Header Ads

  • Breaking News

    TS Hoàng Anh Tuấn - Bầu cử TT và chính trị Mỹ: Một góc nhìn khác


    Phần 1

    Như thường lệ, buổi sáng cuối tuần của hai Ba con lại xoay chuyện bầu cử TT Mỹ. Có thể vì những cuộc trao đổi định kỳ này đã thành thói quen, hoặc so với sự kịch tính của cuộc bầu cử này thì những thứ khác trở nên "nhạt nhẽo", "vô vị" và "kém hấp dẫn".

    DAD (cười rạng rỡ, đắc ý): Thế nào đã biết tin vui về "Cụ" Biden "của Ba" chưa. Chiến thắng cầm chắc trong tay rồi đấy, Ba đang hình dung hai vợ chồng "Cụ" lãng mạn dắt tay nhau bước lên khán đài ngày 20/1 tới, đọc bài diễn văn nhậm chức TT thứ 46 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trước hàng trăm triệu người Mỹ, cùng lúc cả tỷ người trên thế giới ngước nhìn trầm trồ ngưỡng mộ người "chiến binh già'.

    DAUGHTER: Làm gì mà sớm vậy Ba, có thể ngày đó sẽ đến vì "cửa" cho cựu PTT Biden hiện cao hơn và thuận lợi hơn đương kim TT Trump khá nhiều, nhưng chưa phải lúc này.

    DAD (ngạc nhiên): Ơ thế con không theo dõi tin tức à. Đây này, toàn tờ báo lớn, chính thống hẳn hoi nhé, chứ không phải Fake News, như "lão Trump" của cô nói đâu nhé: New York Times này, CNN, Washington Post này, rồi MSNBC, ABC, cả BBC rồi the Guardian của Anh Quốc nữa nhé... Nhiều lắm.

    Tất cả đều đưa tin như nhau rằng TT Trump đã đồng ý để Nhóm nhận chuyển giao quyền lực (Transition Team) của ông Biden tiếp cận ngân khoản chuyển giao bước đầu 6,3 triệu USD của cơ quan Dịch vụ công (GSA) của Bà Emily Murphy đây. Không thừa nhận thua mà lại đồng ý thế à. Đây cô đọc đi, đọc đi.

    DAGHTER (rành rọt và bình tĩnh đến lạ kỳ): Con thật "chán" với Ba. Đáng ra những chỗ cho các cảm xúc bồng bột này phải là chỗ cho bọn con hay những đứa như thằng Tũn, chứ không phải những người như Ba. Để con nói cho Ba rõ ba điểm, chỉ ba điểm thôi..

    DAD: Ba thấy con ngang bướng quá chừng. Thông tin thì rành rành ra đấy lại còn cố bao biện, bao che cho "Thần tượng tóc vàng" của Cô. Đúng như "tay" BS khi đỡ đẻ cho Mẹ con có nói khi trao con cho Ba rằng con gái trán dô, tràng hạt cuốn cổ lại sinh vào ngày rằm là tính khí ngang bướng lắm đấy.

    OK, nói nhanh ba điểm của cô cho Ba xem nào?

    DAUGHTER (nói với Ba mà như cô giáo giảng bài cho học sinh): Một là, nếu theo dõi chính trị Mỹ trong 4 năm qua, và đặc biệt là thời gian 1 năm qua trước bầu cử, Ba sẽ dễ dàng nhận thấy tuy là những tờ báo "lớn", nhìn thì có vẻ "đa dạng", rồi cả báo Mỹ, và cả nước ngoài.... nhưng thực chất là đưa tin một chiều.

    Đã xa rồi thời kỳ báo chí Mỹ đưa tin trung thực, là quyền lực thứ 4 và những người như Bob Woodward có thể "tung" các phóng sự điều tra, "chôn vùi" cả chính quyền Nixon. Còn làm sao dẫn đến tinh trạng đưa tin thiên vị (biased) này thì lại là... một buổi coffee nữa đấy Ba!

    DAD (ngẫm ngợi, mồ hôi lấm tấm): Thì tôi cũng chỉ vớ cái nào hợp với mình là đọc cái đấy, chứ đã kịp khái quát như Cô đâu. Nhưng cũng phải để tôi xem lại đã.

    DAUGHTER (cười diễu cợt): Hai là, nếu theo mạch của báo chí đưa tin là ông Trump đồng ý việc chuyển giao quyền lực thì các tuyên bố của ông Trump và Nhóm tranh cử của ông ấy sau đỏ phải "mềm giọng" đi để chuẩn bị cho bài diễn văn thừa nhận thất bại (Concession Speech) là vừa.

    Vậy Ba giải thích ra sao về chuyện đó, và cái này báo chí cũng "lờ" đi. Nếu không rõ được chuyện đó thì Ba cũng không thể giải thích được tại sao là gần như ngày nào ông Trump cũng lên Twitter "kêu, gào" rồi tuyên bố đầy thách thức là "Cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc" và "Tôi là người chiến thắng".

    Cái này nó liên quan đến điểm thứ ba.

    DAD: Ừ, đúng là cái này ba thấy hơi khó hiểu

    DAUGHTER: Điểm ba này mới thú vị. Ông Trump và Team của ông ấy nhận sức ép về mình thay cho Bà Murphy, Giám đốc GSA.

    Cái này báo chí cũng chẳng thông tin cho Ba nốt về lá thư bà Murphy gửi ông Biden ngay sau quyết định của ông Trump. Thư này có hai ý: (i) Bà ấy chỉ là nhân viên công vụ GSA, hoạt động theo luật và cũng theo luật thì hiện chưa có văn bản nào khẳng định cựu PTT Biden là "Tổng thống đắc cử"; và (ii) Bà ta nói vì làm theo luật mà chính bà ta và gia đình đang chịu sức ép đe dọa đến tính mạng.

    DAD: Cái "anh Mỹ" này lằng nhằng thật, luật với chả lệ. Thế cuối cùng rồi thế nào?

    DAUGHTER: Nhưng cái thư của bà Murphy thì mấy tờ báo lớn, "yêu thích" của Ba lờ tịt, coi như không có. Bây giờ cái mà Ba cần đọc không phải là những thông tin bị "cắt, cúp", đặt sai văn cảnh có chủ ý, mà hãy chỉ chú ý cho con tại sao có những thông tin đáng được đăng, nhưng lại bị "giấu nhẹm" đi.

    DAD: Thế cô kiếm đâu ra các thứ thông tin này?

    DAUGHTER: Trong điều kiện bình thường thì báo chí là nguồn tham khảo tin cậy. Nhưng nay "đọc báo" thì con không dựa vào các nguồn "thứ cấp" (secondary sources) đó nữa, mà dựa vào đó để "truy ngược" tìm các văn bản gốc (source of origin), tự mình "làm tin" cho mình.

    Để con nói nốt. Suy cho cùng thì "quyết định" của ông Trunp cũng coi như là "không quyết định" gì cả. Vì đọc lá thư này "Cụ" Biden và Nhóm chuyển giao của mình cũng chùn, chẳng ai dám quyết tiếp chuyện "thò tay" vào công quỹ.

    Nếu sau "Cụ" thắng, và nhiều khả năng là như vậy, thì không có vấn đề gi. Còn ngộ nhỡ... thì cũng khá "phiền đấy".

    DAD: Nhưng Nhóm nhận chuyển giao của ông Biden chả tiếp cận được 6,3 triệu đó thôi?

    DAUGHTER: Cái này như muối bỏ bể mà Ba. Ngân sách hàng năm của GSA là 33 tỷ USD với khoảng 11.500 nhân viên, còn 6,3 triệu thì làm được gì?

    Cuối cùng Nhà trắng và GSA cũng tìm được giải pháp thỏa hiệp, mở lối cho "Cụ" Biden để họ khỏi "la lối om xòm", còn Team ông Trump thì tập trung vào câu chuyện pháp lý.

    DAD: Thế trong cuộc bầu cử TT Mỹ năm 2000 ông Bush ƯCV Cộng hòa khi đang tranh chấp kết quả bầu cử năm 2000 có được tiếp cận nguồn lực tài chính chuyển giao quyền lực như "Cụ" Biden trong năm nay không?

    DAUGHTER: À, cái này cũng hay. Trong bầu cử năm 2000, chính báo chí Ba xem bây giờ, các "tri thức", rồi lãnh đạo QH của DC lẫn "Cụ" Biden... đều ngăn ông Bush và Đảng CH tiếp cận chuyển giao quyền lực từ GSA. Lập luận của họ là "luật" đã không quy định khi kết quả bầu cử còn đang tranh chấp, khi chưa có "Tổng thống đắc cử" thì cứ... "theo luật" mà làm!

    DAD: Thế sao năm nay họ không lập luận lại như vậy?

    DAUGHTER: Chính vì kết quả năm 2000 có tranh chấp nên cả Al Gore lẫn ông Bush chả ông nào tiếp cận được với GSA. Còn chính quyền DC của Clinton chuyển giao sang cho ông Al Gore thì chả vấn đề gì. Cái chính là "nhằm" vào ông Bush của CH.

    Ngày 13/12/2000 sau phán quyết của Tòa án Tối cao liên bang Mỹ và ông Al Gore đọc diễn văn chấp nhận thua cuộc thì đến ngày 14/12 nhóm chuyển giao quyền lực của ông Bush mới được tiếp cận toàn bộ quy trình chuyển giao từ GSA. Tức thời gian tiếp cận với GSA còn sau bây giờ cả 3 tuần "lận" đấy Ba nhé.

    Đảng CH và ông Bush cũng chả có "ý kiến ý cò" gì vì đó là luật.

    Cũng chính "luật" đó, nhưng năm nay Đảng DC lại nói "luật này" lạc hậu, không thích hợp vận dụng vào trường hợp "Cụ" Biden. Cho nên khi đọc báo chí và tìm hiểu chính trị Mỹ thì Ba cũng cần biết "luật gì" được dùng, "ai" muốn áp dụng và trong bối cảnh nào.

    DAD: Thế cứ "lằng nhằng" thế này thì bao giờ nước Mỹ mới có Tổng thống mới?

    DAUGHTER: Ba yên tâm đi. Mọi chuyện vẫn đang diễn ra theo luật đình và chắc chắn đến ngày 20/1/2021 nước Mỹ sẽ có một Tổng thống mới như quy định của luật pháp.

    Còn kỷ lục chờ kết quả Tổng thống lâu thì đó là câu chuyện của 220 năm trở về trước. Trong cuộc bầu cử TT năm 1800 bầu Tổng thống thứ ba của nước Mỹ giữa 2 ƯCV Thomas Jefferson và John Adams kéo dài từ T4-T11/1800, kết quả bầu cử sát sao đến mức không quyết định được ai là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

    Và từ ngày 12-15/2/1801, Hạ viện Mỹ phải bỏ phiếu và sau 36 vòng thì mới quyết định được TT Thứ ba và cũng chính là người chắp bút bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 là Thomas Jefferson.

    Như vậy, trong lịch sử nước Mỹ đã từng chờ đợi tới 11 tháng (từ T4/1800-T11/1801) để biết TT mới của mình. Còn bây giờ đợi chờ có "dăm ba tuần" thì đã nhằm nhò gì!

    DAD: Vậy từ năm 1801 đến nay nước Mỹ không gặp phải các rắc rối lớn trong bầu cử Tổng thống chứ?

    DAUGHTER: Cũng còn vài ba lần Ba à. Nhưng trong đó có cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 23 năm 1876 giữa 2 ứng cử viên CH là Rutherford Hayes và ứng cử viên DC Samuel Tilden giống nhau một cách kỳ lạ với cuộc bầu cử TT năm 2020 hiện nay.

    Nước Mỹ lúc đó "còn nhỏ" chỉ có 38 bang và số lượng Cử tri đoàn (Electors) là 369 chứ không phải là 50 bang với 538 Cử tri đoàn như bây giờ.

    Và khi đó bất cứ ƯCV TT nào đạt 185 phiếu Cử tri đoàn thì sẽ trở thành Tổng thống. Ba biết không, kết quả cuối cùng là ƯCV CH Hayes thắng sít sao đúng 1 phiếu Đại cử tri (185/184).

    DAD: OK. Giờ Ba lại có hẹn với bạn rồi. Mai kể kỹ hơn Ba chuyện này nhé.

    Và Ba cũng muốn biết tại sao "lão gàn" Trump của cô cứ khăng khăng, cứng đầu, cứng cổ "chiến đấu" đến cùng như vậy để đạt mục đích gì.

    DAUGHTER: Oh, tất nhiên rồi Ba. ƯCV TT hay chính trị gia chỉ có một con đường, một mục tiêu, một phép tính... chỉ là chính trị gia "hạng gà". Mục tiêu của Trump không chỉ có một, mà còn có nhiều đích sâu xa hơn.

    Thôi Ba đi đi kẻo các Bác, các Chú chờ!

    Con đợi Ba về đấy!

    (Hết phần 1)

    https://www.facebook.com/tuan.hoang.1428/posts/3836744856349170

    Không có nhận xét nào