Header Ads

  • Breaking News

    Trần Hoài Thư – Dominion

     


    (Tác giả Trần Hoài Thư đã làm việc cho AT&T và IBM trong vòng 25 năm với nhiệm vụ: programming, software testing, và software security . )

    A Dominion ImageCast precinct-count optical-scan voting machine, mounted on a collapsible ballot box made by ElectionSource.

    Theo dõi tin tức thời sư về cuộc bầu cử hiện nay, Dominion được nhắc nhở rất nhiều bời phe tông thống Trump như là thủ phạm chính trong việc gian lận.
    Cách dây 3 năm. kẻ này có post một bài về ảnh hương khốc liệt của bit 1 và 0. Nó còn ghê gớm hơn thế nữa. Nay xin post lại:

    (bài này  dược posted vào tháng 1-2017)

    Tháng 1-2017, tôi có post bài post tựa đề “Sau Hacking đến gì”, để cảnh báo về những nguy hiểm đe dọa nhân loại từ cái thế giới Cyber này. Nay xin post lại những cảnh báo mà tôi đã gióng lên cách đây 6 năm, nay TT Trump mới đề cập là “space army” và viên chức NSA chánh thức gióng lên những nguy hiểm vô hình nhưng khốc liệt này:

    Sau Hacking đến gì ?
    (post lại bài post ngày 5 tháng 1-2017)

    Hiện nay, chúng ta nghe rất nhiều về Hack. Chính quyền Obama trục xuất 35 nhà ngoại gia Nga, đóng cửa hai cơ sở mà chính quyền cáo buộc là dính líu trong vụ Hack.

    Bài này không dính dáng gì đến vụ đột nhập để chôm những dữ kiện quan trọng mà tổng thống Obama đã cáo buộc chính phủ Nga, nhưng đưa lên một vấn đề khác, có tầm mức vô cùng nguy hiểm cho nhân loại, gây bởi computer. Bài này được viết và post cách đây 5 năm.

    …Ví dụ một tay programmer tài ba được giao viết một program bao gồm những phần hành trong việc bắn một hỏa tiễn đầu đạn hạch nhân, chẳng hạn khi nào bấm nút, khi nào phi đạn sẽ được phóng lên về mục tiêu, sau khi phóng lên, làm sao phi đạn được hướng dẫn, và hướng dẫn cách nào…

    Sau khi hắn viết xong, kết quả từ bước “development” sẽ được chuyển giao đến một bộ phận khác. Bộ phận này gọi là bộ phần test hay nôm na gọi là quality assurance – bảo đảm tốt chất lượng – để xem thử những yêu cầu được thỏa mãn không.

    Có điều giữa hàng triệu giòng của ngôn ngữ điện toán, ví dụ C, C++, hay Unix v.v… mà người programmer dùng để thảo những chương trình, người phụ trách thử ấy (tester) làm sao biết, có thể có một vài giòng được giả trang, giả hình, ngụy trang với một ý đồ đen tối nào đó. Người test chỉ thử kết quả (output) chứ không ngồi mà đọc từng giòng, từng chữ trong program do kẻ khác viết, để nêu ra tra vấn, truy nguyên tại sao. Trong nghề nghiệp chuyên môn, việc chạm tự ái kẻ khác là điều bất đắc dĩ.

    Mục đích của bài viết này là cố đưa mặt trái, mặt phải của điện toán.

    Computer chỉ là con chó tuân phục tuyệt đối. Chính những bộ óc mới lèo lái computer theo chỉ thị của con người.

    Cầu cho mọi sự tốt đẹp trôi qua trên quả đất này. Nhưng mà, nếu chúng ta tin ở luật tương đối, thì cái gì cũng tương đối. Nếu chẳng may, phần hành ấy lọt vào bộ óc của kẻ gian hay kẻ thù, thì chắc sẽ kinh hoàng cho cả loài người nếu hắn thảo ra một mệnh lệnh như sau:

    Nếu đúng vào ngày giờ xyz, backup !!! ( hit F5)

    Với con mắt trần của chúng ta, chúng ta nghĩ rằng, cái mệnh lệnh kia không có gì đáng để ý. Chỉ là click vào cái key F5 trên bàn phím để copy những dữ kiện trong máy và lưu vào một cái đĩa khác hay hard drive khác để đề phòng máy bị hư… Nhưng với kẻ gian, hắn có thể định nghĩa backup là “bắn”,”nổ”,”ngòi nổ nguyên tử chạm” v.v..

    Và dùng cái key trên bàn phím nào đó để che giấu những mệnh lệnh mà hắn thảo. Ai mà biết được!

    Có phải vậy không?

    https://tranhoaithu42.com/2020/11/24/dominion/

    Không có nhận xét nào