Header Ads

  • Breaking News

    TS Hoàng Anh Tuấn - Bầu cử TT và chính trị Mỹ: Một góc nhìn khác

    Phần 2

    Câu chuyện sáng nay của hai Ba, con vẫn tiếp tục xoay quanh chủ đề dang dở về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bị đứt quãng vào sáng qua.

    DAD: Hôm qua con hứa sẽ nói cho Ba nghe chuyện so sánh về cuộc bầu cử Tổng thống năm 1876 với cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020?

    DAUGHTER: À, con nhớ rồi. Đúng là con có nói thế thật.

    Một là, về hai ƯCV: Trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 23 năm 1876, các cuộc thăm dò dư luận lúc đó đều cho biết ƯCV Tổng thống của Đảng Dân chủ là Samuel Tilden dẫn trước khá xa so với ƯCV Tổng thống của Đảng Cộng hòa là Rutherford Hayes.

    Cái này cũng giống y chang cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 khi hầu hết báo chí dòng chính "dự báo" cựu PTT Biden của Đảng DC dẫn trước đương kim Tổng thống Donald Trump từ 8 đến 15% tổng số phiếu phổ thông.

    Hai là, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/11/1876 cho thấy ƯCV Tổng thống Đảng Dân chủ Samuel Tilden dẫn trước với khoảng cách 3 phần trăm số phiếu (50,9%) so với số phiếu của ứng cử viên Tổng thống Đảng CH Rutherford Hayes (47,9%).

    Tổng số 3% phiếu chênh lệch nghiêng về phía ứng cử viên TT của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 1876 cũng tương đương với tổng số phiếu chênh lệch giữa ƯCV TT Biden so với ƯCV TT Trump.

    Ba là, sau ngày bầu cử 7/11/1876, ƯCV TT Đảng DC Tilden dẫn trước với 184 phiếu Đại cử tri "sạch" (chỉ thiếu 1 phiếu là thắng), còn UCV Đảng CH Hayes được 165 phiếu ĐCT "sạch".

    Còn 20 phiếu ĐCT có tranh chấp là Florida (4 phiếu), Louisiana (8 phiếu), South Carolina (7 phiếu) và Oregan (1 phiếu).

    Cái này cũng tương tự như tình trạng cuộc bầu cử TT 3/11 vừa qua với 69 phiếu Đại cử tri đang tranh chấp, trong đó ƯCV Tổng thống DC Joe Biden đạt 237 phiếu ĐCT "sạch", ƯCV Tổng thống CH 232 phiếu ĐCT sạch, và ai đạt được 270 phiếu trước thì sẽ trở thành người thắng cuộc.

    DAD: Chuyện của cô cũng li kì và gay cấn ra phết đấy chứ nhỉ?

    DAUGHTER: Chuyện còn dài, cũng chưa hết đâu Ba. Cái giống nhau thứ tư giữa hai cuộc bầu cử TT là tại cả bốn bang đang có tranh chấp phiếu ĐCT trong cuộc bầu cử 1876 là Florida, Louisiana, South Carolina và Oregan thì ƯCV Tổng thống DC Tilden đều dẫn trước.

    Cái này cũng tương tự như trong cuộc bầu cử hiện nay khi ông Trump và Nhóm vận động tranh cử của mình "kiện tụng" ở 6 tiểu bang là Nevada, Arizona, Michigan, Wisconsin, Pennsylvania và Georgia thì ở cả 6 tiểu bang này, ƯCV Tổng thống Biden của Đảng Dân chủ đều đang dẫn trước.

    Cuối cùng là ngay cả bối cảnh cuộc bầu cử TT năm 1876 cũng như việc "kiện tụng" vào thời đó cũng y chang như những chuyện xảy ra vào ngày hôm nay, đó là:

    (i) Trước bầu cử 1876 cũng xảy ra một số vụ bạo động trấn áp người da đen của người da trắng ở một số bang phía Nam như ở FL, LO, SC. Nhưng khi đó, Đảng DC lại ủng hộ các nhóm cổ vũ cho sự thượng đẳng của người da trắng như 3K (Ku Klux Klan) kỳ thị người da đen và tìm cách lật đổ Đảng CH vốn chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ.

    Nhưng bối cảnh bây giờ thì lại khác. Trước cuộc bầu cử 2020, bạo lực xảy ra ở một số thành phố và Đảng DC thì ủng hộ phong trào BLM (Black Life Matters) và tố cáo TT Trump và Đảng CH kỳ thị người da màu và cổ vũ cho các nhóm cổ vũ cho sự thượng đẳng của người da trắng.

    (ii) Quá trình "khiếu kiện" của ƯCV CH Hayes, cũng như ông Trump và Đảng CH hiện nay, cũng khó bằng "leo lên trời" vì số phiếu ông Hayes cần để thắng là 20, trong khi ông Tilden chỉ cần 1. Đó là chưa kể sự ủng hộ của báo chí cộng với số phiếu phổ thông đang nghiêng về hướng có lợi cho ông Tilden.

    Tuy nhiên, ông Hayes và Đảng CH đã phát hiện có sự bỏ phiếu gian lận có hệ thống của Đảng DC tại các bang "tranh chấp". Chẳng hạn tại bang South Carolina, người ta đếm được số phiếu đi bầu, mà đa số bầu cho ông Tilden, còn đông hơn cả số cử tri hợp pháp của bang đó (101%).

    DAD: Vậy ông Hayes làm sao mà thắng được?

    DAUGHTER: Khi đó luật pháp cũng như trình tự để lựa chọn một Tổng thống sau bầu cử TT Mỹ vẫn còn khá "sơ khai" và chưa tương đối rõ ràng như bây giờ.

    Nhưng quá trình kiện tụng pháp lý cũng diễn ra lôi thôi, phức tạp, bắt đầu từ 4 tiểu bang có tranh chấp, giữa Thống đốc với các cơ quan lập pháp tiểu bang (do Đảng CH chiếm đa số), rồi lên đến Tòa án tối cao, Quốc hội liên bang... quyết định phiếu cử tri đoàn, cách thức bỏ phiếu...

    Mãi đến ngày 2/3/1877, tức gần 5 tháng sau ngày bầu cử 7/11/1876, Ủy ban Đại cử tri (Electoral Commission) - một Ủy ban đặc biệt được lập ra chỉ để giải quyết cuộc khủng hoảng Hiến pháp của nước Mỹ và lựa chọn TT cho cuộc bầu cử 1876 đã quyết định 20 phiếu Đại cử tri đang có tranh chấp tại 4 bang thuộc về ƯCV TT Cộng hòa Rutherford Hayes.

    Và ngày 5/3/1877 ông Hayes nhậm chức Tổng thống thứ 23 của nước Mỹ mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối hoặc hành vi bạo lực nào của phe đối lập.

    Nếu như ông Hayes mà "nhu nhược", bó tay chịu trận chờ nghe "phán quyết của báo chí" lẫn "dư luận" thì chẳng bao giờ có "cửa" bước chân vào Nhà Trắng và trở thành Tổng thống thứ 23 của nước Mỹ.

    DAD (nghe xong thẫn thờ): Thế thì Đảng DC "của tôi" bị thua quá oan uổng.

    DAUGHTER: Cái đó thì cũng tùy Ba nhìn từ góc độ nào. Ở đâu cũng vậy, chả ai nói luật pháp là một công cụ hoàn hảo để phân định mọi thứ một cách công bằng, minh bạch.

    Luật pháp là sản phẩm của con người trong một bối cảnh, một giai đoạn kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Tuy có khiếm khuyết, nhưng nó lại là công cụ hữu hiệu nhất để giải quyết mọi chuyện khi có các tranh chấp, bất đồng.

    Và tất nhiên sau mỗi sự kiện, điều quan trọng nhất là "cả bên thắng lẫn bên thua cuộc" nhìn ra sự khiếm khuyết đó để có sự bổ sung, chỉnh sửa làm cho các công cụ pháp lý ngày một hoàn thiện hơn.

    DAD: Tôi cần biết là nước Mỹ đã làm gì sau đó để khắc phục khiếm khuyết này?

    DAUGHTER: À, có chứ Ba. Mười năm sau kết quả cuộc bầu cử TT gây tranh cãi đó, nước Mỹ đã thông qua Luật đếm phiếu Cử tri đoàn (Electoral Counting Act) vào năm 1887 trong đó, quy định rất chi tiết về tiến trình lựa chọn một Tổng thống sau cuộc bầu cử.

    Không nghi ngờ gì nữa cuộc bầu cử Tổng thống 11/2020 là một thách thức lớn nhất đối với Hiến pháp và tất cả các quy định hiện hành của nước Mỹ liên quan đến việc lựa chọn một Tổng thống sau bầu cử.

    Nhiều khả năng sau cuộc bầu cử này sẽ có một cuộc tổng rà soát các luật lệ hiện có để nước Mỹ có một hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh hơn, ít gây tranh cãi hơn trong việc lựa chọn Tổng thống của mình.

    DAD: Ba lúc đầu cứ nghĩ mọi chuyện nó đơn giản chứ đâu ngờ nó lại rắc rối thế này.

    Nào giờ cô nói tiếp cho tôi nghe tại sao "thần tượng bụng to, tóc vàng" của cô cứ khăng khăng phải khiếu kiện là thế nào

    DAUGHTER (liếc nhanh đồng hồ): Thôi chết. Mải nói chuyện với Ba, con xin lỗi phải tạm dừng cuộc nói chuyện ở đây. Giờ có hẹn với "thằng" Jack.

    DAD: Có phải cái "thằng" trông trắng trẻo, đẹp trai, trước hay đến nhà tán tỉnh và thích con chứ gì?

    DAUGHTER: Trí nhớ Ba vẫn còn tốt nhỉ. Nhưng trắng trẻo, đẹp trai, con nhà giàu có lại không phải cái con cần. Cái con cần nhất ở người "bạn đời" tương lai là một người đàn ông mạnh mẽ, đi cùng và là chỗ dựa cho con suốt cuộc đời.

    Là con gái, khi lựa chọn "bạn đời", con luôn nhớ đến câu của Edwin Louis Cole: Là nam giới, đó là là do sinh thành. Còn trở thành đàn ông, đó là sự lựa chọn (Being a male is a matter of birth. Being a man is a matter of choice!).

    Ba có biết, bao nhiêu nam giới không bao giờ trở thành đàn ông đó sao.

    DAD (mặt nghiêm túc): Thể thì con định sau này lấy ai?

    DAUGHTER (ngập ngừng, nhìn mặt Ba như dò xét rồi quả quyết): Con sẽ lấy người đàn ông như Trump!

    DAD (ôm mặt, thét to, giọng không giấu nổi sự bất lực): Không, không, không đời nào!

    Tôi không bao giờ chấp nhận một "thằng khùng" bước chân vào cái nhà này. Dù không phải là người Do Thái nhưng tôi cũng phải buộc "hành lễ" như người ta!

    DAUGHTER (vẫn quả quyết đi gặp bạn, và vừa đứng lên bước ra cửa, vừa nói lại với Ba): Con hiểu ý Ba nói gì rồi: Trong gia đình Do Thái, khi người con gái trong gia đình không nghe theo cha mẹ, lấy một người "ngoại đạo" Do Thái, thì người cha đắp một nấm mộ giả sau vườn coi như từ bỏ đứa con yêu thương dứt ruột của mình. Đúng vậy chứ Ba?

    Nhưng con thì không thế. Con muốn có cả Ba, muốn có cả một người đàn ông theo đúng nghĩa của cuộc đời mình.

    DAD (ngồi bất động trước ly cà phê đắng, nguội ngắt, nghĩ bần thần)

    - Hết phần 2 -

    (Còn nữa)

    https://www.facebook.com/tuan.hoang.1428/posts/3840650905958565

    Không có nhận xét nào