trên quân phục tập trận của lính Mỹ mới đây (ảnh chụp màn hình Twitter).

    Tạp chí Không quân Air Force cho biết cuộc diễn tập là sự kiện huấn luyện đầu tiên tập trung vào chiến thuật sử dụng UAV ở khu vực Thái Bình Dương, phù hợp với xu hướng rút dần hoạt động ở Trung Đông của quân đội Mỹ.

    Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc lo ngại Mỹ có thể sử dụng UAV như MQ-9 tấn công vào các đảo nhân tạo nước này bồi đắp và quân sự hóa trái phép trên Biển Đông


    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào