Header Ads

  • Breaking News

    Duan Dang - Vì sao có "đại cử tri Cộng hòa"?

    Senate pages carrying the Electoral College ballot boxes lead senators into the House chamber on Jan. 6, 2017, for the vote count to officially determine the presidential election winner. (Bill Clark/CQ Roll Call file photo)

    Hôm nay sẽ có nhiều người thắc mắc với thông tin đại cử tri bỏ phiếu bầu cho Joe Biden. Trong khi một số thông tin khác từ những người ủng hộ Trump và cả những lãnh đạo đảng Cộng hòa ở cấp bang cho biết "các đại cử tri Cộng hòa" ở một số bang tranh chấp như Pennsylvania, Georgia, Nevada và Arizona cũng tiến hành bỏ phiếu cho Trump.

    Thật kỳ lạ đúng không? Câu trả lời là việc đại cử tri bỏ phiếu cho Biden mang lại chiến thắng cho ông Biden với hơn 270 phiếu theo thủ tục là có thật, nhưng việc "đại cử tri Cộng hòa" bỏ phiếu cho Trump cũng có thật.

    Chỉ là việc "đại cử tri Cộng hòa" bỏ phiếu không được truyền thông dòng chính đưa tin, hoặc có đưa thì xem như đây là "trò hề chính trị".

    Ở đây truyền thông dòng chính cố tình phớt lờ và từ chối phục vụ độc giả bằng cách giải thích rõ ràng câu chuyện này. Rõ ràng họ có thể đưa tin Biden thắng phiếu đại cử tri vừa giải thích cho độc giả tại sao lại có câu chuyện "đại cử tri đảng Cộng hòa".

    Đầu tiên, mọi việc xảy ra đều có lý do của nó và lý do có "các đại cử tri Cộng hòa" ở các bang chiến trường là nhằm mục đích duy trì sự khả thi của cuộc chiến pháp lý và thách thức kết quả vẫn đang diễn ra.

    Nói một cách khác, nó nhằm bảo vệ "biện pháp khắc phục" (remedy) trong trường hợp kết quả bị đảo ngược trong cuộc chiến thách thức kết quả từ đây cho đến ngày 6.1 hoặc theo ý kiến một số người khác là 20.1. Cuộc chiến này vẫn tiếp diễn và dù khả năng thành công của nó rất thấp, thậm chí ngay cả khi chỉ còn 1%, thì người ta vẫn phải duy trì "biện pháp khắc phục".

    Điều thứ hai là cần phân biệt chuyện "đại cử tri Cộng hòa" này với việc "tranh chấp đại cử tri", tức trường hợp thống đốc chứng nhận một nhóm đại cử tri và nghị viện bang chứng nhận một nhóm đại cử tri khác bỏ phiếu cho ứng viên khác.

    Khi có chuyện tranh chấp đại cử tri, hai kết quả hai nhóm đại cử tri này sẽ được gửi lên Quốc hội, và chủ tọa là Chủ tịch Thượng viện, tức Phó tổng thống sẽ quyết định chấp nhận một trong hai nhóm đại cử tri hoặc xác định kết quả ở bang này tranh chấp nên loại bỏ số phiếu đại cử tri ở bang tranh chấp này.

    Ở đây không phải như vậy, vì khi đó nghị viên bang phải họp phiên đặc biệt và quyết định có gửi nhóm đại cử tri riêng của họ hay không. Tính đến lúc này, chuyện đó chưa xảy ra. Sở dĩ cần phải phân biệt rõ vì có lẽ sẽ có nhiều người nhập nhèm hai câu chuyện này từ đó nói rằng họ không phải là đại cử tri do nghị viên bang chứng nhận, nên chỉ là "trò hề".

    Để hiểu câu chuyện "đại cử tri Cộng hòa" này cần liên hệ lại tiền lệ là tranh chấp bầu cử ở bang Hawaii năm 1960 giữa Richard Nixon và John Kennedy.

    Trong kỳ bầu cử này, kết quả ban đầu cho thấy Nixon thắng với cách biệt sít sao là 141 phiếu. Vì thế, Kennedy yêu cầu kiểm phiếu lại. Trong lúc quá trình kiểm phiếu đang diễn ra thì thống đốc Cộng hòa đã chứng nhận kết quả của ba đại cử tri Cộng hòa bầu cho Nixon ở bang này. Vì thế, trong cùng ngày, các "đại cử tri Dân chủ" cũng tiến hành bỏ phiếu cho Kennedy. Kết quả của thống đốc đã được gửi đến Quốc hội.

    Tuy nhiên, sau quá trình kiểm phiếu, Kennedy lại được tuyên bố chiến thắng với cách biệt 115 phiếu. Vì thế, thống đốc Cộng hòa ở Hawaii buộc phải chứng nhận kết quả của các "đại cử tri Dân chủ", là những người tự tiến hành bỏ phiếu hôm trước.

    Chứng nhận này tiếp tục được gửi đến Quốc hội, dẫn đến trường hợp Quốc hội nhận được hai kết quả khác nhau khi nhóm họp. Nixon, khi đó với cương vị Phó tổng thống và chủ tọa phiên họp lưỡng viện, đã ra lệnh chỉ đếm kết quả của các "đại cử tri Dân chủ".

    Sở dĩ, Nixon có thể dễ dàng quyết định như thế (một quyết định được ca ngợi là quân tử) vì kết quả ở Hawaii không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc và thắng thua ở Hawaii đã được xác định rõ ràng. Trên lý thuyết, vì hai chứng nhận đều có chứng nhận của thống đốc, Nixon có thể xác định kết quả ở Hawaii là tranh chấp và loại bỏ kết quả này hoặc đưa ra Quốc hội biểu quyết, hoặc sẽ phải viện đến Tối cao Pháp viện (nếu Nixon quyết định chỉ đếm nhóm đại cử tri Cộng hòa)...

    Quay trở lại hiện tại, phía Cộng hòa đã làm theo tiền lệ ở Hawaii năm 1960. Vì cho rằng kết quả ở các bang chiến trường vẫn còn tranh chấp, nên họ cũng để cho các "đại cử tri Cộng hòa" bỏ phiếu.

    Giả sử từ đây đến ngày 6.1 có đột biến xảy ra, có gian lận bị phanh phui, hoặc phán quyết tòa án làm thay đổi kết quả, thì thống đốc các bang chiến trường phải chứng nhận kết quả của các "đại cử tri Cộng hòa" và gửi lên Quốc hội theo tiền lệ 1960.

    Hoặc trường hợp khác nữa là từ đây đến 6.1 nghị viện bang, sau khi thấy gian lận đã quá rõ ràng, quyết định biểu quyết chọn nhóm "đại cử tri Cộng hòa" (khi đó sẽ quay trở lại trường hợp "tranh chấp đại cử tri").

    Ở đó, cũng sẽ có hai nhóm đại cử tri khác nhau cho mỗi bang và thể theo tiền lệ, Phó tổng thống Mike Pence sẽ quyết định đếm nhóm nào hoặc mở ra một chương tranh chấp khác. Điều khác biệt là trong trường hợp hiện tại, nó có quy mô lớn hơn và ảnh hưởng lớn hơn.

    Ở đây không bàn đến khả năng kết quả đảo ngược. Như đã nói, dù chỉ còn 1%, thì phía Cộng hòa cũng phải thực hiện động tác đó. Nếu họ không làm như thế, một khi kết quả thay đổi, thống đốc hoặc nghị viện bang sẽ không có thứ gì để chứng nhận khác đi.

    Như vậy, tóm lại, có chuyện các "đại cử tri" Cộng hòa ở các bang chiến trường bỏ phiếu nhằm kéo dài cuộc chiến pháp lý và cuộc chiến thách thức kết quả ít nhất đến ngày 6.1, khi Quốc hội nhóm họp.

    P/S: Xin đừng nhầm việc phân tích những ngóc ngách này với chuyện mù quáng theo đuổi con đường vô vọng trong mắt một số bạn. Mỗi người có cách suy nghĩ khác nhau, nhìn nhận khác nhau, hay có quyền có những hy vọng khác nhau dù có thể trong mắt một số người là hão huyền.

    Ngay từ đầu tôi đã xác định khả năng Trump đảo ngược là rất khó và theo thời gian thì nó càng cạn dần. Tuy nhiên, không vì hy vọng cạn dần về số 0 mà người ta từ bỏ hy vọng. Ok? Vui lòng không nhảy vào đây comment kiểu anh ơi can đảm chấp nhận đi thôi, đừng cố làm gì! Hehe.

    Có người ưa suy nghĩ theo truyền thống, có người thích nghiền ngẫm về những gì "không thể xảy ra". Đơn giản vậy thôi!

    https://www.facebook.com/duan.dang.9/posts/3796822276997547

    Không có nhận xét nào