Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 19 tháng 11 năm 2020


    Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã lên đường tới Việt Nam

    Tòa Bạch Ốc thông báo, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien đã lên đường đến Việt Nam và Philippines để thảo luận về hợp tác an ninh khu vực.

    Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) thông báo trên Twitter sáng 19/11 (giờ VN): "Cố vấn an ninh quốc gia Robert C. O’Brien đã lên đường ngày hôm nay để thăm Việt Nam và Philippines, nơi ông sẽ gặp các lãnh đạo cả hai nước để tái khẳng định sức mạnh quan hệ song phương và thảo luận hợp tác an ninh quốc gia".

    Tại Việt Nam, ông O’Brien dự kiến sẽ có các cuộc gặp cấp cao với một số bộ trưởng. Theo hãng tin Bloomberg, vào ngày 21/11, cố vấn Mỹ sẽ có cuộc gặp với các quan chức an ninh Việt Nam và dự kiến phát biểu trước các sinh viên tại Đại học Quốc gia ngày 22/11.

    Sau chuyến thăm Việt Nam, ông O’Brien sẽ đến Philippines vào cuối ngày 22/11 và gặp các quan chức an ninh nước này ở thủ đô Manila.

    Ông Kevin McCarthy tái đắc cử Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện


    Hôm thứ Ba, Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy được nhất trí bầu làm lãnh đạo đảng Cộng hòa (phe thiểu số) của Hạ viện nhiệm kỳ tiếp theo.

    Đảng Cộng hòa đã giành được thêm ít nhất tám ghế ở Hạ viện sau cuộc bầu cử, và con số đó có thể tăng thêm vì một số ghế vẫn chưa được công bố.

    Bất chấp dự đoán của những lần thăm dò ý kiến, kết quả bầu cử được nhiều người cho là một thành công của đảng Cộng hòa và dọn đường cho ông McCarthy tiếp tục giữ chức lãnh đạo phe thiểu số trong hai năm nữa.

    Đảng Dân chủ vẫn chiếm đa số tại Hạ viện, tuy nhiên khoảng cách đã thu hẹp đáng kể.

    Hiện ông McCarthy được cho là đang nhắm đến vị trí tiềm năng trở thành Chủ tịch Hạ viện năm 2022.

    Ban lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện cũng tái đắc cử. Hạ nghị sĩ Steve Scalise sẽ tiếp tục nhiệm kỳ làm phó lãnh đạo thiểu số đảng Cộng Hòa. Hạ nghị sĩ Liz Cheney được bầu lại làm chủ tọa hội nghị và Hạ nghị sĩ Tom Emmer một lần nữa đứng đầu cơ quan quyền lực – Uỷ ban Quốc hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.

    TNS. Hawley: Facebook, Twitter và Google hợp tác kiểm duyệt ngôn luận

    Ngày 17/11, tại phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ về kiểm duyệt mạng xã hội, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã có buổi đối chất. Ông Josh Hawley chỉ ra rằng Facebook đã sử dụng công cụ nội bộ hợp tác với Google và Twitter để tiến hành kiểm duyệt các cá nhân, trang web và tài khoản.

    Ông Hawley nói rằng Facebook đã sử dụng một công cụ nội bộ có tên là “Tasks”, vốn dùng để cải thiện quy trình làm việc của nhân viên, hợp tác với Google và Twitter để đồng loạt kiểm duyệt người dùng trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, Facebook còn sử dụng một công cụ nội bộ khác có tên là “Centra” để theo dõi người dùng cho dù họ truy cập ở chế độ ẩn danh.

    Ông Hawley đã trình chiếu một ảnh chụp màn hình của công cụ Tasks trong phiên điều trần. “Tôi nhận thấy rằng công cụ Tasks cũng hiển thị hồ sơ đánh giá của Google và Twitter. Vì vậy, tôi cho rằng Facebook đã nối thông với Google và Twitter, đồng thời rút ra các đề xuất của họ liên quan đến kiểm duyệt ngôn luận để áp dụng chúng trên nền tảng Tasks. Bằng cách này, Facebook có thể hợp tác hiệu quả với hai công ty kia để tiến hành kiểm duyệt ngôn luận.”

    Cùng ngày điều trần (17/11), ông Hawley đã đăng một ví dụ về công cụ Tasks trên Twitter. Ông đăng trên Twitter rằng: “Người tố giác báo với tôi rằng Facebook đang sử dụng hệ thống quản lý dự án nội bộ Tasks có liên kết với Twitter và Google để kiểm duyệt ngôn luận”.

    Wisconsin nêu điều kiện: Muốn kiểm lại phiếu TT Trump phải trả trước 7.9 triệu USD


    Ủy ban Bầu cử Wisconsin từ chối kiểm phiếu lại trên toàn tiểu bang trừ khi Tổng thống Donald Trump trả trước cho họ 7,9 triệu đô la. Đó là ước tính chi phí do các thư ký quận Wisconsin đệ trình, theo The Gateway Pundit ngày 16/11.

    “Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ có hay không việc tái kiểm phiếu”, Meagan Wolfe, quan chức bầu cử của Wisconsin, cho biết. “Nhưng chúng tôi muốn những cử tri của Wisconsin biết rằng chúng tôi đã sẵn sàng”.

    Breaking 911 báo cáo rằng “một phần của sự ‘sẵn sàng’ đó bao gồm việc đòi thu đủ chi phí kiểm phiếu ước tính từ tất cả 72 quận và tập hợp chi phí ước tính toàn tiểu bang, khoản tiền này phải được thanh toán trước khi bất kỳ cuộc tái kiểm phiếu nào có thể bắt đầu”.

    Wolfe nói rằng nếu chi phí thực tế rẻ hơn chi phí ước tính, Tổng thống Trump sẽ nhận được khoản hoàn trả cho khoản chênh lệch.

    Người biểu tình Thái Lan xuống đường bất chấp bạo lực
    .

    Hàng nghìn người biểu tình Thái Lan đổ ra đường phố thủ đô Bangkok hôm 18/11, bất chấp tình trạng bạo lực tệ hại nhất trong nhiều tháng, theo Reuters.

    Tin cho hay, một ngày trước đó, cảnh sát đã sử dụng vòi rồng và hơi cay nhắm vào họ, làm ít nhất 55 người bị thương.

    Kể từ tháng Bảy, các cuộc biểu tình do những người trẻ tuổi tổ chức đã gây ra thách thức lớn nhất cho chính quyền trong nhiều năm.

    Theo Reuters, họ yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ nhiệm, thảo hiến pháp mới và tiến hành cải tổ nhằm kiềm chế quyền lực của hoàng gia.

    “Chúng ta sẽ phản đối một cách ôn hòa”, Reuters dẫn lời Panusaya “Rung” Sithijirawattanakul nói trước người biểu tình ở trung tâm Bangkok.

    “Việc sử dụng bạo lực đối với người dân và những người trẻ tuổi là điều không thể chấp nhận được”.

    Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan nói với các phóng viên rằng chính phủ xin lỗi vì có người bị thương và muốn các cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa.

    Theo Reuters, không có dấu hiệu bất ổn hôm 18/11, nhưng người biểu tình mang theo các con vịt bơm hơi dùng ở bể bơi để làm vật ngăn vòi rồng và hơi cay của cảnh sát.

    Cảnh sát được dẫn lời nói rằng hơn 6 nghìn người tham gia cuộc biểu tình.

    Tiếp tục phát hiện lỗi phiếu bầu tại bang Geor
    gia.

    Chủ tịch Đảng Cộng hòa tại bang này cho hay, một người giám sát tên David Shafer đã phát hiện ra 9.626 phiếu bầu lỗi trong cuộc kiểm phiếu thủ công của Hạt DeKalb. Theo ông Shafer, các sai sót nếu không được phát hiện, thì về cơ bản sẽ giúp Biden đủ số phiếu bầu để “hủy bỏ những lợi ích của Trump”, theo Breitbart.

    Ông Trump trả tiền để kiểm phiếu lại tại bang Wisconsin.

    Huffpost đưa tin, Hôm thứ Tư (18/11), Ủy ban bầu cử Wisconsin cho biết Tổng thống Trump sẽ trả 3 triệu đô la để kiểm lại một phần phiếu bầu ở bang này nhưng chưa rõ ông muốn đếm lại phiếu ở những hạt nào. Chiến dịch của ông Trump thông báo họ sẽ nộp đơn đề nghị kiểm lại phiếu trước 5h chiều thứ Tư.

    52% đảng viên Cộng hòa tin TT Trump thắng hợp pháp. Một cuộc thăm dò ​​của Reuters / Ipsos đã công bố kết quả này vào ngày thứ Tư (18/11). Cuộc thăm dò còn cho thấy, 68% đảng viên đảng Cộng hòa cho biết họ lo ngại rằng cuộc bầu cử đã bị “gian lận”, trong khi con số này bên đảng Dân chủ là 16%. Cuộc khảo sát này được thực hiện từ ngày 13 đến ngày 17/11 với 1.346 người Mỹ được hỏi, theo Reuters.

    Tỷ phú Bill Gates rất có thể đã thuê người BLM kiểm phiếu.


    Theo Natural News, tỷ phú Mỹ đã thuê những người thiên tả và thường có hành vi liều lĩnh này để đảm bảo ứng viên Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Theo NBC News, tháng 9, The Campus Vote Project (Dự án Bỏ phiếu Campus) – một nhóm phi đảng phái đã nỗ lực tuyển dụng những người trẻ da đen làm việc tại các phòng bỏ phiếu. Việc tuyển dụng chủ yếu tập trung ở 10 tiểu bang chiến trường.

    Bộ phận kiểm duyệt của Facebook sẽ bị kiện
    .

    Cây viết Candace Owens đang chuẩn bị các bước cho vụ kiện này nhằm phơi bày các hành vi kiểm duyệt nội dung của Facebook. Bước đầu tiên, Owens đang tìm cách liên hệ với các luật sư nổi tiếng, những người sẽ đại diện cho cô trước tòa. Owens cho biết trong một video đăng trên Twitter: “Đã đến lúc xem xét những người kiểm duyệt“, theo The BL.

    California: Hai người bị buộc tội giả mạo 8.000 phiếu bầu phải đối mặt với 15 năm tù

    Các lá phiếu gửi bằng thư được vận chuyển từ Cơ quan đăng ký phiếu bầu trước khi gửi tới các cử tri Santa Ana, California, Hoa Kỳ ngày 5/10/2020 (ảnh: Reuters).

    Hôm 17/11, Văn phòng Biện lý Quận Los Angeles, tiểu bang California tuyên bố rằng đã bắt được hai người đàn ông có liên quan đến giả mạo phiếu bầu cử tri từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay. Trong thời gian này, hơn 8.000 đơn đăng ký cử tri gian lận đã được gửi đi.

    Công tố viên đang buộc tội gian lận và các tội danh khác, hoặc họ sẽ phải đối mặt với mức án 15 năm tù, theo Sound of hope.

    Theo Washington Times, hai nghi phạm là Carlos Antonio De Bourbon Montenegro 53 tuổi và Marcos Raoul Arevalo 34 tuổi, cả hai đã gửi những lá phiếu gian lận thay mặt cho 8.000 người vô gia cư kể từ tháng 7/2020. Tuần trước, cả hai đã bị cáo buộc 41 tội danh.

    Theo tuyên bố của chính quyền, cả hai sẽ phải đối mặt với một tội danh âm mưu lừa đảo cử tri, 4 tội danh lừa đảo cử tri, 4 tội danh mua và cung cấp tài liệu giả mạo hoặc giả mạo, và 4 tội danh nhẹ hơn.

    Văn phòng Biện lý quận chỉ ra rằng Montenegro phải đối mặt với 10 tội danh khác về gian lận phiếu bầu, 7 tội danh mua sắm và cung cấp tài liệu giả mạo hoặc giả mạo, 2 tội danh khai man và 5 tội danh nhẹ hơn.

    Nếu bị kết tội, Montenegro sẽ phải đối mặt với 15 năm 8 tháng tù, và Arevalo đối mặt với 7 năm tù.

    Dominion xác nhận có đóng góp cho Quỹ Clinton


    Kiểm phiếu tại Trung tâm TCF một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, ở Detroit, Michigan (ảnh: Reuters).

    Công ty Hệ thống bỏ phiếu Dominion bác bỏ các cáo buộc về việc thay đổi phiếu bầu có lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Mỹ ngày 3/11, nhưng công ty xác nhận đã quyên góp cho Quỹ Clinton do hai vợ chồng Bill và Hillary Clinton điều hành, và cũng không tranh cãi rằng công ty đã thuê nhân viên cũ của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi làm vận động hành lang, theo Epoch Times.

    Các cáo buộc đối với Công ty Dominion bao gồm, một cuộc đột kích vào máy chủ của công ty đặt tại Đức, mối quan hệ với Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein thuộc Đảng dân chủ bang California.

    Tuy Dominion đã bác bỏ các cáo buộc này, nhưng công ty xác nhận đã quyên góp cho Quỹ Clinton do 2 vợ chồng Bill và Hillary Clinton điều hành, và cũng không bác bỏ thông tin công ty này đã thuê một cựu nhân viên của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để vận động hành lang.

    Trong một tuyên bố dài vào tuần trước, nhà cung cấp hệ thống bỏ phiếu Dominion lần đầu tiên lên tiếng bác bỏ rằng, họ không có quan hệ gì với Smartmatic – một nhà sản xuất phần mềm bỏ phiếu khác. Tuy nhiên, Dominion xác nhận rằng 2 công ty đã làm việc cùng nhau ở Philippines và họ đã mua một số tài sản từ công ty Sequoia liên kết với Smartmatic vào khoảng 10 năm trước.

    Công ty Dominion cũng cho biết thêm rằng, 2 công ty đã có tranh chấp pháp lý. Một số quan chức chiến dịch của Tổng thống Trump (TT Trump) đã tuyên bố trong các cuộc phỏng vấn gần đây rằng, Smartmatic có liên hệ với Dominion.

    Công ty Dominion đã trở thành tâm điểm của tranh cãi kể từ ngày bầu cử 3/11, sau khi kết quả bỏ phiếu tại hạt Antrim của tiểu bang Michigan cho thấy ông Joe Biden giành chiến thắng trước TT Trump nhưng sau đó kết quả lại đảo ngược. Việc đảo chiều kết quả này theo sau việc các quan chức hạt phát hiện ra lỗi không cập nhật phần mềm kiểm phiếu của nhân viên.

    Công ty Dominion xác nhận đã quyên góp tiền trong hội nghị Sáng kiến ​​toàn cầu Clinton (Clinton Global Initiative) vào năm 2014, nhưng khẳng định “không có mối quan hệ sở hữu công ty với bất kỳ thành viên nào của gia đình bà Pelosi, gia đình Feinstein hoặc Sáng kiến ​​Toàn cầu Clinton, Smartmatic, Scytl, hoặc bất kỳ mối quan hệ nào với Venezuela”.

    Máy kiểm phiếu Dominion: ‘Xuất sinh’ ở Canada nhưng chưa bao giờ được mang ra sử dụng ở Canada

    Hệ thống kiểm phiếu Dominion được sử dụng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm nay vốn là của công ty Canada. Tuy nhiên, mới đây, công ty bầu cử Canada tuyên bố rằng, Canada chưa bao giờ sử dụng hệ thống này vào bầu cử của nước họ, theo SOH.

    Dominion được thành lập tại Canada vào năm 2003 và có trụ sở chính tại Toronto. Công ty này đã được liệt kê là một trong 50 công ty công nghệ phát triển nhanh nhất Canada trong 5 năm liên tiếp nhưng chưa bao giờ lọt vào “hệ thống bỏ phiếu quan trọng” của chính phủ Canada .

    Những ngày vừa qua, công ty máy bỏ phiếu Dominion của Canada đã vướng vào một vụ bê bối liên quan đến gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 tại Mỹ. Theo báo cáo, Dominion là một trong ba công ty tại thị trường Hoa Kỳ cung cấp thiết bị và phần mềm quét và kiểm phiếu.

    Hôm 16/11, Twitter chính thức của Elections Canada, chịu trách nhiệm về các vấn đề bầu cử của chính phủ Canada, cho biết: “Công ty Bầu cử Canada từ trước tới giờ không sử dụng hệ thống kiểm phiếu Dominion. Chúng tôi đếm phiếu giấy bằng tay trước mặt những quan sát viên và chúng tôi chưa bao giờ sử dụng máy bỏ phiếu hoặc kiểm phiếu điện tử trong lịch sử 100 năm qua của mình. Máy bỏ phiếu hay bảng điện tử chưa bao giờ được sử dụng để kiểm phiếu”.

     

    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào