Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 1 tháng 10 năm 2020

    Chính quyền Trump có kế hoạch công bố điều tra về tiền tệ Việt Nam

    Chính quyền Trump dự định sẽ công bố điều tra về tiền tệ của Việt Nam thông qua mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974

    Cuộc điều tra, được thực hiện thông qua mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974, sẽ diễn ra sau khi Bộ Thương mại và Ngân khố vào tháng 8 xác định Việt Nam đã thao túng tiền tệ trong một vụ thương mại cụ thể liên quan đến lốp xe. Những người được yêu cầu giấu tên cho biết thông báo có thể được đưa ra sớm nhất trong tuần này,.

    “Các cơ quan hữu quan của Việt Nam hiện đang liên hệ với phía Hoa Kỳ để xác minh thông tin này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp giao ban tại Hà Nội khi được hỏi về bản tin của Bloomberg.

    Vị thế nhạy cảm

    Việt Nam có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ cao hạng thứ tư trong năm nay


    Việt Nam nằm trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Việt Nam năm nay đạt 34,8 tỷ đô la vào tháng 7, mức thâm hụt lớn thứ tư sau Trung Quốc, Mexico và Thụy Sĩ.

    Chính quyền Trump đã sử dụng mục điều tra 301 đối với Trung Quốc để áp dụng thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu trị giá hàng tỷ đô la, khơi mào cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

    Linda Liu, chuyên gia kinh tế tại Maybank Kim Eng Research Pte, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á “vướng vào cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc và Trump tức giận về việc thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại”. Ở Singapore. Cuộc điều tra “đã làm tăng khả năng Hoa Kỳ áp thuế đối với Việt Nam. Nhưng thuế quan có thể sẽ được nhắm mục tiêu và sản phẩm cụ thể, thay vì áp dụng đại trà. “

    “Phát súng cảnh báo” này đối với Việt Nam cũng có thể khiến các nền kinh tế khác trong khu vực như Thái Lan và Malaysia phải cảnh giác, bà nói.

    Hàn Quốc chính thức công bố Nepal là nguồn lao động chính trong việc thay thế nguồn lao động Việt trong năm 2021.

    Bộ lao động Hàn Quốc chính thức công bố Nepal là nguồn lao động chính trong việc thay thế nguồn lao động Việt trong năm 2021.

    Kể từ tháng 1/2021 các công ty, nhà máy, xí nghiệp, công trường, nông trại…. sẽ chính thức ngừng tuyển lao động Việt theo như nội dung của quyết định Nội các Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cuộc họp sáng này 12/9.
    Dựa trên tình hình thực tế Nepal là nguồn lao động dồi dào chịu khó chăm học hỏi có ý chí cầu tiến tương đồng với các công việc có tính kỉ luật cao ở Hàn Quốc.

    Theo cục lưu trú xuất nhập cảnh quyết định này của Nội các Chính phủ Hàn Quốc đưa ra dựa trên tình hình phạm tội tỉ lệ tội phạm vượt ngưỡng cho phép của người Việt.
    Hiện tại có khoảng 20,000 lao động Việt đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, có khoảng 4,000 du học sinh đang theo học tại Hàn Quốc. Trong số đó có đến 5,000 lao động Việt bất hợp pháp sinh sống trên lãnh thổ quốc gia Hàn Quốc chiếm tỷ lệ 1/5 số người Việt tại Hàn Quốc.

    Covid-19 : Số ca nhiễm tại Ấn Độ có thể đã vượt ngưỡng 60 triệu

    Hôm qua, 29/09/2020, cơ quan đặc trách phòng chống Covid-19 của Ấn Độ cho biết có thể đã có hơn 60 triệu người ở nước này bị nhiễm virus corona chủng mới, tức là nhiều gấp 10 lần số liệu chính thức.

    Theo các số liệu chính thức, trên tổng số 1,3 tỷ dân Ấn Độ, hiện có khoảng hơn 6,1 triệu người bị nhiễm Covid-19, nhiều nhất thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Nhưng theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho biết, theo kết quả một cuộc điều tra dựa trên các xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể, trong tháng 8, 1/15 số người trên 10 tuổi ở Ấn Độ đã nhiễm virus corona. Như vậy, số ca nhiễm trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều so với số liệu chính thức và có thể đã vượt quá 60 triệu.

    Hàng không mẫu hạm lớn nhất của Anh chuẩn bị tập trận ở Biển Đông?


    Hôm 29/9, nhà lập pháp Đảng Dân chủ Tiến bộ của Đài Loan là Vương Định Vũ (Wang Ting-yu) đã chia sẻ thông tin tình báo quân sự và ngoại giao liên quan đến Đài Loan. Ông cho biết vào tháng Một năm sau, tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ hợp tác với các đồng minh khác như Mỹ, Nhật phát động các cuộc tập trận chung trên Biển Đông. Ông cho rằng có thể thấy trước sự thất vọng và tức giận của Bắc Kinh.


    Ngày 29/9, ông Vương Định Vũ đăng trên Facebook rằng cho đến nay tàu sân bay HMS Queen Elizabeth R08 của Hải quân Anh là tàu chiến lớn nhất của Hải quân Anh, có thể chở tới 40 máy bay và trong vòng 1 pút có thể đưa 4 máy bay chiến đấu từ khoang chứa máy bay lên sàn đáp bay, tổng số máy bay trên tàu sân bay lên tới 14 chiếc F-35B và 8 máy bay trực thăng, là lực lượng hàng không lớn nhất trên tàu sân bay Anh kể từ năm 1983.

    Nhà lập pháp Đài Loan này cũng cho biết theo dự kiến thì tháng 1/2021, Queen Elizabeth ​​sẽ dẫn đầu nhóm hàng không mẫu hạm tấn công triển khai tuần tra ở Viễn Đông, điểm đến được cho là Biển Đông, và dự kiến ​​sẽ hợp tác với các đồng minh khác như Mỹ, Nhật để diễn tập quân sự ở Biển Đông.

    Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố lập liên minh toàn cầu chống Trung Quốc

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Hai (28/9) đã tuyên bố thành lập một liên minh toàn cầu để chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo the BL.

    Xuất hiện trên chương trình ‘Life, Liberty & Levin’ của đài Fox News hôm thứ Hai (28/9), ông Pompeo không ngần ngại khẳng định:

    “Mối đe dọa bên ngoài lớn nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong giai đoạn trung và dài hạn là mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập Cận Bình”.

    Khi trả lời phỏng vấn của người dẫn chương trình Mark Levin, ông Pompeo đã khẳng định rằng chính quyền Trump đã đạt được “tiến bộ thực sự” trong việc khiến các quốc gia ở xa như các nước ở Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ nhận ra “mối đe dọa hiện hữu đối với tự do và chủ quyền lãnh thổ của họ”.

    “Tôi đã đi khắp thế giới để đảm bảo rằng mọi quốc gia đều hiểu rằng đây không phải là vấn đề riêng giữa Mỹ và Trung Quốc [ĐCSTQ]. Đây là một thách thức [toàn cầu], và chúng ta cần đảm bảo rằng thế kỷ tiếp theo không phải là thế kỷ của Trung Quốc. Nó không thể là thế kỷ được kiểm soát bởi các chế độ đàn áp độc tài, mà là bởi các chế độ tin tưởng vào tính pháp quyền, sự tự do có trật tự và chủ quyền quốc gia như những nền tảng cốt lõi”, ông Pompeo chia sẻ.

    Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ cũng cho biết:

    “Hiện chúng tôi đã bắt đầu xây dựng liên minh toàn cầu để đẩy lùi [Bắc Kinh]”.

    Đảo ngược gần nửa thế kỷ với những chính sách sai lầm

    Tại sao ông Trump cắt ngang lời ông Biden là đúng ?

    Tại sao ông Trump cắt ngang lời ông Biden là đúng ?

    Nhiều người cho rằng cuộc tranh luận Trump - Biden tối 29/9/2020 như cái chợ. Báo đảng ta còn chỉ trích "tệ hơn các bà nội trợ gấu ó". Tuy nhiên tôi cho rằng một cuộc tranh luận chính trị khác với một cuộc đàm phán kinh doanh đôi bên cùng có lợi nên không thể ôn hoà để đi đến một thoả thuận chia sẻ lợi ích mà các chính trị gia - ứng cử viên - phải có chiêu trò, mưu mẹo để hạ gục đối phương giành toàn bộ quyền lực tổng thống về mình. Trong việc này, D. Trump là bậc thầy với 60 năm kinh nghiệm thương trường và 4 năm làm tổng thống.

    Trong chính trị, khi chúng ta tranh luận một điều gì đó thì cái kết mình muốn là đạt được phần thắng sẽ thuộc về mình và đối phương là kẻ bại trận. Do đó các bên phải dùng mọi cách luật pháp không cấm để tấn công đối phương kể cả cách đó người khác không thích.

    Chẳng hạn như tại sao ông Trump cắt ngang lời ông Biden nhiều lần? Có hai giả định

    1/ Ông Trump muốn gây sự phân tâm đối với ông Biden, trong khi ông già này vốn đã tỏ ra rất chậm chạp, lẩm cẩm, suy luận thiếu lô gíc.

    2/ Đề phòng ông Biden có người nhắc bài. Khi đó việc cắt ngang liên tục của ông Trump sẽ gây nhiễu loạn làm cho ông Biden và đội ngũ của ông luống cuống, rối trí.

    Quả thật, các phương tiện truyền thống Mỹ đã công bố nhiều ảnh cho thấy ông Biden có người nhắc bài.


    Rõ ràng chiến lược tranh luận của ông Trump đã có hiệu quả. Ông Biden thoạt đầu rất bình tĩnh, tự tin nhưng sau một hồi bị ông Trump tấn công thì đã mất đi sự điềm đạm như lúc đầu. Ông Biden đã không bắt được nhịp của câu hỏi và mất hoàn toàn khả năng tranh luận trong 30 phút cuối.

    Còn phần người điều khiển tranh luận, ông Wallace đã quá thiên vị mà chắc chắn ông Trump quá rõ điều này nên ông Trump phải dùng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, một đá chọi hai chim giống như một chiến binh giao đấu cùng lúc với hai đối thủ.

    Dư luận Mỹ đa phần đánh giá ông Trump đã giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tranh luận Trump - Biden tối 29/9/2020.

    Người Trung Quốc nghỉ lễ một tuần


    Hôm nay Trung Quốc kỷ niệm 71 năm Đảng Cộng sản bắt đầu nắm quyền — và Tết Trung thu, dịp lễ mà các vị hoàng đế ngày xưa từng làm lễ thờ mặt trăng. Đối với người dân Trung Quốc, ngày lễ kép này có nghĩa là một kỳ nghỉ “Tuần lễ vàng” kéo dài 8 ngày: lần đầu tiên kể từ đại dịch covid-19 khi nhiều người có thể thực sự thư giãn. Trung Quốc đã không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng nào trong nhiều tuần. Các chuyến bay và chuyến tàu trên các tuyến nội địa phổ biến đã bán hết vé do nhu cầu du lịch nước ngoài thấp (7 triệu người đi nước ngoài vào năm ngoái).

    Hơn 15 triệu người sẽ bay khắp Trung Quốc trong kỳ nghỉ này — nhiều hơn 10% so với năm ngoái, theo báo cáo của Qunar, một công ty du lịch trực tuyến. Tổng cộng sẽ có khoảng 600 triệu du khách. Con số này đã giảm gần một phần tư so với kỳ nghỉ năm ngoái. Nhưng để ngăn bùng dịch, các điểm du lịch đã giảm sức chứa. Hàng triệu người ở Trung Quốc sẵn sàng xếp hàng: nếu “chi tiêu trả thù” — chi lớn ngay sau khi các cửa hàng mở cửa trở lại — là xu hướng của mùa xuân, thì mùa thu này là “đi du lịch trả thù”.

    Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan leo thang

    Xung đột ở Nagorno-Karabakh lại bùng phát thành bạo lực, đe dọa đẩy Armenia và Azerbaijan vào chiến tranh toàn diện. Hơn 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa hai bên, bắt đầu từ 27 tháng 9, làm sống lại ký ức về cuộc chiến tàn phá khu vực này nhiều thập niên trước đó. EU, Mỹ và Nga đều đã kêu gọi ngừng bắn. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ cuộc tấn công của Azerbaijan nhằm chiếm lại tỉnh ly khai. (Nagorno-Karabakh có đa số dân tộc Armenia, và do lực lượng Armenia kiểm soát, nhưng được công nhận về mặt pháp lý là một phần của Azerbaijan. Người Armenia cũng chiếm lãnh thổ xung quanh của Azerbaijan).

    Thổ Nhĩ Kỳ cũng hỗ trợ đồng minh của mình với máy bay không người lái, hiện đang được dùng trong giao tranh, và được cho là đã triển khai lính đánh thuê Syria tới Baku, thủ đô của Azerbaijan. Nếu chiến sự leo thang hơn nữa, hoặc lan từ Nagorno-Karabakh đến Armenia, nó có thể buộc Nga phải can thiệp. Một cuộc xung đột bị lãng quên giờ đây có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột khu vực.

    EU có thể sẽ né xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ

    Thái độ hung hăng trong khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi các lãnh đạo EU hôm nay nhóm họp để thảo luận về sự can dự của họ trong một tranh chấp khác. Khối đang xem xét các biện pháp trừng phạt vì các hành động của quốc gia này ở đông Địa Trung Hải. Cyprus và Hy Lạp, cùng các nước khác, đã kêu gọi EU trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì những gì họ gọi là vi phạm chủ quyền biển liên tục bởi các tàu khoan và hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

    Để đạt được mục tiêu của mình, Cyprus đã chặn các lệnh trừng phạt của EU đối với các quan chức Belarus chịu trách nhiệm về cuộc bầu cử tổng thống gian lận của nước này và việc đàn áp người biểu tình. Dù vậy trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ dường như khó xảy ra vì nước này đã đồng ý nối lại với Hy Lạp các cuộc đàm phán bị ngừng từ 2016. Nhiều chính phủ châu Âu, vì muốn tránh căng thẳng mới với nước láng giềng rắc rối của mình, đang lặng lẽ thở phào nhẹ nhõm. Đối với cuộc họp hôm nay, EU xem ra sẽ làm điều tốt nhất khi đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ là lảng tránh.

    Ford bổ nhiệm giám đốc điều hành mới

    Người ta cho rằng Ford đã nhìn vào gương chiếu hậu khi chọn bổ nhiệm Jim Farley, một “anh chàng xe hơi” thích xe thể thao của những năm 1960, làm giám đốc điều hành. Hôm nay, ông sẽ kế nhiệm Jim Hackett, người có phong cách chậm rãi, trầm ngâm và có kinh nghiệm trong ngành nội thất văn phòng, một điều dường như không phù hợp để dẫn dắt công ty Mỹ bước vào tương lai của ngành sản xuất ô tô.

    Trên thực tế, Farley hoàn toàn năng động hơn và có bằng cấp công nghệ cao, điều rất quan trọng khi ngành chuyển từ xăng sang pin, cùng với việc bán các dịch vụ, chẳng hạn như chia sẻ xe và cuối cùng là xe tự động. Ông không chỉ lãnh đạo bộ phận công nghệ và chiến lược của Ford mà còn đưa hoạt động kinh doanh ở châu Âu trở lại trạng thái tốt, điều sẽ giúp ích cho ông trong việc khắc phục những thất bại hiện nay của Ford – lợi nhuận tụt và biên lợi nhuận giảm trong những năm gần đây. Ngoài việc thay cơ đổi vận hiện tại của công ty, ông Farley còn phải chứng minh hãng có tầm nhìn rõ ràng về con đường phía trước.

    Mỹ ngày càng giảm nhận người tị nạn

    Hàng năm, tổng thống có cơ hội quyết định xem liệu Tượng Nữ thần Tự do có xứng đáng với danh hiệu “người mẹ của những người lưu vong” hay không. Hôm nay, vào ngày đầu tiên của năm tài khóa, Donald Trump sẽ đặt mức trần giới hạn về số lượng người tị nạn được vào Mỹ, với sự tham vấn của Quốc hội (mặc dù quyết định thường đến muộn). Trong năm đầu tiên tại vị, ông Trump đã đặt mức trần thấp kỷ lục là 50.000, và tiếp tục giảm hơn nữa.

    Năm ngoái, mức giới hạn là 18.000, và việc tạm dừng tái định cư do covid-19 đồng nghĩa với số người tị nạn được thực nhận chỉ bằng một nửa con số đó. Mặc dù quota đang chạm ngưỡng thấp mới dưới thời tổng thống hiện tại, nhưng nó đã giảm trong nhiều thập niên (ngoài khoảng thời gian 10 năm kể từ giữa những năm 1980). Bốn mươi năm trước, mức trần là hơn 230.000 người. Cánh cửa vàng của nước Mỹ đang đóng lại.

    Exxon Mobil đầu tư nhà máy điện khí LNG hơn 5 tỷ USD tại Hải Phòng

    Hải Phòng đưa nhà máy điện khí LNG với quy mô lên đến hơn 4.500MW và tổng mức đầu tư gần 5,1 tỷ USD của Tập đoàn Exxon Mobil vào Quy hoạch điện lực quốc gia và dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2030.

    Báo Nhà nước Việt Nam dẫn nội dung buổi làm việc giữa Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink và loan tin ngày 1/10.

    Dự án tổ hợp khí LNG - điện Hải Phòng chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 có công suất 2.250MW đưa vào vận hành giai đoạn 2026 - 2027; giai đoạn 2 có công suất 2.250MW đưa vào vận hành giai đoạn 2029 - 2030.

    Tại buổi làm việc, Đại sứ Daniel J.Kritenbrink bày tỏ mong muốn lãnh đạo thành phố Hải Phòng quan tâm ủng hộ dự án tổ hợp khí LNG - điện Hải Phòng của Tập đoàn Exxon Mobil. Đồng thời ông cũng đưa ra đề nghị thành phố sớm có văn bản gửi Bộ Công Thương để hỗ trợ việc đưa dự án này vào Quy hoạch điện 7 điều chỉnh về phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam.

    Đài Loan sẽ tăng cường triệu tập quân dự bị


    Quân đội Đài Loan đang xem xét tăng tần suất gọi quân dự bị để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng này, một nguồn tin nói với Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan CNA hôm thứ Tư (30/9), theo Taiwan News.

    Theo đề xuất ban đầu, việc triệu tập quân dự bị sẽ diễn ra hàng năm và việc huấn luyện sẽ diễn ra trong vòng hai tuần, thay vì tần suất hai năm một lần và thời gian huấn luyện chỉ từ 5 đến 7 ngày như hiện tại, nguồn tin cho biết.

    Thông tin này được nguồn tin tiết lộ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát nói với truyền thông một ngày trước đó rằng, Bộ của ông đang thực hiện các biện pháp để biến lực lượng dự bị quân sự của Đài Loan thành lực lượng dự phòng đáng tin cậy hơn, có thể giúp lực lượng chính quy thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo này.

    Kim hứa luôn sát cánh cùng Tập

    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tái khẳng định sự ủng hộ “bất biến” của chính quyền ông đối với chính quyền Trung Quốc trong thông điệp gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hãng truyền thông KCNA của Bắc Hàn đưa tin hôm thứ Năm (30/9), theo Yonhap.

    “Nhà lãnh đạo tối cao [Kim] cũng nhấn mạnh trong thông điệp rằng ông, đảng và nhân dân CHDCND Triều Tiên sẽ luôn đứng về phía Tổng bí thư [Tập], Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và nhân dân Trung Quốc trong hành trình tranh đấu để hoàn thành sự nghiệp chung là bảo vệ và làm rạng danh chủ nghĩa xã hội vốn đã phải trả giá bằng xương máu”, KCNA đưa tin.

    Thông điệp đề ngày 1/10 được gửi đi để chúc mừng nhà lãnh đạo Trung Quốc nhân kỷ niệm 71 năm ngày quốc khánh Đảng Cộng sản Trung Quốc, và trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng.

    Hạ viện Mỹ tiếp tục thông qua luật về Tân Cương

    Các nghị sĩ Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư (30/9) đã thông qua dự luật yêu cầu các công ty niêm yết tại Mỹ khai báo các liên kết thương mại nếu có với Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại Bắc Kinh dung túng việc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực này, theo SCMP.

    Nếu được ban hành, dự luật sẽ buộc các công ty niêm yết tại Mỹ phải kê khai trong báo cáo hàng năm rằng hàng hóa nhập khẩu của họ, hoặc thực thể liên kết với họ, có xuất xứ ở Tân Cương hay chứa nguyên liệu có nguồn gốc ở đó hay không. Đặc biệt phải khai báo rõ hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ các “trại lao động cưỡng bức” hay không và nếu có thì doanh thu mà các sản phẩm đó tạo ra là bao nhiêu.

    Việc nhập khẩu hàng hóa sản xuất bằng lao động cưỡng bức là trái phép ở Mỹ, những người ủng hộ dự luật hy vọng rằng việc tăng cường tính minh bạch về sự tham gia của các thực thể Mỹ trong chuỗi cung ứng có liên kết với Tân Cương sẽ nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề này và buộc các công ty phải cân nhắc lại chuỗi cung ứng của họ.

    TikTok phải ra đi nếu không đạt thỏa thuận với Oracle

    SCMP hôm nay đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết nếu thỏa thuận của TikTok với Oracle không thể đáp ứng các yêu cầu an ninh của Mỹ, ứng dụng chia sẻ video do Trung Quốc sở hữu sẽ bị cấm hoạt động tại đây.

    “Nếu thỏa thuận có thể được chốt theo các điều khoản của chúng tôi, chúng tôi sẽ cho phép nó tiếp tục hoạt động. Nếu không, nó sẽ bị đóng cửa”, ông Mnuchin cho biết tại một hội nghị nhà đầu tư do CNBC tổ chức hôm thứ Tư (30/9).

    “Tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề an ninh quốc gia. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ [phải] đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí an ninh quốc gia của chúng tôi ”, ông Mnuchin nói.

    “Tất cả mã code sẽ phải được chuyển cho Hoa Kỳ. Oracle sẽ chịu trách nhiệm xây dựng lại mã, làm sạch mã, đảm bảo mã an toàn trong dữ liệu đám mây của họ”, ông Mnuchin nói thêm.

    Khó khăn, làn sóng biểu tình ở Venezuela dâng cao

    Làn sóng biểu tình đã nổ ra trên khắp Venezuela khi người dân bất bình với tình trạng ngày càng thiếu hụt những thứ thiết yếu, từ điện, nước đến nhiên liệu và đồ gia dụng, The Guardian.

    Kể từ hôm Chủ nhật (27/9), hơn 100 cuộc biểu tình đã nổ ra ở ít nhất 17 trong số 23 bang của Venezuela, đôi lúc dẫn đến các cuộc giao tranh với cảnh sát chống bạo động.

    Không giống làn sóng biểu tình trước đây do phe đối lập tổ chức nhắm vào việc lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro, tình trạng bất ổn hiện tại phần lớn diễn ra bên ngoài Caracas và những người biểu tình không chủ đích kêu gọi thay đổi chính phủ một cách rõ ràng.

    Tuy nhiên, cảnh sát và các nhóm dân quân đô thị, gọi là các nhóm colectivos vốn bao gồm những thành phần thiên tả, đã được chính quyền triển khai để trấn áp các cuộc biểu tình. Nhiều người đã bị bắt giữ.


    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào