Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 13 tháng 11 năm 2020

    Võ Thái Hà tóm lược

    ASEAN họp trực tuyến

    Các nhà ngoại giao châu Á tạm dừng công việc vào cuối tuần này. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á sẽ tổ chức trực tuyến cuộc gặp hai lần một năm vào thứ Năm, và thảo luận về biến đổi khí hậu, thương mại, an ninh và covid-19. Nhóm dự kiến ​​sẽ khởi động một quỹ coronavirus khu vực và một nguồn dự trữ y tế chung cho các tình huống khẩn cấp trong tương lai.

    Vào Chủ nhật, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ được ký kết bởi mười quốc gia thành viên ASEAN, cùng với Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Mặc dù Ấn Độ đã từ bỏ thỏa thuận, RCEP vẫn sẽ là hiệp ước thương mại khu vực lớn nhất thế giới, với các nước tham gia tạo ra đến một phần ba GDP toàn cầu. Người Đông Nam Á háo hức mong đợi sự thịnh vượng mà RCEP hứa hẹn, trong khi lo ngại nó sẽ giúp Trung Quốc củng cố vị thế trong khu vực lân cận. Nhiều người kỳ vọng nước Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden kiểm soát Trung Quốc bằng cách tái gia nhập một khối thương mại lớn khác, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

    Anh Quốc có kế hoạch điều tàu sân bay đến vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương

    Vào thượng tuần tháng 10, lần đầu tiên nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đã tập hợp lại và bắt đầu hoạt động tại vùng Biển Bắc (hay Bắc Hải - North Sea). Trong thông cáo ngày 05/10/2020, Hải Quân Hoàng Gia Anh khẳng định đây là nhóm tác chiến châu Âu lớn nhất và hùng mạnh nhất từ gần 20 năm nay. Điều đáng chú ý là, theo các nguồn tin báo chí, Anh Quốc đã có kế hoạch điều hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth đến vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương năm 2021.

    Kế hoạch triển khai hoạt động của Hải Quân Hoàng Gia Anh tại vùng Ấn Độ Thái Bình Dương cụ thể ra sao, liệu có suôn sẻ như mong đợi của Luân Đôn hay không ? Đây là một số câu hỏi đã được chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS tại Singapore phần nào giải đáp trong một bài phân tích đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 07/11/2020.

    Hàng loạt loại vắc-xin đạt tiến triển tốt

    Hôm thứ Hai, Pfizer và BioNTech, hai công ty dược phẩm sản xuất vắc xin chống covid-19, thông báo sản phẩm của họ dường như có hiệu quả hơn 90%. Trong vòng vài tuần, các công ty sẽ có dữ liệu cần thiết để cấp phép khẩn cấp cho phép lưu hành nó. Tin này làm cả thế giới phấn khởi. Nhiều người trong ngành đều cho rằng đến thời điểm này hiệu quả 70% đã là tốt nhất rồi. Nga và Trung Quốc công bố các ứng viên đầy triển vọng. Trong khi các loại vắc xin cạnh tranh cũng đang tiến triển tốt.

    Kết quả của Pfizer-BioNTech làm tăng xác suất rằng ít nhất một trong các loại vắc xin sẽ chứng minh được hiệu quả. Họ cũng chỉ ra rằng vắc xin sử dụng RNA thông tin có thể hoạt động. Đó là tin tốt cho Moderna, một nhà phát triển vắc xin khác bằng kỹ thuật tương tự. Các thử nghiệm cũng cho thấy việc nhắm mục tiêu vào “protein tăng đột biến” của coronavirus, như những người khác làm, mang lại hiệu quả. Vẫn còn đó những thách thức lớn khi triển khai. Nhưng với rất nhiều sự lựa chọn, hoàn toàn có thể lạc quan.

    G20 và chương trình tái cấu trúc nợ cho các nước nghèo

    Hôm nay, các bộ trưởng tài chính G20 sẽ cố gắng tìm cách giúp đỡ các nước nghèo nhất thế giới, nhiều trong số đó đã bị đè bẹp bởi đại dịch và gánh nặng nợ nần. Viện Tài chính Quốc tế, một nhóm công nghiệp, tính toán rằng 35 trong số các nước châu Phi nghèo nhất sẽ có tỷ lệ nợ công trên GDP trung bình là 480% trong năm nay.

    Một số khoản nợ này cần được xóa. Để đảm bảo xóa nợ đòi hỏi sự phối hợp giữa các chủ nợ khác nhau, đặc biệt là Trung Quốc, nước có thể nhận tới hơn 40% các khoản thanh toán nợ toàn cầu trong năm 2021. Vì vậy, G20 đang cố gắng tạo ra một khuôn khổ đối xử chủ nợ bình đẳng và đảm bảo không ai phải lo ngại sự hào phóng của họ chỉ để lót túi cho kẻ khác. Nếu thành công, một số người kỳ vọng khuôn khổ cuối cùng sẽ được áp dụng cho các nước giàu hơn nhưng cũng cần được xóa nợ. Nhưng vẫn chưa: các chủ nợ sẽ không hào phóng hết một lượt.

    Ethiopia đứng trước nguy cơ nội chiến

    Cuộc hành quân dài của quân đội theo lệnh thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed tiến vào khu vực phía bắc Tigray hiện đã bước sang ngày thứ mười. Tuần trước, Abiy ra lệnh hành động quân sự chống lại đảng cầm quyền của Tigray, Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF), để đáp trả điều mà ông tuyên bố là một “cuộc tấn công” vào một doanh trại quân đội liên bang gần thủ phủ bang này. Giờ đây ông tuyên bố sẽ lật đổ TPLF và thành lập một chính quyền chuyển tiếp quản lý khu vực.

    Trong vài ngày qua, hàng trăm người đã chết trong các cuộc giao tranh dọc theo biên giới Tigray, và khoảng 11.000 người Ethiopia đã chạy sang nước láng giềng Sudan. Máy bay chiến đấu của liên bang đang tấn công kho vũ khí và nhiên liệu, mặc dù TPLF – vốn tự hào có hỏa lực đáng kể – tuyên bố đã bắn hạ ít nhất một trong số chúng. Ông Abiy khẳng định đây là một “chiến dịch thực thi pháp luật” đơn giản chống lại một “chế độ quân đội” phản loạn, và không phải một cuộc chiến toàn diện. Nhưng ngày qua ngày hai khái niệm này càng đan xen vào nhau.

    Moldova bầu tổng thống

    Có quá nhiều người Moldova đã di cư đến nỗi các lá phiếu của cộng đồng kiều bào sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử tổng thống vào Chủ nhật. Cuộc đua sít sao nhưng có vẻ nghiêng về Maia Sandu, người nổi tiếng là một nhà vận động chống tham nhũng thực thụ. Trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử, tổng số phiếu của cộng đồng kiều bào là 11%. Phần lớn trong số họ bầu cho bà. Trước đây, bà Sandu xuất hiện như một nhân vật lạnh lùng và, ở một đất nước của những định kiến truyền thống, đối thủ gọi khống lên rằng bà là đồng tính nữ.

    Bà phủ nhận điều này và cố gắng mở rộng liên minh của mình bằng cách tích cực vận động những người nói tiếng Nga, bên cạnh đa số nói tiếng Romania. Nếu đánh bại Igor Dodon, người đương nhiệm thân Tổng thống Nga Vladimir Putin, bà sẽ tìm cách giải tán quốc hội và củng cố quyền lực bằng cách giành quyền kiểm soát chính phủ. Đó sẽ là một tia hy vọng cho vùng đất tham nhũng và thường hay bị quên lãng này của Châu Âu.

    Nhật -Úc ký thỏa thuận hợp tác quân sự.

    Theo đó, thỏa thuận này tạo điều kiện cho các cuộc tập trận quân sự chung giữa hai nước, nhằm tăng cường quan hệ đối tác và thể hiện sự đoàn kết chống lại chủ nghĩa bành trướng trên biển của chính quyền Trung Quốc.

    Anh cáo buộc Trung Quốc phá hiệp ước song phương.

    Hôm thứ Năm (12/11), London nói Bắc Kinh thực hiện điều này thông qua việc áp đặt các quy tắc để loại những nghị sĩ được người dân Hồng Kông bầu chọn, đồng thời cảnh báo chính quyền Trung Quốc rằng chính phủ Anh sẽ có phản ứng bằng các lệnh trừng phạt.

    TT Trump ký lệnh chấm dứt đầu tư vào các công ty dính líu đến quân đội Trung Quốc

    Tổng thống Donald Trump ngày 12/11 đã ban hành lệnh hành pháp chấm dứt đầu tư vào các công ty Trung Quốc có dính líu với quân đội Trung Quốc, vì lo ngại an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Hoa Kỳ bị đe dọa, theo The Epoch Times.

    Động thái trên đưa ra sau trong bối cảnh ngày càng gia tăng những quan ngại về việc các quỹ hưu trí tại Mỹ đổ nhiều tiền vào các công ty nước ngoài ủng hộ chế độ độc tài chuyên chế Trung Quốc. Lệnh này nhắm vào các công ty quân đội Trung Quốc, bao gồm cả những doanh nghiệp đã bị Ngũ Giác Đài hồi tháng 6 và tháng 7 năm nay liệt vào danh sách công ty có liên kết với quân đội Trung Quốc.

    Sắc lệnh nêu rõ: “Bắc Kinh đang ngày càng khai thác nguồn vốn của Hoa Kỳ để cung cấp và cho phép phát triển và hiện đại hóa quân đội, tình báo và các bộ máy an ninh khác của nước này”.

    Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua chiến lược quốc gia hung hăng mang tên Liên hiệp Quân đội – Dân sự, sử dụng các công ty Trung Quốc để gia tăng sức mạnh cho Quân Giải phóng Nhân dân (PLA).

    “Đồng thời, những công ty đó huy động vốn bằng cách bán chứng khoán cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ giao dịch trên các sàn giao dịch công khai cả ở trong và nước ngoài”, sắc lệnh cho biết thêm.

    Bộ Quốc phòng Mỹ năm nay đã chỉ định 31 công ty Trung Quốc là công ty quân sự Trung Quốc hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp tại Hoa Kỳ, bao gồm cả những công ty do PLA sở hữu hoặc kiểm soát.

    Giáo hoàng Phanxicô gửi lời chúc tới ông Biden.

    Bất chấp bầu cử Mỹ vẫn chưa kết thúc và phe Dân chủ đang phải đối mặt với hàng loạt bằng chứng gian lận phiếu bầu, người đứng đầu Vatican đã gửi lời “chúc mừng và an lành” tới “Tổng thống đắc cử” Joe Biden trong cuộc điện đàm hôm thứ Năm (12/11).

    Thêm cáo buộc gian lận phiếu ở Michigan. Trung tâm Tư pháp Great Lakes đã thuật lại lời khái của nhân chứng là các nhân viên phòng phiếu nói rằng “khoảng 40.000” phiếu bầu không an toàn đã được các phương tiện đáng ngờ đưa đến cơ sở kiếm phiếu duy nhất ở thành phố Detroit. Great Lakes cho biết, lô phiếu này được “đếm bằng miệng và chỉ chuyển kết quả cho ứng viên của đảng Dân chủ”.

    Luật sư của ông Trump tố cáo Bắc Kinh can thiệp bầu cử. Ông Lin Wood vừa tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm việc này bằng hệ thống máy kiểm phiếu Dominion, vốn có xuất xứ từ Trung Quốc.

    Luật sư chiến dịch TT Trump tố Trung Quốc can thiệp bầu cử bằng máy đếm phiếu bầu Dominion

    Luật sư vận động tranh cử của TT Trump, ông Lin Wood vừa tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 bằng hệ thống máy kiểm phiếu Dominion, vốn có xuất xứ từ Trung Quốc. 

    Tờ The Gateway Pundit đã báo cáo về hệ thống đếm phiếu bầu Dominion và nguy cơ đối mặt với khả năng gian lận cử tri của hệ thống này. Hãng tin NBC cũng báo cáo, sau khi điều tra Dominion, họ đã đi đến kết luận rằng hoàn toàn có khả năng hack vào hệ thống kiểm phiếu này.

    Tờ 100percentfedup nhận định, đây là một tin tức chấn động, xuất hiện không lâu sau khi Tổng thống Trump tweet một thông điệp vào đêm trước liên quan đến hệ thống bỏ phiếu Dominion.

    Trong dòng tweet, ông đã đặt nghi vấn hệ thống Dominion là một cách thức để thay đổi kết quả bầu cử. 

    Ông Wood sau đó đã đăng một loạt các dòng tweet chấn động khẳng định Trung Quốc đứng sau tình trạng gian lận bầu cử này:

    Ông Lin Wood cảnh báo Trung Quốc đang tấn công nước Mỹ bằng COVID và Dominion:

    Giấc mơ Mỹ sẽ KHÔNG BAO GIỜ bị phá hủy bởi ĐCSTQ.

    Nước ta đang có chiến tranh với ĐCSTQ. Một trận chiến chính tà. Họ đã tấn công chúng ta bằng COVID & DOMINION.

    Ông Trump nói 2,7 triệu phiếu bầu cho ông bị hủy. Hôm thứ Năm (12/11) người đứng đầu Chính phủ Mỹ nói rằng số phiếu này bị hủy bởi phần mềm của máy kiểm phiếu Dominion xuất xứ Trung Quốc.

    Bang Pennsylvania tiếp tục bị tố gian lận phiếu bầu. Luật sư Rudy Giuliani hôm thứ Tư (11/11) cáo buộc khoảng 650.000 lá phiếu bất hợp pháp đã được đếm ở thành phố Philadelphia và Pittsburgh thuộc bang chiến địa Pennsylvania, nơi truyền thông cánh tả loan tin rằng ông Biden đã giành chiến thắng.

    Giám đốc NASA sẽ từ chức nếu Biden đắc cử Tổng thống Mỹ

    Giám đốc điều hành NASA Jim Bridenstine nói rằng, ông sẽ rời NASA nếu Joe Biden đắc cử tổng thống. Bridenstine cho rằng, những điều mà NASA có được và mang lại lợi ích cho xã hội có “quan hệ thân thiết với vị tổng thống của đất nước”, đồng thời người đứng đầu NASA phải hoàn toàn được chính quyền tin tưởng, theo Slash Gear.

    “Tôi nghĩ rằng, tôi sẽ không hợp với chính quyền của Biden”, Bridenstine chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Aviation Week, đồng thời nói rằng những thành công của NASA dưới sự lãnh đạo của ông là “nhờ vào chính quyền sở tại”.

    Sau cùng, giám đốc NASA cho biết thêm, quyết định này không liên quan đến chính trị, và tỏ ra vui mừng khi được Quốc hội ủng hộ chương trình Artemis.

    NASA đã làm việc không ngừng nghỉ trong chương trình Artemis để chuẩn bị cho sứ mệnh lên Mặt Trăng. Mục tiêu là đưa con người trở lại mặt trăng vào năm 2024. Cuộc thám hiểm Mặt Trăng lần này được xem như là bàn đạp để đưa con người lên sao Hỏa, nơi mà NASA đã đưa nhiều xe địa hình tới để nghiên cứu môi trường.

    Không có nhận xét nào